VAI TRÒ ÐÔNG Y DƯỢC TRONG VIỆC DỰ PHÒNG, CHỮA TRỊ VÀ DỰ BÁO SARS

Tác giả : Lương y HUYÊN THẢO

ÐÓNG GÓP TÍCH CỰC, HIỆU QUẢ THẦN KỲ

Từ mùa xuân năm ngoái, một thuật ngữ y học mới: "SARS - Hội chứng viêm đường hô hấp cấp" đã xuất hiện như nỗi ám ảnh kinh hoàng cho toàn thế giới.

Tháng 1/2003, dịch SARS bùng nổ ở Quảng Châu (Trung Quốc), đến tháng 3 xuất hiện trường hợp tử vong đầu tiên ở nước ta (Hà Nội)... Trong khi y học phương Tây chưa tìm ra vaccin tiêm chủng cũng như phương pháp chữa trị..., thì ở các phố bán thuốc Nam, thuốc Bắc tại Hà Nội, TPHCM... khách mua hàng tấp nập khác thường. Người ta mách nhau tìm mua những vị thuốc Nam có tác dụng nâng cao sức kháng bệnh và giải độc như nam sâm, đẳng sâm, bạch truật, kim ngân, hoàng bá; hoặc mua bồ kết, thương truật về đốt để tẩy uế...

Ở Trung Quốc cũng vậy, từng hàng người đeo khẩu trang nối đuôi nhau xếp hàng, chờ mua những thang thuốc Ðông y để phòng ngừa bệnh SARS. Hiện tượng đặc biệt này chứng tỏ gần trăm năm qua, tuy y học phương Tây đã du nhập và chiếm lĩnh vị trí chính thống, nhưng tâm lý người dân vẫn cho rằng các thứ lá, vỏ và rễ cây có sẵn quanh nhà hoặc trong rừng sâu lại chính là những thứ thuốc cứu mệnh, có thể giúp họ tránh khỏi dịch bệnh SARS.

Tạp chí Trung Hoa dưỡng sinh bảo kiện (số 9/2003) có đưa tin một thầy thuốc Ðông y đã chữa khỏi 37 trường hợp SARS như sau: "Quảng Ðông là khu bị dịch SARS tấn cống sớm nhất ở TQ. Là một thầy thuốc Ðông y cao tuổi ở địa phương, GS. Ðặng Thiết Ðào tin chắc rằng trong kho tàng quý báu ngàn năm của Ðông y dược, chắc chắn sẽ có những vũ khí trấn áp được SARS. Ông cho rằng việc sử dụng quá nhiều kháng sinh và kích thích tố đối kháng với SARS sẽ không thể kịp thời chữa khỏi bệnh, ngược lại còn gây hậu quả xấu cho bệnh nhân. Ðầu tiên là trường hợp chị y tá trưởng Ðặng Thu Vân, ngày 25/1/2003 vào nằm viện với chẩn đoán bị nhiễm SARS. GS. Ðào đã điều trị cho chị Vân khỏi bệnh bằng thuốc Ðông y mà không cần dùng đến kháng sinh và kích thích tố. Ngày 8/2/2003, chị Vân đã khỏi bệnh hoàn toàn và được xuất viện, trước sau tổng cộng chỉ khoảng 15 ngày. Tiếp đó, từ ngày 14/4/2003, tại Bệnh viện trực thuộc Trường Ðại học trung y dược Quảng Châu, GS. Ðặng Thiết Ðào lại điều trị cho 36 bệnh nhân nhiễm SARS khác. Kết quả không có trường hợp nào tử vong; tuyệt đại đa số đã khỏi bệnh hoàn toàn, sau xuất viện không để lại bất kỳ di chứng nào; Nhân viên y tế của viện cũng không ai bị lây nhiễm". Kết quả điều trị SARS bằng Ðông y ở Quảng Ðông đã được các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá rất cao. Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Ðông y dược ở Washington nhận định: Hiện tại chưa có loại thuốc Tây nào thực sự điều trị được SARS. Trong tình hình như vậy, thuốc Ðông dược là biện pháp trị liệu phụ trợ hết sức quan trọng.

Khi dịch SARS mới phát sinh ở Bắc Kinh, chỉ thấy các thầy thuốc Tây y "xung trận". Nhưng đến ngày 8/5/2003, tại buổi tọa đàm với các chuyên gia Ðông y ở thủ đô, ông Ngô Nghi - Tổng chỉ huy Ban phòng SARS Trung Quốc đã khẳng định: "Ðông y là một lực lượng quan trọng trong việc phòng chống SARS. Cần nhận thức đầy đủ giá trị khoa học và tích cực lợi dụng nguồn tài nguyên của Ðông y dược, phát huy đầy đủ vai trò của các thầy thuốc Ðông y trong công tác phòng chống dịch SARS".

Kết quả phòng chống SARS bằng Ðông y ở Trung Quốc trong năm qua chí ít cũng cho thấy, Ðông y dược có 3 tác dụng: (1) Có khả năng kiềm chế nhất định đối với sự tiến triển của bệnh; (2) Có tác dụng cải thiện rõ ràng một số chứng trạng bệnh lý trong giai đoạn bệnh mới phát tác, như đau mỏi cơ bắp, sốt cao; (3) Ðông - Tây y kết hợp có thể làm giảm các di chứng sau khi khỏi bệnh.

THIÊN NHÂN HỢP NHẤT - DĨ BIẾN ỨNG BIẾN

Trong thế giới chúng ta đang sống, vi sinh vật luôn chiếm con số áp đảo. Số lượng các vi khuẩn, virus... nhiều hơn con người gấp nhiều lần. Chúng lại có khả năng thích ứng cũng như tốc độ sinh sản rất cao... Cuộc đấu tranh của nhân loại đối với các vi trùng, virus, phát minh vaccin, thuốc kháng sinh đã thúc đẩy xã hội tiến bộ. Tuy nhiên, chúng sẽ không bao giờ bị tuyệt chủng và sẽ mãi mãi cùng tồn tại với con người.

Ðiểm độc đáo của y học phương Ðông chính là ở chỗ không đối đầu - hủy diệt, mà chủ trương con người cùng tồn tại với vạn vật trong vũ trụ - bao gồm cả các loài vi khuẩn có thể gây bệnh. Ðó chính là quan niệm "Thiên nhân hợp nhất" - quán xuyến toàn bộ Ðông y học; Từ nhận thức tổng quát về sức khỏe và bệnh tật đến những công việc thực hành như chẩn đoán, tìm phương pháp chữa (trị pháp), sử dụng các phương thuốc, vị thuốc, huyệt vị cụ thể trên lâm sàng.

Với quan niệm về sự thống nhất vĩ mô giữa sinh mệnh và môi trường như vậy, Ðông y không lấy việc tiêu diệt một vi trùng, virus cụ thể nào làm mục đích cuối cùng, mà tập trung vào việc giải quyết mâu thuẫn cơ bản giữa "chính khí" với "tà khí", "lệ khí". "Chính khí" là trạng thái cân bằng, hài hòa - khi sự "khí hóa" (vận động, biến đổi) của tạng phủ trong nhân thể diễn ra đồng bộ với các quá trình khí hóa của môi trường bên ngoài. Cân bằng, hài hòa là chính khí. Ngược lại, mất cân bằng, bất hòa là "tà khí" (nhân tố gây bệnh) hoặc là "lệ khí" (nhân tố gây dịch bệnh).

Trong Ðông y, tuy có rất nhiều loại thuốc cho tác dụng diệt khuẩn, nhưng lại xuất hiện rất ít những từ ngữ mang tính hủy diệt. Khi bệnh tà xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh, Ðông y cố gắng không để bệnh nhân bị cuốn vào vòng xoáy sát thương (thuốc kháng sinh Tây y có sức sát khuẩn rất mạnh, đồng thời cũng gây ức chế mạnh đối với khả năng chống bệnh của cơ thể), mà tập trung vào biện pháp có tác dụng điều hòa, cải thiện chức năng của tạng phủ; Khích lệ, động viên những tiềm năng, nội lực của người bệnh, giúp cơ thể họ tự lập lại trạng thái cân bằng, khôi phục lại chính khí. "Chính khí tồn nội" thì "tà bất khả can", nghĩa là một khi chính khí đã khôi phục, sẽ không còn môi trường thích hợp để bệnh tà có thể can thiệp và phải tự lặng lẽ rút lui.

Theo quan niệm của Ðông y, bệnh tà - vi trùng, virus... cũng là những sinh mệnh. Chúng là sản phẩm của một thời điểm, một trạng thái khí hậu, một hoàn cảnh đặc định nào đó và có sinh, có diệt. Do sức chống bệnh của từng người không giống nhau, nên cùng một loại bệnh tà (virus), khi xâm phạm vào những người khác nhau (hoặc những người ở những vùng khác nhau), sẽ gây nên hậu quả khác nhau. Cũng do tồn tại ở những khu vực và hoàn cảnh khách quan khác nhau, nên bản thân bệnh tà (virus) phải tự biến đổi để thích nghi. Vì vậy phương pháp điều trị cũng cần tuân theo nguyên tắc "nhân thời, nhân địa, nhân nhân", nghĩa là tùy theo thời gian, hoàn cảnh địa lý và bệnh tình cụ thể mà chữa trị. Cách tiếp cận "Dĩ biến ứng biến" - biến đổi để thích ứng với sự biến đổi linh hoạt như vậy có ý nghĩa rất lớn, nhất là khi nhân loại phải đối mặt với những căn bệnh lạ chưa từng biết đến.

SARS CÓ TRỞ LẠI VÀO ÐẦU NĂM GIÁP THÂN?

(Xem tiếp kỳ sau)

 

 

BÌNH LUẬN ĐÔNG Y
Bài khí công “bát đoạn cẩm” là gì?
Bí quyết cai thuốc lá mà không tăng cân
Cai nghien ma tuy tai cong dong bang cham cuu
Chứng ra mồ hôi
Cách dùng ngải cứu chữa bệnh
Cách nhận biết mật gấu thật
Cây cảnh ngày Tết cũng là thuốc chữa bệnh
Cảm lạnh theo đông y
Cẩn thận khi day, bấm huyệt ở hiệu cắt tóc, gội đầu
Dùng vị trung dược cần kiêng ăn những gì?
Dịch cân kinh biến người yếu thành khỏe
Hiểu như thế nào về minh mạng thang bài "nhất dạ lục giao sanh ngũ tử"
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhât dạ ngũ giao": đại bồ tạng thận, dùng lâu ngày tai, mắt sáng tỏ
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhầt dạ lục giao sanh ngũ tử": bổ thận, bổ thần kinh, khí Huyết gia tăng, tăng cường sinh lực…
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhầt dạ ngũ giao": đại bổ tạng thận, dùng lâu ngày: tai, mằt sáng tỏ
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "yếu cốt thống dược tửu"
Hoa quả tác động khác nhau lên phụ nữ và nam giới
Hàn the gây hại sức khoẻ như thế nào
Hướng mới trong điều trị bệnh thận bằng y học cổ truyền
Không uống nước tiểu để chữa bệnh tim
Kết hợp Đông - Tây y chữa sốt xuất huyết
Lá cây sống đời không thể chữa bách bệnh
Mười động tác luyện tập để phòng và chữa đau lưng câp
Mất ngủ và y học cổ truyền
Mấy câu chuyện về bản chất của châm cứu
Mẫu người thầy thuốc y học cổ truyền được đào tạo trong tương lai?
Một số kinh nghiệm phòng chống mất ngủ
Nghề bắt rắn - nghề chữa bệnh bằng thảo mộc ở lệ mật và con rằn trong y học dân gian
Nguyên liệu làm bánh chưng cũng là thuốc quý
Người bình thường có nên dùng thuốc bổ Đông y ?
Nhân sâm kỵ thuốc chữa bệnh tim
Những vị và phương thuốc Nam
Những điều cần chú ý khi uống thuốc thang - BS Hoàng Ðình Lân
Nước quả bưởi làm tăng độc tính của nhiều thuốc
Phát hiện nấm cổ linh chi khổng lồ ở Việt Nam
Phát hiện quần thể cây sơn tra bắc mới ở Quảng Nam
Phân biệt đông trùng hạ thảo thật và giả
Phòng chống các căn bệnh không lây nhiễm bằng trái cây và rau củ
Phòng chống suy giảm tình dục bằng nhân sâm
Phòng chữa nếp nhăn trên da mặt bằng bài thuốc dân gian
Phụ nữ mang thai nên thận trọng với nhân sâm
Sắc thuốc thang đúng cách
Thiên nhiên - liều thuốc giảm đau hữu hiệu
Thiền sư dạy người đời phương thuốc chữa bệnh nóng giận, phiền não, đau buồn…
Thuốc cổ truyền Việt Nam điều trị ung thư
Tác dụng không mong muốn của thuốc cổ truyền
Tắm thuốc - phương pháp chữa bệnh độc đáo của Đông y
Vai trò đông y dược trong việc dự phòng
VIAGRA của vua Càn Long
Viện Y Dược học Dân tộc áp dụng phương pháp mới điều trị nghiện ma túy
Y học cổ truyền quan niệm về tỳ vị như thế nào?
Y học cổ truyền và giâc ngủ
Y học cổ truyền với viêm khớp dạng thấp
Đoán bệnh qua bàn tay
Đôi ðiều về y học dân gian
Đông dược cũng có tác dụng phụ
Đông y dược - dự phòng - chữa trị - dự báo sars
Đông y ðối phó với dịch bệnh
Đồng Nai áp dụng thành công cai nghiện bằng châm cứu
Ứng dụng thuốc y học cổ truyền vào điều trị đái tháo đường type 2

 

THƯ MỤC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bài thuốc Đông Y
Bình luận Đông Y
Dược thiện
Thảo Dược
Trang Võ Hà
Trà dược
Tài dược
Tự chữa bệnh
Xoa bóp trị liệu
Điều trị Đông Y