BÁC SĨ VUI TÍNH TRẢ LỜI


Tại sao quả tim cứ đập mãi, đến chết mới chịu nằm yên?

Người lao động cần một trái tim khoẻ và một mạng mạch máu thông suốt. Không có trạm bơm và hệ thống kênh mương đó thì các bắp thịt và khối óc không được tiếp máu và nuôi dưỡng để sống và làm việc. Hệ thống tuần hoàn còn là đường giao thông nối liền cơ thể với môi trường, đảm bảo trao đổi nước, các muối khoáng, các khí, đưa chất dinh dưỡng đến tận tế bào và thải chất độc ra.

Trung bình mỗi người sống 70 năm. Trong thời gian đó, tim đã đập gần 3 tỷ nhịp, lưu thông 175 triệu lít máu. Lượng máu này chứa đầy một cái hồ dài 10 km, rộng 7 km, sâu 2,5 km. Chỉ nối các mao mạch li ti lại ta đã có một đường thẳng dài 100.000 km, tức là bằng 2,5 vòng đường xích đạo.

Tuy chỉ bé bằng nắm tay, nặng chừng 1/250 trọng lượng cơ thể nhưng do được kết bằng những bắp thịt chắc nên trái tim làm việc đặc biệt dẻo dai, cần mẫn. Từ lúc ta chưa cất tiếng khóc chào đời, tim đã đập trong bụng mẹ (tim người bắt đầu đập từ ngày thứ 18 của bào thai). Và khi ta về già, tim nghỉ việc sau cùng.

  • Tim hoạt động như thế nào?

Trái tim là một tổ chức cơ vân đặc biệt, với các sợi cơ kết chặt thành một khối vững mạnh. Trái tim của phôi thai 1 tháng to hơn trái tim người lớn đến 9 lần (về thể tích tương đối) và đập 65 lần mỗi phút.

Nếu như các loại cơ vân khác chạy theo nhịp kích thích bên ngoài, dại dột tăng mãi nhịp co cơ, đến nỗi lên cơn co giật như uốn ván thì trái tim hoạt động rất độc lập, tự chủ. Nó biết tự động theo nhịp riêng của nó, không theo đuôi, bắt chước ai cả. Những cử động vừa phải không ảnh hưởng đến nhịp tim. Nếu gặp một kích thích yếu dưới ngưỡng, trái tim vẫn cứ thản nhiên, "không thèm chấp". Chỉ khi lao động nặng, khẩn trương đến mức độ nào đó, tim mới bắt đầu đập mạnh và nhanh lên để thích nghi. Phản ứng tăng nhịp tim này đạt ngay đến mức tối đa. Sau đó, dù lao động tăng thêm khối lượng, tim vẫn giữ nguyên tần số đập. Nếu kích thích mạnh quá sức chịu đựng, tim sẽ dãn ra và ngừng đập, để rồi khi thoát được kích thích, nó lại đập như thường, bất chấp sự kích thích vẫn liên tục tác động mạnh.

Máu trong cơ thể phải được lưu thông không ngừng. Vì ngừng tuần hoàn có nghĩa là chết. Thế nhưng, tim chỉ làm việc khoảng “8 giờ vàng ngọc” mỗi ngày mà thôi. Đó là vì từng phần của tim được phân công rất khoa học, luân phiên nhau làm và nghỉ. Trong một nhịp đập của tim, hai tâm nhĩ co trong 1/5 thời gian rồi dãn trong 4/5 thời gian. Hai tâm nhĩ vừa bắt đầu dãn thì hai tâm thất co trong 2/5 thời gian rồi dãn trong 3/5 thời gian. Toàn bộ trái tim dãn ra trong 2/5 thời gian.

Trái tim dạy ta bài học về nếp sống điều độ, giờ nào việc ấy, cân đối giữa lao động và nghỉ ngơi để khỏi kiệt sức, làm việc có năng suất cao lại lâu bền, không mệt mỏi. Từ nhịp đập thông minh của trái tim, ta cũng rút ra một nguyên lý: Muốn giữ sức khỏe thì phải làm chủ, giữ vững thế thăng bằng và nhịp hoạt động hài hoà của cơ thể trước những tác động của môi trường sống.

  • Tim có thể đập khi người đã chết?

Ngự y của vua Tây Ban Nha hồi thế kỷ thứ 16 là Andre Velase, người sáng lập ra khoa giải phẫu, đã bị kết tội giết người vì khi ông mổ một xác chết ra, trái tim còn đập thoi thóp.

Ngày nay, y học đã minh oan cho ông. Các nghiên cứu mới đây đã khẳng định rằng trong một số trường hợp (rất hiếm gặp), tim có thể vẫn đập sau khi cơ thể chết. Trái tim ếch bị thái nhỏ, ngâm trong dung dịch nuôi dưỡng vẫn còn co bóp một thời gian nhờ hệ thống thần kinh tự động. Từ khi khám phá ra hệ thống này, chúng ta có thể cứu sống nhiều trường hợp tim ngừng đập bằng cách xoa bóp tim. Ngoài ra, y học cũng đã tạo các máy tạo nhịp thay thế hoặc phụ lực để chỉ huy nhịp điệu co bóp của tim trong trường hợp hoạt động của tim bị trục trặc.

(còn tiếp)


Bác sĩ vui tính

Anh lính bạch cầu tiêu diệt tên vi trùng xâm lược như thế nào?
Bạn bị đau họng, mẹ bạn cho là sưng cục thịt thừa
Chúng ta khoẻ hay yếu so với thuỷ tổ là người vượn? Sau này, khi lên ở Sao Kim, Sao Hỏa, Mặt Trăng, cơ thể người ta có biến đổi gì không?
Các bắp thịt được phân công, phối hợp ra sao?
Cái răng bé xíu mà sao cứng khỏe? Răng mọc vào tuổi nào là bình thường? Không mọc răng khôn là người… khôn hay dại?
Có bao nhiêu vị? Tại sao người ta lại nếm bằng lưỡi mà không phải bằng ngón chân như ruồi ?
Có phải nhân loại đang khát nước không? Làm gì để có nước sạch đủ dùng?
Có phải sinh vật nào cũng thở bằng phổi không?
Có phải từ đống rác rưởi có thể thu hồi được khối của quý không?
Có thể xét nghiệm tóc mà biết bệnh không?
Cơ thể chống nóng lạnh ra sao để thân nhiệt luôn ở khoảng 37 độ C?
Cơ thể con người có đối xứng không?
Cồn - một nhiên liệu lỏng thay thế xăng.
Gan là một nhà máy hoá chất lớn nhất cơ thể, điều này nghĩa là gì?
Hệ sinh thái của ao có tự làm sạch môi trường nước tù đọng không?
Khai thác những mạch nước nóng trong lòng đất để làm gì? Suối khoáng nóng có phải là nước thần không?
Làm thế nào mà người giữ được thăng bằng?
Mùi và hương có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
Mũi biết mùi như thế nào ?
Người bị mất một phần ba diện tích da có thể tử vong. Da dùng làm gì mà quan trọng thế?
Người cùng đi hai chân như gà, tại sao bàn chân người khác bàn chân gà?
Nếu cho rằng người và động vật là “ký sinh trùng” của cây cỏ thì có ngoa không? Không có cây xanh thì sự sống có tồn tại không?
Ruột thừa có thừa không?
Tai người có gì tài giỏi? Có nên xâu tai để đeo hoa tai không?
Thịt lợn sau khi ăn vào đã biến hoá thành thịt của bạn như thế nào? Ăn óc bò có sinh “đầu bò”, bướng bỉnh không?
Tại sao bác sĩ lại khuyên các em nhỏ cứ nô đùa thoả thích ngoài nắng để đỡ tốn tiền mua dầu cá uống trị bệnh còi xương ?
Tại sao chúng em cứ khổ mãi về cái khổ người cao, thấp, béo, gầy, so le với chúng bạn?
Tại sao con người lúc nào cũng phải hoà mình với thiên nhiên mới có sức khoẻ?
Tại sao khi chạm vào lửa, ta liền rụt tay lại? Làm sao để bảo vệ mình khỏi những ảnh hưởng có hại từ bên ngoài?
Tại sao khi ngủ hay nghiến răng? Như thế có phải là số vất vả và sẽ chết non không?
Tại sao khi ngủ phải nhắm mắt, ban ngày mắt cứ chớp luôn? Tại sao người bạch tạng thích đeo kính râm đen kịt? Mắt cần bóng tối để làm gì?
Tại sao lúc máy bay hạ cánh, tai thường ù và đau?
Tại sao lại bị bóng đè? Có phải là do yếu bóng vía hay không?
Tại sao những chị lên miền núi xây dựng vùng kinh tế mới đều béo tốt, hồng hào và lớn phổng lên?
Tại sao quả tim cứ đập mãi, đến chết mới chịu nằm yên?
Tại sao ta có hai mắt mà không có một hoặc một nghìn con mắt? Đôi mắt đặt ở hai bên thái dương như đôi tai có được không?
Tại sao tóc chỉ mọc trên đầu và trẻ em, phụ nữ có râu lại bị xem là “trái khoáy”?
Tại sao xương sống lại toàn những đốt, uốn cong mà không phải là một đoạn dài thẳng như xương ống chân?
V.A là gì? Tại sao người lớn không phải nạo “nấm họng” như trẻ em?
Vân tay là gì, tại sao vân tay của mọi người lại không giống nhau?
Y học đã làm được những gì để thay thế các bộ phận tàn tật của cơ thể, ngoài chân tay giả, tim phổi nhân tạo, máy trợ thính…
Đôi tay lắp ráp thế nào mà có thể với tới mọi chỗ trên thân mình?


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO