Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ MÂT NGỦ
HOÀNG BẢO CHÂU
Mất ngủ theo Y học cổ truyền là một trạng thái rối loạn giấc ngủ thể hiện ở ban đêm không có khả năng ngủ hoặc thiếu ngủ.
Có thể mất ngủ lúc mới vào giấc ngủ, nằm trằn trọc mãi không ngủ được rồi thiếp đi; có thể mất ngủ và giữa giấc ngủ, nghĩa là đang ngủ giữa đêm tỉnh dậy và không ngủ lại được; có thể mất ngủ vào cuối giấc ngủ, người bệnh dậy quá sớm và không ngủ lại được. Y học cổ truyền gọi là mất ngủ là thất niên (thất là mất, niên là ngủ) hoặc bất mị (bất là không, mị là ngủ).
Tai sao mất ngủ? Đó là do thần kinh không tàng được ở tâm theo chức năng "tâm tàng thần".
Cái gì làm cho thần kinh không tàng được ở tâm? Có thể phân ra như sau:
Ở người mất ngủ lúc mới vào giấc ngủ: có thể do ba nguyên nhân sau:
- Một là: suy nghĩ quá độ (thắc mắc, công việc quá nhiều...) y học cổ truyền cho là suy nghĩ quá độ làm hại tỳ, tỳ yếu không sinh đủ huyết cho tâm làm cho cả tâm và tỳ đều hư gây nên (thể tâm tỳ hư).
- Hai là: sợ hãi lo lắng quá. Không dám quyết đoán làm cho thần hồn không yên gây mất ngủ (thần tàng tại tâm, hồn tàng tại can) (thể tâm đơn khí hư).
- Ba là: trước khi ngủ ăn quá no, bụng phườn lên không ngủ được (thể vị gia thực nghĩa là dạ dày quá đầy).
Ở người mất ngủ vào giữa giấc ngủ: nguyên nhân chính là hỏa ở tâm vượng, nhiễm loạn tâm gây nên. Cái gây nên hỏa ở tâm vượng thường là âm, thủy ở thận suy hoặc kiệt (thể âm hư hỏa bốc hoặc tâm thận bất giao).
Ở người mất ngủ vào cuối giấc ngủ: thường là cả âm và huyết ở tâm can kém, vào gần sáng âm huyết kém thì khí dương ở tâm vượng nên không ngủ lại được.
Điều trị mất ngủ như thế nào?
Qua trình bày ở trên, ta thấy chữa mất ngủ cần: cho thuốc an thần, và cho thuốc chữa nguyên nhân.
Thuốc an thần thường dùng có hạt táo chua (toan táo nhân), nhân quả trắc bá (bá tử nhân), lá dông, lạc tiên, viễn chí, hạt muồng ngủ (quyết minh tử), ngải tượng (củ bình vôi). Có thể dùng thuốc an thần cho các thể bệnh. Dùng vị thuốc nào, tùy thói quen và khả năng chẩn bệnh của thầy thuốc.
Thuốc chữa nguyên nhân thường dùng theo hướng sau:
Ở thể tâm tỳ hư thì dùng thuốc bổ tỳ khí. Tỳ tốt thì sinh được nhiều huyết đủ để dương tâm. Tâm đủ huyết thì ngủ được. Thuốc bổ tỳ khí thường dùng là đảng sâm, bạch truật, củ mài (hoài sơn), đậu ván trắng (bạch biển đậu), cam thảo, táo sầu (đại táo). Phương pháp được mọi người ưa dùng có các vị: đảng sâm, bạch truật, phục linh, cam thảo.
Ở thể tâm đơn khí hư, thì dùng thuốc bổ khí. Khi đủ thì tâm đơn khỏe, quyết đoán được hết lo sợ và ngủ được. Thuốc bổ khí có thể dùng như ở trên.
Ở thể vị gia thực thì phải dùng thuốc làm tiêu thức ăn (tiêu thực và đẩy xuống ruột (đạo trệ). Thức ăn tiêu được, bụng xẹp xuống thì ngủ được. Thuốc tiêu thực hay dùng có thần khúc, sơn tra, mầm lúa mạch (mạch nha), mầm lúa (cốc nha). Thuốc đạo trệ hay dùng có hậu phác, chỉ thực. Phương thuốc được nhiều người ưa dùng có sơn tra, thần khúc, củ chóe (bán hạ), phục linh, vỏ quít cũ (trần bì), hạt cải củ (la bặc tử), liên kiều. Có người giải quyết bằng cách cho nôn.
Ở thể hỏa bốc do âm hư kiệt, một mặt phải hạ cái hỏa xuống bằng hoàng liền, mặt khác phải bổ âm. Nhiều người ưa dùng phương thuốc có các vị hoàng liên, keo da lừa (agiao), hoàng cầm, bạch thược, lòng đỏ trứng gà (kê tử hoàng) cụ Hải Thượng Lãn Ông thích dùng phương thuốc lục vị (địa hoàng, hoài sơn, sơn thù, trạch tả, phục linh, đơn bì) thêm hoàng liên, nhục quế...
Ở thể tâm âm huyết hư, thì phải vừa bổ âm (hay dùng mạch môn, thiên môn) vừa bổ huyết lương huyết (hay dùng sinh địa đương quy, huyền sâm) âm huyết ở tâm đủ thì ngủ được.
Mất ngủ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài việc dùng thuốc an thần cần dùng thuốc điều trị nguyên nhân. Tìm được đúng nguyên nhân và dùng đúng thuốc sẽ cho kết quả tốt.