Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ GIÂC NGỦ

GS. HOÀNG BẢO CHÂU

Ngủ là một trạng thái sinh lý thể hiện bằng sự nghỉ của các hoạt động và sự mất hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn các khả năng liên lạc với bên ngoài, song chúng được phục hồi vì được bồi bổ tốt và trở nên khỏe khoắn hơn. Ngủ là một quá trình từ ngủ nông vào ngủ sâu và ngược lại, từ ngủ sâu sang ngủ nông, nó được lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian ngủ. Thời gian ngủ trong một ngày ở trẻ ở già không giống nhau. Càng nhỏ tuổi ngủ càng nhiều, càng lớn tuổi ngủ càng ít, trung bình 7-8 giờ trong một ngày. Trong ngủ sâu cơ thể tiết ra hóc môn sinh trưởng. Trong giấc ngủ nói chung, tiết ra hóc môn lu-tê-in, tăng tiết prô-lắc-tin. Từ ngủ nông vào ngủ sâu, nhịp thở, lượng thông khí giảm, huyết áp nhịp tim giảm, các cơ được thả lỏng. Từ ngủ sâu sang ngủ nông, nhịp thở lượng khí lưu thông huyết áp nhịp tim thay đổi, và hay nằm mộng. Ở người có tuổi, có thể không còn giấc ngủ sâu.

Y học cổ truyền cho rằng, ngủ là giai đoạn cơ thể được bồi bổ âm tinh theo với hoạt động âm dương trong một ngày đêm. Đó là đến giữa trưa (chính ngọ) thì dương cực và sinh ra âm, từ trưa đến chiều âm tăng dần dương giảm dần đến 18 giờ (mặt trời lặn) thì dương tận, từ đó đến giữa giờ tí (24 giờ) âm tăng dần đến mức cực đại rồi bắt đầu sinh ra dương, từ giữa đêm đến sáng dương tăng dần, âm giảm dần, đến 6 giờ sáng (mặt trời mọc) thì âm tận, từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa thì dương tăng dần đến mức cực đại thì sinh ra âm và cứ thế tiếp tục. Ban đêm khi ngủ âm tinh được bồi bổ đầy đủ thì có sức sinh dương, để đến sáng dậy dương khí đủ tinh thần sảng khoái, người khỏe khoắn và ban ngày làm việc tốt (đó là giấc ngủ có chất lượng tốt). Nếu âm tinh, không được bồi bổ đầy đủ hoặc dương bị tiêu hao quá mức (do lạnh) khi tỉnh dậy dễ cảm thấy uể oải, mệt mỏi, tinh thần không sảng khoái (đó là giấc ngủ có chất lượng không tốt).

Để có giấc ngủ có chất lượng tốt, y học cổ truyền khuyên làm như sau:

1. Chọn hướng đầu nằm thích hợp

Có nhiều ý kiến khác nhau như: mỗi mùa nằm đầu theo hướng (xuân hướng đông, hạ nam, thu tây, đông bắc), hoặc xuân hạ hướng đông, thu đông hướng tây; song phần lớn cho rằng nên nằm đầu theo hướng đông (vì phương đông tạo ra sinh khí bồi bổ cho ta tốt, mặt khác có một hướng giường ổn định không phải kê lại giường theo mùa) và đều cho rằng không nên nằm đầu hướng bắc (vì phương bắc là âm ở trong âm, nằm đầu hướng bắc dễ bị khí âm làm tổn thương khí dương của cơ thể). Bệnh viện Vũ Hán phát hiện người già bị lấp mạch não nằm giường đầu hướng bắc có tỷ lệ mắc cao hơn người không nằm hướng này.

2. Chọn tư thế nằm

Nằm nghiêng tốt hơn nằm ngửa, nằm nghiêng bên phải tốt hơn bên trái, vì nó không gây nên trạng thái ứ trệ ở tì, nên giúp tiêu hóa tốt hơn, người có tuổi tâm khí đã yếu, nằm nghiêng bên trái dễ làm cho vận hành của tâm khí bị trở ngại. Nằm ngửa, tay thường để ở ngực dễ nằm mộng, và dễ ngáy to. Tuy nhiên, nếu quen nằm ngửa, cụ bà chịu được thì vẫn cứ nằm ngửa.

3. Thời gian ngủ nên theo nhịp ngày đêm

Để âm dương được bồi bổ theo quy luật âm, dương. Sách ghi như sau: mùa xuân mùa hạ ngủ muộn dậy sớm (mặt trời lặn muộn, mọc sớm); mùa thu, ngủ sớm dậy sớm (mặt trời lặn sớm, mọc sớm); mùa đông ngủ sớm dậy muộn (mặt trời lặn sớm, mọc muộn). Nên tránh thức quá 12 giờ đêm, vì như vậy âm không được bồi bổ, dương bị tiêu hao quá mức.

4. Trong thời gian ngủ, tốt nhất là

- Phòng ngủ yên tĩnh, "không nói to, gọi to".

- Tắt đèn, mắt không hướng ra ngoài trời để thần có điều kiện tàng ở tâm (ngủ tốt).

- "Không nên quạt khi ngủ". Nên thấy nóng thì phe phảy quạt cho dễ ngủ, ngủ rồi thôi quạt; ngủ đêm cần đắp chăn, mùa ấm nóng đắp bụng ngực bằng chăn đơn, mùa đông lạnh đắp cả người bằng chăn bông (có thể chùm chăn xong nên để hở đầu); không nằm cạnh cửa sổ mở hoặc chỗ có gió lùa (vì có thể bị trúng gió - trúng phong, hoặc cảm phong); nếu phải nằm ngoài trời thì nhất thiết phải đủ ấm, chùm kín đầu (để sương lạnh gió không thấm vào người). Hải Thượng Lãn Ông khuyên: "Nằm nơi mát lạnh nên kiêng, mặc dù tiết nóng chớ nên cởi trần, khi ngủ ngực bụng chùm chăn". Làm được như vậy thì khí âm hàn của đêm ít có khả năng làm tổn thương khí dương (làm mất nhiều nhiệt lượng) của cơ thể, đảm bảo giấc ngủ có chất lượng tốt.

5. Khi ngủ dậy

Cần vận động chân tay ngay khi còn ở trên giường vì buổi ban mai là lúc khí sinh, vận động chân tay là các khí dinh vệ lưu thông tốt. Ở người có tuổi, càng nên chú ý đến điều này.

BÌNH LUẬN ĐÔNG Y
Bài khí công “bát đoạn cẩm” là gì?
Bí quyết cai thuốc lá mà không tăng cân
Cai nghien ma tuy tai cong dong bang cham cuu
Chứng ra mồ hôi
Cách dùng ngải cứu chữa bệnh
Cách nhận biết mật gấu thật
Cây cảnh ngày Tết cũng là thuốc chữa bệnh
Cảm lạnh theo đông y
Cẩn thận khi day, bấm huyệt ở hiệu cắt tóc, gội đầu
Dùng vị trung dược cần kiêng ăn những gì?
Dịch cân kinh biến người yếu thành khỏe
Hiểu như thế nào về minh mạng thang bài "nhất dạ lục giao sanh ngũ tử"
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhât dạ ngũ giao": đại bồ tạng thận, dùng lâu ngày tai, mắt sáng tỏ
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhầt dạ lục giao sanh ngũ tử": bổ thận, bổ thần kinh, khí Huyết gia tăng, tăng cường sinh lực…
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhầt dạ ngũ giao": đại bổ tạng thận, dùng lâu ngày: tai, mằt sáng tỏ
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "yếu cốt thống dược tửu"
Hoa quả tác động khác nhau lên phụ nữ và nam giới
Hàn the gây hại sức khoẻ như thế nào
Hướng mới trong điều trị bệnh thận bằng y học cổ truyền
Không uống nước tiểu để chữa bệnh tim
Kết hợp Đông - Tây y chữa sốt xuất huyết
Lá cây sống đời không thể chữa bách bệnh
Mười động tác luyện tập để phòng và chữa đau lưng câp
Mất ngủ và y học cổ truyền
Mấy câu chuyện về bản chất của châm cứu
Mẫu người thầy thuốc y học cổ truyền được đào tạo trong tương lai?
Một số kinh nghiệm phòng chống mất ngủ
Nghề bắt rắn - nghề chữa bệnh bằng thảo mộc ở lệ mật và con rằn trong y học dân gian
Nguyên liệu làm bánh chưng cũng là thuốc quý
Người bình thường có nên dùng thuốc bổ Đông y ?
Nhân sâm kỵ thuốc chữa bệnh tim
Những vị và phương thuốc Nam
Những điều cần chú ý khi uống thuốc thang - BS Hoàng Ðình Lân
Nước quả bưởi làm tăng độc tính của nhiều thuốc
Phát hiện nấm cổ linh chi khổng lồ ở Việt Nam
Phát hiện quần thể cây sơn tra bắc mới ở Quảng Nam
Phân biệt đông trùng hạ thảo thật và giả
Phòng chống các căn bệnh không lây nhiễm bằng trái cây và rau củ
Phòng chống suy giảm tình dục bằng nhân sâm
Phòng chữa nếp nhăn trên da mặt bằng bài thuốc dân gian
Phụ nữ mang thai nên thận trọng với nhân sâm
Sắc thuốc thang đúng cách
Thiên nhiên - liều thuốc giảm đau hữu hiệu
Thiền sư dạy người đời phương thuốc chữa bệnh nóng giận, phiền não, đau buồn…
Thuốc cổ truyền Việt Nam điều trị ung thư
Tác dụng không mong muốn của thuốc cổ truyền
Tắm thuốc - phương pháp chữa bệnh độc đáo của Đông y
Vai trò đông y dược trong việc dự phòng
VIAGRA của vua Càn Long
Viện Y Dược học Dân tộc áp dụng phương pháp mới điều trị nghiện ma túy
Y học cổ truyền quan niệm về tỳ vị như thế nào?
Y học cổ truyền và giâc ngủ
Y học cổ truyền với viêm khớp dạng thấp
Đoán bệnh qua bàn tay
Đôi ðiều về y học dân gian
Đông dược cũng có tác dụng phụ
Đông y dược - dự phòng - chữa trị - dự báo sars
Đông y ðối phó với dịch bệnh
Đồng Nai áp dụng thành công cai nghiện bằng châm cứu
Ứng dụng thuốc y học cổ truyền vào điều trị đái tháo đường type 2

 

THƯ MỤC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bài thuốc Đông Y
Bình luận Đông Y
Dược thiện
Thảo Dược
Trang Võ Hà
Trà dược
Tài dược
Tự chữa bệnh
Xoa bóp trị liệu
Điều trị Đông Y