BÁC SĨ VUI TÍNH TRẢ LỜI


Bác sĩ vui tính (phần 28)

Y học đã làm được những gì để thay thế các bộ phận tàn tật của cơ thể, ngoài chân tay giả, tim phổi nhân tạo, máy trợ thính…

Năm 1505, trên thế giới xuất hiện một công trình kỹ thuật kỳ lạ: bàn tay sắt có thể đánh bài và cài khuy áo của kỵ sĩ Berlin Senghen. Vào thế kỷ XX, giáo sư A. Kobrinxki đã thiết kế được bàn tay nhân tạo có thể điều khiển bằng ý chí con người. Ngày nay, trên thế giới đã có hàng vạn người mang bàn tay giả có thể đóng đinh lên tường, lần giở từng trang sách…Họ điều khiển bàn tay nhân tạo bằng ý nghĩ, truyền các dòng điện bắp thịt đến các điện cực cắm ở mỏm cụt.

Ở Tây Âu có những em bé bẩm sinh bị cụt tay do người mẹ khi có mang đã uống phải thalidomit, loại thuốc an thần gây quái thai. Các em vẫn có thể sinh hoạt được bình thường nhờ bàn tay giả bọc chất dẻo có hình dáng và màu da y như thật do bác sĩ Han Smith (người Áo) thiết kế. Nhìn mấy em bé cầm thìa nĩa ăn, người ta không thể ngờ chúng đã bị cụt tay.

Năm 1978, ở Nhật có một ca ung thư xương đáng lẽ phải cắt cụt cả hai chân. Tuy nhiên, kíp mổ của bác sĩ Yasuto Itami đã thay toàn bộ các xương khớp chân từ háng trở xuống bằng vật liệu titan và polyethylen, mà vẫn giữ nguyên các bắp thịt, thần kinh, mạch máu…Bệnh nhân có thể đi lại bằng những khớp nhân tạo ấy.

Khi tụy tạng hỏng, không tiết insulin, con người sẽ bị bệnh tiểu đường. Người ta đã nghĩ ra nhiều biện pháp để khắc phục điều đó, chẳng hạn như ghép tuyến tụy hay những tế bào beta của tuyến này. Tuy nhiên, đa số trường hợp cơ thể bệnh nhân không chịu tiếp nhận mảnh ghép. Việc tiêm insulin hằng ngày cũng khá phiền phức, lại dễ quá liều lúc bệnh nhân ăn. Hiện các nhà khoa học đã chế tạo ra tụy tạng nhân tạo. Đó là một bình chứa insulin đặt ở vai hay cánh tay, có ống nhỏ luồn dưới da để bơm thuốc vào mạch máu và một thiết bị điện tử tự động để điều chỉnh lượng insulin tiêm vào người.

Thận nhân tạo do bác sĩ William Con (Hà Lan) áp dụng từ năm 1943 cho một nữ bệnh nhân nhằm thải lượng u rê thừa trong máu của người này. Đến nay, thận nhân tạo đã trở thành một máy y học thông dụng.

Khi bệnh nhân được phẫu thuật tim, chức năng tuần hoàn máu và trao đổi khí được giao cho máy tim phổi nhân tạo đảm đương. Máy tạo nhịp tim sẽ tiếp sức, điều chỉnh và thay thế hệ thần kinh tự động chỉ huy tim co bóp nhịp nhàng. Hiện có tới khoảng 50 kiểu van tim bằng chất dẻo. Thậm chí cả tim bằng chất dẻo cũng đã được dùng thử

Các nhà khoa học cũng đã làm ra mạch máu nhân tạo bằng các chất liệu như dacron, rodegon, teflon, silastic. Những mạch máu nhân tạo này có thể co giãn và mau liền sẹo, thay thế tốt cho các động mạch và tĩnh mạch bị tổn thương. Viện dệt và công nghiệp nhẹ Kirop (Nga) chế tạo được chỉ khâu mạch máu bằng chất anginat của rong biển. Loại chỉ này có thể tự tiêu, có tác dụng cầm máu và sát trùng.

Y học còn tìm cách thay thế máu. Trong trường hợp mổ mất nhiều máu, người ta dùng dung dịch fluoro carbon tạm thời làm công việc của huyết cầu tố để chuyên chở ô xy. Các bác sĩ Nhật Bản đã thử làm hồng cầu nhân tạo bằng polime chứa huyết sắc tố người. Họ cũng đang nghiên cứu cách làm cho các hồng cầu này đủ sức đàn hồi để chui qua mao mạch mà không đọng nhiều ở gan, lách.

Nếu chỉ còn 1/5 số hồng cầu, cơ thể vẫn sống được. Nhưng nếu mất máu, tức là mất cả huyết tương, thì dù số hồng cầu mất ít hơn, tính mạng vẫn lâm nguy. Trong trường hợp này, bệnh nhân phải được truyền nước muối để đảm bảo mức huyết áp, tránh truỵ tim mạch. Gần đây, nhiều nước đã sản xuất các loại huyết tương nhân tạo dưới dạng dung dịch, keo.

Trong các giác quan nhân tạo, ngoài máy trợ thính giúp phóng to âm thanh và trả một phần sức nghe cho người điếc, còn có máy optacon giúp người mù đọc được chữ thường. Chiếc máy này to bằng bao diêm, có chức năng đo mức chênh lệch cường độ sáng giữa chữ đen và giấy trắng. Tín hiệu thị giác mà máy thu nhận được sẽ được biến đổi thành tín hiệu xúc giác. Cầm máy rà trên trang sách, người mù có thể đọc mỗi phút 150 từ, ngang với tốc độ đọc chữ nổi Brai.

Một loại "mắt nhân tạo" khác là kính siêu âm. Thiết bị này được chế tạo dựa trên cơ chế cảm nhận của những con dơi mù. Những sóng âm phóng ra từ gọng kính sẽ đập vào những vật trước mặt, hắt lại thành những âm thanh nghe thấy. Nhờ đó, người mù đeo kính sẽ biết được người đang đi đến ở cách anh ta mấy thước, từ hướng nào, vật trước mặt cứng hay mềm. Ngoài ra, ở Mỹ còn có loại gậy lazer phóng tia hồng ngoại thành ba chùm sáng tập trung. Âm vang mà cái gậy thu hồi sẽ gây chấn động trên các ngón tay người mù, giúp họ thấy rõ mức độ trở ngại cũng như độ lồi lõm của mặt đường.

Năm 1975, con mắt điện tử đã ra đời và đang được hoàn thiện thêm. Mở hộp sọ một người mù tình nguyện, các bác sĩ đã tìm được những điểm sáng thị giác trên vỏ não, chấm thành một bản đồ. Đối chiếu bản đồ, họ cắm các vi điện cực đúng vào các điểm sáng ấy, nối dây dẫn, rồi đóng kín hộp sọ. Mạng dây điện này nối với một máy tính điện tử và một màn ảnh truyền hình lắp trong hốc mắt, giúp người mù "nhìn thấy" được.

Năm 1978, nhà di truyền học Khorana phát hiện ra rằng nhiều bệnh và khuyết tật bẩm sinh là do các gene hỏng gây nên. Nếu được lắp một gene nhân tạo, cơ thể sẽ có thể tạo ra những bộ phận lành lặn, hoạt động bình thường. Các nhà khoa học hy vọng rằng trong tương lai, không chỉ gene nhân tạo mà cả óc nhân tạo cũng ra đời.

Tiến bộ của kỹ thuật y học đang cố gắng bù lại cho người tàn tật những chức năng đã mất. Nhưng để thích nghi trở lại với đời sống bình thường, con người cần chủ động phát huy những dự trữ năng lượng của mình, không ỷ lại vào máy móc.

Một tấm gương vượt qua tật nguyền là Valeri Brumen (Liên Xô cũ), người 6 lần vô địch thế giới về nhảy cao, vô địch thế vận hội Tokyo 1964. Anh bị giập nát cả bàn chân phải do ngã xe máy, phải lên bàn mổ hai chục lần. Cuối cùng, bác sĩ Gavrinlin Ilidarov đã trả lại cho anh bàn chân, và quan trọng hơn là đã vực dậy ở anh nghị lực chiến thắng bệnh tật để trở về với thể dục thể thao. Sức mạnh tinh thần mà vị bác sĩ tiếp cho đã giúp Valeri Brumen nhảy cao tới 2 m, chỉ kém 28 cm so với kỷ lục thế giới với đôi chân lành trước đây của anh. Sau đó, Brumen nhận được thư của một người không quen biết: "Hết sức cảm ơn anh. Đứa con gái 12 tuổi của tôi nằm liệt giường suốt hai năm nay. Nhờ xem thành tích của anh trên ti vi, nó đã tập và đi lại được.

(còn tiếp)


Bác sĩ vui tính

Anh lính bạch cầu tiêu diệt tên vi trùng xâm lược như thế nào?
Bạn bị đau họng, mẹ bạn cho là sưng cục thịt thừa
Chúng ta khoẻ hay yếu so với thuỷ tổ là người vượn? Sau này, khi lên ở Sao Kim, Sao Hỏa, Mặt Trăng, cơ thể người ta có biến đổi gì không?
Các bắp thịt được phân công, phối hợp ra sao?
Cái răng bé xíu mà sao cứng khỏe? Răng mọc vào tuổi nào là bình thường? Không mọc răng khôn là người… khôn hay dại?
Có bao nhiêu vị? Tại sao người ta lại nếm bằng lưỡi mà không phải bằng ngón chân như ruồi ?
Có phải nhân loại đang khát nước không? Làm gì để có nước sạch đủ dùng?
Có phải sinh vật nào cũng thở bằng phổi không?
Có phải từ đống rác rưởi có thể thu hồi được khối của quý không?
Có thể xét nghiệm tóc mà biết bệnh không?
Cơ thể chống nóng lạnh ra sao để thân nhiệt luôn ở khoảng 37 độ C?
Cơ thể con người có đối xứng không?
Cồn - một nhiên liệu lỏng thay thế xăng.
Gan là một nhà máy hoá chất lớn nhất cơ thể, điều này nghĩa là gì?
Hệ sinh thái của ao có tự làm sạch môi trường nước tù đọng không?
Khai thác những mạch nước nóng trong lòng đất để làm gì? Suối khoáng nóng có phải là nước thần không?
Làm thế nào mà người giữ được thăng bằng?
Mùi và hương có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
Mũi biết mùi như thế nào ?
Người bị mất một phần ba diện tích da có thể tử vong. Da dùng làm gì mà quan trọng thế?
Người cùng đi hai chân như gà, tại sao bàn chân người khác bàn chân gà?
Nếu cho rằng người và động vật là “ký sinh trùng” của cây cỏ thì có ngoa không? Không có cây xanh thì sự sống có tồn tại không?
Ruột thừa có thừa không?
Tai người có gì tài giỏi? Có nên xâu tai để đeo hoa tai không?
Thịt lợn sau khi ăn vào đã biến hoá thành thịt của bạn như thế nào? Ăn óc bò có sinh “đầu bò”, bướng bỉnh không?
Tại sao bác sĩ lại khuyên các em nhỏ cứ nô đùa thoả thích ngoài nắng để đỡ tốn tiền mua dầu cá uống trị bệnh còi xương ?
Tại sao chúng em cứ khổ mãi về cái khổ người cao, thấp, béo, gầy, so le với chúng bạn?
Tại sao con người lúc nào cũng phải hoà mình với thiên nhiên mới có sức khoẻ?
Tại sao khi chạm vào lửa, ta liền rụt tay lại? Làm sao để bảo vệ mình khỏi những ảnh hưởng có hại từ bên ngoài?
Tại sao khi ngủ hay nghiến răng? Như thế có phải là số vất vả và sẽ chết non không?
Tại sao khi ngủ phải nhắm mắt, ban ngày mắt cứ chớp luôn? Tại sao người bạch tạng thích đeo kính râm đen kịt? Mắt cần bóng tối để làm gì?
Tại sao lúc máy bay hạ cánh, tai thường ù và đau?
Tại sao lại bị bóng đè? Có phải là do yếu bóng vía hay không?
Tại sao những chị lên miền núi xây dựng vùng kinh tế mới đều béo tốt, hồng hào và lớn phổng lên?
Tại sao quả tim cứ đập mãi, đến chết mới chịu nằm yên?
Tại sao ta có hai mắt mà không có một hoặc một nghìn con mắt? Đôi mắt đặt ở hai bên thái dương như đôi tai có được không?
Tại sao tóc chỉ mọc trên đầu và trẻ em, phụ nữ có râu lại bị xem là “trái khoáy”?
Tại sao xương sống lại toàn những đốt, uốn cong mà không phải là một đoạn dài thẳng như xương ống chân?
V.A là gì? Tại sao người lớn không phải nạo “nấm họng” như trẻ em?
Vân tay là gì, tại sao vân tay của mọi người lại không giống nhau?
Y học đã làm được những gì để thay thế các bộ phận tàn tật của cơ thể, ngoài chân tay giả, tim phổi nhân tạo, máy trợ thính…
Đôi tay lắp ráp thế nào mà có thể với tới mọi chỗ trên thân mình?


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO