THIỀN SƯ DẠY NGƯỜI ĐỜI PHƯƠNG THUỐC CHỮA BỆNH NÓNG GIẬN, PHIỀN NÃO, ĐAU BUỒN...

HƯƠNG NGHIÊM

Tổng hợp

Trong một thế gian còn đầy tàn bạo, éo le... Ta lại luôn đi, đứng, nằm, ngồi, hoạt động trong một xã hội cứ lao về phía trước một cách căng thẳng, bất an. Khiến cho ai cũng muốn đi tìm bình an và hòa thuận. Thiền sư S. N. Goenka, người Nhật, phái Thiền Minh-Sát-Tuệ (Vipassana) dạy ta cách đi tìm trạng thái ấy trong cuộc đời hoặc ngay trong chốt lát để đương đầu với mọi Stress. Đó là, đôi khi ta thấy bồn chồn, nóng nảy, bất hòa, đau khổ, vì bất cứ một lý do nào đó. Cái cảm giác bực bội làm khổ ta lại làm lây sang người khác. Kẻ khổ sở khiến bầu không khí bất an, ai đến gần cũng trở nên gắt gỏng, mất vui... Trước hết ta phải nhận thức rằng, bất cứ việc gì, thái độ gì, điều gì ta làm mà không có lợi cho ta, cho người chắc chắn đó không phải là lối sống chính đáng. Ta nên học cách sống bình an với bản thân và tha nhân. Khi nội tâm ta căng thẳng không vui, khi những gì ta ưa thích không chịu tới, còn cái trở ngại, cái chán ngấy lại kéo đến ùn ùn. Nếu ta càng phản ứng, ta như càng tự thắt chặt sợi dây buộc lấy mình, càng làm cho thân tâm căng thẳng, bất hòa đến mức độ cuộc sống trở nên khổ sở, khó sống vô cùng...

- Làm cách nào ta không phản ứng một cách mù quáng khi việc muốn xảy ra?

- Làm cách nào cho tâm ta không còn căng thẳng nữa?

- Làm cách nào cho ta luôn an vui, tự tại?

Theo thiền sư S. N. Goenka, có một giải pháp trước mắt. Khi ta bắt đầu nổi giận, lo sợ, bất hòa với ai đó, với việc gì đó ta nên nghĩ ngay sang một điều khác như uống một ly nước trong, hoặc đếm một, hai, ba cái đã. Hoặc niệm một thần chú "bất chợt hiện ra". Nếu bạn là nhà báo thì xin hãy cầm ngay lấy cây bút mà viết bất cứ điều gì nảy ra trong đầu lúc đó... chỉ một lát sau "hòa bình" dường như được lập lại trong ta.

Nhưng vẻ bề ngoài an bình, hòa ái mà cơn giận lại lặn vào bên trong nung nấu ta, rồi ta tìm cách lẫn trốn nó. Như vậy là không đúng, mà ta phải quan sát nó, đối diện với nó bằng "con mắt nội tâm" cho chừng nào niềm bất an giảm bớt từ từ khô héo đi và cuối cùng cái độc của giận phải bị nhổ tận gốc ra khỏi lòng ta. Điều đó giúp ta tránh được hai trạng thái cực đoan đó là sự đè nén hoặc buông thả. Phiền não trong tâm nếu để chúng phát sinh qua hành động, lời nói, khiến chúng có cơ hội bành trướng thêm. Ta lập tức có thái độ không đồng tình với "cơn giận", mà hãy im lặng quan sát nó. Khi bạn quan sát cơn giận, cơn giận sẽ đi qua... Bạn phải biết rằng: khi giận dữ, phiền não nổi lên trong trí, lập tức cơ thể của bạn có hai biến đổi: Một là nhịp thở mất bình thường. Ta sẽ thở mạnh, thở hài hòa khi tâm bất hòa là vì cơ thể đã phản ứng để lại cho ta cảm giác tại một vị trí nào đó trong cơ thể. Hơi thở là cảm giác bao giờ cũng liên quan trực tiếp sự phiền não trong tâm. Thông thường ta không thể quan sát, những phiền não trừu tượng, những nổi u buồn vô duyên cớ trong tâm tư như sợ hãi, giận hờn, sự đam mê... Nhưng nếu ta được huấn luyện đúng và với sự luyện tập chuyên cần để làm chủ hơi thở, ta sẽ quan sát được hơi thở và cảm giác của chính mình rất dễ dàng. Chính hơi thở sẽ báo động cho ta, cũng vậy cảm giác sẽ cho ta biết cái gì khác lạ trong cơ thể. Do đó khi ta nắm được bí quyết điều khiển và quan sát hơi thở và cảm giác, ta dần dần đưa nó lại trạng thái bình thản. Rồi dường như ta nhận thấy ưu phiền tiêu tan. Hiện tượng Thân và Tâm này cũng giống như đồng tiền hai mặt: Một mặt là tư tưởng hoặc tình cảm xuất hiện trong trí. Mặt kia là hơi thở và cảm giác trong cơ thể. Bất cứ một ưu tư nào xuất hiện điều lộ diện trong hơi thở và cảm giác, ta đã mặc nhiên quan sát sự phiền não trong tâm. Thay vì trốn chạy vấn đề khó khăn của nội tâm ta đối diện trực tiếp với thực tướng của nó, dần dần phiền não yếu đi. Ta tiếp tục quan sát chúng, chúng sẽ dần dần tiêu tan và ta lấy lại cảm giác yên vui... Phương pháp tự quan sát hơi thở của mình giúp ta thấy được hai phương diện của một vấn đề: Nội tâm và Ngoại cảm. Khi quay về với nội tâm, ta im lặng suy ngẫm, hiểu rằng: nguyên nhân của đau khổ chính là ở nội tâm của ta. Qua những phản ứng mù quáng cùng với các cảm giác vui buồn ta biết đến hơi thở của ta và những gì đang xảy ra trong nội tâm. Với hơi thở và cảm giác, cho dù việc gì xảy đến, ta chỉ cần im lặng quan sát chúng là ta có thể giữ được tâm trí quân bình. Ta không còn phản ứng nữa, không cho đau khổ có dịp nảy nở, dằn vặt hành hạ mình nữa. Ngược lại ta có thể điều khiển phần não có dịp lộ diện thay vì nó lặn sâu và bắt nó tan biến. Nếu bạn cùng tôi chuyên cần luyện tập, ta sẽ thoát khỏi đau buồn. Dần dần tâm trí ta hết bợn nhơ, trở nên trong sạch, sáng suốt. Tâm trong sạch, sáng suốt luôn đầy yêu thương. Đó là loại tình yêu vị tha không vị kỷ, đầy từ ái cho người thất bại và đau buồn, đầy an vui cho người thành công và hạnh phúc, luôn quân bình thanh tịnh trong mọi trường hợp. Đó là Thiền Minh-Sát-Tuệ (Vipassana). Người thực hành Thiền Minh-Sát-Tuệ rất thông cảm với mọi nỗi đau khổ của kẻ khác và cố gắng giúp đỡ người khác bớt đau khổ với một cái tâm đầy yêu thương, từ bi và an vui tự tại chứ không phải là cái tâm loạn động... Học cách giữ Tâm mình thanh tịnh, cách dấn thân hoàn toàn giúp đỡ người khác hết lòng trong khi tâm trí ta vẫn giữ được bình thản. Đó là Thiền Đức Phật dạy ta cách nhìn vào thực tướng của sự vật bằng quan sát nội tâm. Đó là cách chống lại vô minh, ngu ngốc. Vì vô minh mà con người hay phản ứng lại để hại mình, hại người. Khi trí tuệ phát triển, khi đã nhận biết chân tướng của sự vật bằng cách quan sát nội tâm, để ta có hành động đúng qua một tâm trí quân bình nhớ thấy và hiểu được chân lý chứ không phải sự vô minh, ngu xuẩn, bộc phát. Hành động như vậy đem lại kết quả rất tốt, có óc sáng tạo, có ích lợi cho bản thân, cho gia đình và xã hội.

Lời khuyên "hãy tự biết mình" của các bậc hiền triết thời nào cũng vẫn cần thiết. Biết không phải là chỉ dừng lại ở những kiến thức, với những ý tưởng của lý thuyết suông hay chỉ ở mặt tình cảm, chấp nhận một cách mù quáng. Biết như vậy chưa đủ mà còn phải biết chân tướng của sự vật như thế nào? Biết mối liên hệ giữa Thân và Tâm. Chỉ có biết như thế mới thoát khỏi mọi phiền não, giận dữ và mọi đau khổ. Quan sát chính mình (nhìn con mắt tự nhiên) là Thiền Minh-Sát-Tuệ, cách quan sát thực thể của sự vật. Ta không trốn chạy sự thật mà phải đi sâu vào sự thật cho tới khi nào tìm thấy chân lý tối thượng của sự cấu tạo giữa Thân và Tâm. Ta sẽ không gây thêm phiền não nữa và dĩ nhiên những khổ não của trước đây cũng dần dần tiêu tan. Bạn không còn đau khổ nữa và sẽ thấy hạnh phúc. Cái biết "dừng" cũng là một loại hạnh phúc đích thực đấy.

Khi hành Thiền Minh-Sát-Tuệ, bạn không thể hành động và nói năng bừa bãi, quấy phá sự yên bình của kẻ khác như một kẻ điên khùng, ngu muôi, dại khờ như trước kia nữa mà từ đây bạn phải giữ giới hạnh, sống có đạo đức. Đó là không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không ăn gian nói dối, không say sưa nát rượu để tâm bạn dần dần lắng xuống, thanh tịnh.

Điều thứ hai là phải làm chủ bằng được cái tâm loạn động này của bạn bằng cách luyện nó chú ý vào một đối tượng duy nhất. Đó chính là hơi thở. Bạn hãy chú tâm vào hơi thở càng lâu càng tốt. Ở đây bạn bình tĩnh quan sát hơi thở bình thường thở ra hoặc hít vào của bạn. Nhờ vậy mà tâm trạng của bạn trở nên bình thản, tư tưởng không còn xáo trộn nữa. Sau đó là khả năng tập trung tư tưởng cao độ làm cho tâm trí bạn trở nên mình mẫn,bởi chỉ có vậy mới có đủ khả năng tập Thiền Minh-Sát-Tuệ (Vipassana) sống đạo đức và trực tâm, là hai bước đầu tiên rất cần thiết và bổ ích. Tuy vậy nếu chỉ như vậy không thôi chỉ dẫn đến sự dồn nén nếu không có bước thứ ba là thanh lọc tâm trí nhờ quan sát bản tính của chính mình. Lúc đó bạn đi vào bước thứ 3 hành Thiền Minh-Sát-Tuệ. Rất có lợi cho ta. Vì nhờ đó ta biết chân tướng của bản thân thông qua phương pháp quan sát một cách có hệ thống, khách quan, hiện tượng Thân và Tâm luôn luôn thay đổi qua cảm giác. Đây chính là lời dạy cao nhất của Đức Phật.

Tự thanh lọc bằng cách quan sát chính mình. Để từ nay chúng ta ai cũng có khả năng đương đầu với mọi đau khổ, giận dữ, phiền muôn. Đó là căn bệnh rất chung cho cả thế giới này nên cũng có một trang thuốc chung. Khi ta nóng giận ai, thì cơn nóng giận kia đâu có phân biệt người đó là Cộng sản, Phật giáo, Kitô giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo v.v... Hoặc là người miến nay miền nọ, quốc gia này, quốc gia kia. Mà giận là giận, thế thôi. Kẻ vô học thì mặt đò tía tai, hành vi thô lỗ, tàn bạo, kẻ mang dòng máu phát xít thì sẵn sàng gây chiến, chém giết tàn bạo, kẻ có học thức thì toát mồ hôi, tìm tái mặt mày. Kẻ mưu thần nham hiểm thì "bầm gan tím ruột", đàn bà vốn phải nhu mì hiền lành thì trở nên đang đá, xỉa xói nhau, "đến nổi hai người đàn bà cải lộn nhau cộng với con vịt là thành cái chợ đinh ta nhức óc. Còn hai người đàn ông nóng giận với một cây gậy là thành bãi chiến trường". Thành ngữ xưa đâu có sai. Mấy ông quan chức khi giận dữ rất dễ dàng cao huyết áp, chảy máu dạ dày, nhồi máu cơ tim hoặc hạ huyết áp đột ngột làm ngất xỉu đi. Ai có học thức một chút thì cố "nuốt giận làm lành" nhưng vì bị bức xúc quá nên dễ xuất huyết não v.v... Khi nóng gâịn người ta sẵn sàng nói đay nghiến rất thâm hiểm, độc ác để quăng tặng cho nhau. Hoặc đám người thâm trầm biết đeo những bột mặt lạnh như tiền, vô cảm, âm trầm làm "chiến tranh lạnh", sống với nhau rất giả đối. Vì lửa giận hờn mà bao gia đình tan nát, vợ chồng bỏ nhau đi biệt chờ ngay ra tòa. Vậy thử hỏi có gì hay ho cho dù đó là ai, từ kẻ bần hàn, bình dân, thất học đến người quyền cao chức trọng, bằng cấp nọ kia. Giận là giận, đó là căn bệnh nặng nề rất độc hại của thế giới con người.

Thiền Minh-Sát-Tuệ là phương thuốc chung để chữa bệnh giận, là con đường chung cho mọi con người.

Quan sát thực tướng của sự vật, nhờ quay vào với nội tâm là biết mình một cách đích thực. Khi hành Thiền, bạn sẽ tháo bỏ những đau khổ do phiến não gây ra. Nhận được sự thật bên ngoài sẽ giúp ta đi sâu vào chân lý Thân và Tâm, vượt qua không gian và thời gian, vượt lãnh vực tương đối. Đó chính là lúc ta thoát khỏi mọi phiền não, mị bợn hơ, mọi đau khổ. Đó chẳng phải là mục tiêu cuối cùng mà mọi người hằng mong đợi đấy ư?

Thật là "như dựng đứng dậy một vật bị quăng ngã, như phơi bày ra vật bị che kín, như chỉ đường cho người lạc hướng, như đem đèn vào bóng tối cho người sáng mắt thấy rõ đường đi, như hòa bình cho nhân gian...". Phật dạy: "Hãy chín chắn suy nghĩ, chín chắn suy nghĩ kỹ mới tốt. Vậy là bệnh nóng giận, buồn đau, phiền não được chữa lành. Người viết bài này rất mong "bài thuốc" này được mọi người "uống" trước mấy ngày Tết. Để rồi đến sàng mồng Một, đúng vào ngày sinh nhật của Đức Phật Di-Lặc, vị Phật hiền nhất và ít nóng giận nhất trong ba cõi Tam Thiên đại Thiên thế giới. Nhìn nụ cười đại hỉ của Ngài, ta cũng bất giác mỉm cười, một nụ cười vui, hồn nhiên, khỏe mạnh, nhân hậu để đón một cái Tết tốt lành của mùa xuân, để sống cho nhau và cho tất cả mọi người.

 

BÌNH LUẬN ĐÔNG Y
Bài khí công “bát đoạn cẩm” là gì?
Bí quyết cai thuốc lá mà không tăng cân
Cai nghien ma tuy tai cong dong bang cham cuu
Chứng ra mồ hôi
Cách dùng ngải cứu chữa bệnh
Cách nhận biết mật gấu thật
Cây cảnh ngày Tết cũng là thuốc chữa bệnh
Cảm lạnh theo đông y
Cẩn thận khi day, bấm huyệt ở hiệu cắt tóc, gội đầu
Dùng vị trung dược cần kiêng ăn những gì?
Dịch cân kinh biến người yếu thành khỏe
Hiểu như thế nào về minh mạng thang bài "nhất dạ lục giao sanh ngũ tử"
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhât dạ ngũ giao": đại bồ tạng thận, dùng lâu ngày tai, mắt sáng tỏ
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhầt dạ lục giao sanh ngũ tử": bổ thận, bổ thần kinh, khí Huyết gia tăng, tăng cường sinh lực…
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhầt dạ ngũ giao": đại bổ tạng thận, dùng lâu ngày: tai, mằt sáng tỏ
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "yếu cốt thống dược tửu"
Hoa quả tác động khác nhau lên phụ nữ và nam giới
Hàn the gây hại sức khoẻ như thế nào
Hướng mới trong điều trị bệnh thận bằng y học cổ truyền
Không uống nước tiểu để chữa bệnh tim
Kết hợp Đông - Tây y chữa sốt xuất huyết
Lá cây sống đời không thể chữa bách bệnh
Mười động tác luyện tập để phòng và chữa đau lưng câp
Mất ngủ và y học cổ truyền
Mấy câu chuyện về bản chất của châm cứu
Mẫu người thầy thuốc y học cổ truyền được đào tạo trong tương lai?
Một số kinh nghiệm phòng chống mất ngủ
Nghề bắt rắn - nghề chữa bệnh bằng thảo mộc ở lệ mật và con rằn trong y học dân gian
Nguyên liệu làm bánh chưng cũng là thuốc quý
Người bình thường có nên dùng thuốc bổ Đông y ?
Nhân sâm kỵ thuốc chữa bệnh tim
Những vị và phương thuốc Nam
Những điều cần chú ý khi uống thuốc thang - BS Hoàng Ðình Lân
Nước quả bưởi làm tăng độc tính của nhiều thuốc
Phát hiện nấm cổ linh chi khổng lồ ở Việt Nam
Phát hiện quần thể cây sơn tra bắc mới ở Quảng Nam
Phân biệt đông trùng hạ thảo thật và giả
Phòng chống các căn bệnh không lây nhiễm bằng trái cây và rau củ
Phòng chống suy giảm tình dục bằng nhân sâm
Phòng chữa nếp nhăn trên da mặt bằng bài thuốc dân gian
Phụ nữ mang thai nên thận trọng với nhân sâm
Sắc thuốc thang đúng cách
Thiên nhiên - liều thuốc giảm đau hữu hiệu
Thiền sư dạy người đời phương thuốc chữa bệnh nóng giận, phiền não, đau buồn…
Thuốc cổ truyền Việt Nam điều trị ung thư
Tác dụng không mong muốn của thuốc cổ truyền
Tắm thuốc - phương pháp chữa bệnh độc đáo của Đông y
Vai trò đông y dược trong việc dự phòng
VIAGRA của vua Càn Long
Viện Y Dược học Dân tộc áp dụng phương pháp mới điều trị nghiện ma túy
Y học cổ truyền quan niệm về tỳ vị như thế nào?
Y học cổ truyền và giâc ngủ
Y học cổ truyền với viêm khớp dạng thấp
Đoán bệnh qua bàn tay
Đôi ðiều về y học dân gian
Đông dược cũng có tác dụng phụ
Đông y dược - dự phòng - chữa trị - dự báo sars
Đông y ðối phó với dịch bệnh
Đồng Nai áp dụng thành công cai nghiện bằng châm cứu
Ứng dụng thuốc y học cổ truyền vào điều trị đái tháo đường type 2

 

THƯ MỤC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bài thuốc Đông Y
Bình luận Đông Y
Dược thiện
Thảo Dược
Trang Võ Hà
Trà dược
Tài dược
Tự chữa bệnh
Xoa bóp trị liệu
Điều trị Đông Y