HIỂU NHƯ THẾ NÀO VỀ MINH MẠNG THANG BÀI "NHẤT DẠ LỤC GIAO SANH NGŨ TỬ"
BS. NGUYỄN VĂN DƯƠNG
(Tiếp theo kỳ trước)
11. Phục linh: Còn gọi là Bạch linh, phục thần, theo tài liệu cổ, vị ngọt nhạt, tính bình vào 5 kinh tâm, phế, thận, tỳ và vị, có tác dụng định tâm, an thần, lợi thủy thấm thấp, bổ tỳ, chữa hồi hộp hay mất ngủ, sợ hãi, di tinh.
Ngày dùng 5 - 10gr, dưới dạng sắc hay tán bột.
12. Tần giao: Còn gọi là Tần cửu, tần qua, thanh táo. Theo tài liệu cổ, Tần giao có vị đắng, cay, tính bình vào 4 kinh vị, đại tràng, can, đởm, có tác dụng hoạt huyết, trấn thống, giảm đau nhức nhối, bắp thịt, lưng gối rần đau.
Ngày dùng 6- 12gr sắc hoặc ngâm rượu.
13. Tục đoạn: đã nói ở bài Nhất dạ ngũ giao.
14. Mộc qua: Theo tài liệu cổ, Mộc qua có vị chua, chát, tính ôn, có tác dụng liễm phế, chỉ ho, bình gan, hòa tỳ quá thấp, thư gân cốt dùng chữa bệnh phù nề, chân tay đau nhức.
Ngày dùng từ 6 - 12gr sắc uống hay ngâm rượu.
15. Cam kỷ tử: đã nói ở bài Nhất dạ ngũ giao.
16. Thương truật: Còn gọi là mao truật, xích truật. Theo tài liệu cổ, Thương truật có vị đắng, cay mạnh, vào 2 kinh tỳ và vị, có khả năng trụ, thấp khí, ăn không tiêu, mệt mỏi, nặng nề tay chân.
Ngày dùng từ 6 - 10gr.
17. Độc hoạt: Theo tài liệu cổ, Độc hoạt có vị cay, tính ôn, vào 2 kinh can và thận, có tính chất đuổi phong hàn, khử thấp, hết đau, chuyên dùng trong các trường hợp phong hàn, lưng gối đau nhức, bất kể đau lâu hay mới đau, đau đầu, răng.
Liều dùng từ 3- 6gr, sắc hay ngâm rượu.
18. Khương hoạt: Theo tài liệu cổ, Khương hoạt và Độc hoạt cùng 1 công dụng, Khương hoạt đắng, bình, không độc, Khương hoạt mạnh hơn đi thẳng lên đầu, chạy ngay cánh tay trừ phong chữa tê nhức, còn Độc hoạt chỉ đi vào bụng, lưng và xuống gối, các chứng nhức đầu phong cảm mạo, phong hàn gây xương đau nhức không dùng Khương hoạt vì không công hiệu.
Ngày dùng 4 - 8gr.
19. Bắc Đỗ trọng: đã nói ở bài Nhất dạ ngũ giao.
20. Đại hồi: Còn gọi là Đại hồi hương, bát giác Hồ Hương. Theo tài liệu cổ, có vị cay, tính ôn vào 4 kinh can, thận, tỳ, vị, có tác dụng đuổi hàn, kiện tỳ, khai vị, dùng chữa nôn mửa, đau bụng, đầy chướng bụng, giải độc của thịt cá, người âm hư hỏa vượng không dùng được. Nhân dân thường dùng làm gia vị như nấu phở, thịt bò chế húng lìu, các loại thịt khác v.v.
21. Nhục quế: Quế là vị thuốc rất cần dùng cho cả đông và tây y. Đông y coi quế là vị thuốc rất quý. Theo tài liệu cổ, quế có tính cay ngọt ấm, đi vào kinh tâm phế và bàng quang, có tác dụng hòa linh, thông dương, hành ứ, bổ trung, hoạt khí và lợi thủy, ông Vương Hiếu nói: "Quế cay ngọt, rất nhiệt có thể tuyên thông dẫn đường cho trăm vị thuốc khác". Ở Việt Nam ta có quế Thanh Hóa là tốt nhất, dân gian ở nước ta vẫn có câu: "Nhất quế Thanh, nhì quế Quỳ", tức quế của hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa được coi là quế ngọc, giá cả lạng vàng (thuyết mệnh môn Bác sĩ Phó Đức Thảo). Bởi vậy nhiều nước trên thế giới rất chuộng quế Việt Nam. Thật vậy, gia đình nào có quế tốt, họ giữ làm gia bảo, cần dùng trong việc cấp cứu, tiêu chảy loạn dữ dội, ói mửa liên tục sắp chết, không thuốc nào quí bằng. Theo kinh nghiệm dân gian, quế tốt nếm vào không bốc ngay, có mùi thơm phảng phất như gạo tám thơm, còn quế xấu nếm vào bốc ngay, có mùi cay khó chịu, có người dùng váng đầu mờ mắt, thêm vào có cảm giác khó chịu cho nên khi dùng ta nên tìm dùng cho được loại quế tốt nhất, là quế vàng vùng Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh.
22. Đại táo: đã nói ở bài Nhất dạ ngũ giao.
Bài thuốc Minh Mạng thứ 3: "Yếu cốt thống dược tửu": Mời bạn đọc đón xem kỳ sau