BÁC SĨ VUI TÍNH TRẢ LỜI


Bác sĩ vui tính (phần 26)

Tại sao chúng em cứ khổ mãi về cái khổ người cao, thấp, béo, gầy, so le với chúng bạn?

Ai mà chẳng muốn chóng lớn, có vóc người tầm thước, không so lệch với chúng bạn, thân hình nở nang, hài hoà, cân đối, tránh miệng lưỡi người đời:

Cao chê ngỏng, thấp chê lùn

Béo chê béo trục béo tròn

Gầy chê xương sống xương sườn phơi ra.

Chớ chê nhau và chế nhạo người khác, cũng đừng tự làm khổ mình vì cái tiếng “cao thấp béo gầy”. Vì trừ một số trường hợp bệnh lý cần điều trị, béo gầy là những đặc điểm thể tạng khó mà thay đổi (có thay đổi cũng phải trải qua nhiều đời do cải tạo môi trường sống và điều kiện dinh dưỡng). Nếu béo, gầy, cao, thấp mà vẫn khoẻ mạnh, thông minh thì có gì phải bận tâm!

Không có thứ thuốc tiên nào chữa cho chú lùn Vante Bominh (người Đức, cao 0,52 m) đạt tới tầm 2,5 m của hoàng đế La Mã Macximin đệ nhất, và cân nặng 510 kg của anh chàng khổng lồ người Mỹ Johnny Ali.

Khổ người nhỏ (như chúng ta) là sản phẩm của khí hậu nhiệt đới. Người cổ được tìm thấy ở Bắc Kinh giá lạnh cao lớn hơn người cùng thời đại ở xứ nóng Giava. Những người sống ở các vùng cùng vĩ tuyến thường có độ cao tương đương nhau. Chẳng hạn người của bộ tộc Pichme ở Congo, bộ tộc Papua và chủng người da đen ở đảo Andaman, Philippines cùng chỉ cao trung bình 1,35-1,49 m. Đây là những người sống ở vùng xích đạo.

Ở xứ nóng ẩm, một thân hình nhỏ bé, dong dỏng, bề mặt da rộng mà khối lượng cơ thể ít, tay dài, thân ngắn, cánh mũi nở thì dễ trao đổi nước và điều hoà nhiệt độ để chống nóng tốt hơn. Người xứ nóng mà béo phì thì dễ chết ngốt. Do không cần ăn thừa mỡ để chống lạnh như người miền hàn đới nên những người quá to ngang, mập mạp dễ bị bệnh chít mỡ động mạch (nếu ăn nhiều mà ít vận động).

Ở các nước nhiệt đới, nông nghiệp chưa phát triển, những anh chàng to xác phàm ăn kiểu Gacgangchuya (một nhân vật trong tiểu thuyết của Rable, thường bú sữa 18.000 con bò mới đủ no) sớm muộn cũng chết đói. Và chỉ những cá thể nào có tầm vóc nhỏ, biết hạn chế sức lớn, tiết kiệm vôi để tạo xương, ăn dè chất đạm, tiêu ít năng lượng cho hoạt động hằng ngày... mới mong tồn tại. Và thế là một tạng người thon nhỏ, ruột ngắn, dạ dày lép… đã hình thành. Những đặc điểm thể tạng đó được sàng lọc qua nhiều thế hệ, được định hình và di truyền cho con cháu như các ưu thế thể chất để thích nghi với hoàn cảnh sống.

Đất nước Việt nam tạo nên thể tạng con người Việt Nam phù hợp với nó. Chắc chắn rằng mai đây do đời sống no đủ, trình độ văn minh cao, dần dần thể tạng con người Việt Nam sẽ tốt hơn. Ngay cả lúc này, trong một chừng mực nhất định, các bạn vẫn có thể bồi dưỡng và nâng cao thể lực của mình nếu biết vận dụng đúng đắn những biện pháp toàn diện.

Ở tuổi các bạn, đừng vội lo “chột lớn”. Có bạn người còi cọc do dậy thì muộn, nhưng rồi lớn vọt rất nhanh. Sau tuổi dậy thì, chiều cao còn tăng chậm trong nhiều năm nữa. Đàn ông cá biệt có người tới 36-40 tuổi, đàn bà có người tới hơn 30 tuổi mới ngừng phát triển chiều cao.

Đang tuổi lớn, các bạn cần ăn uống thêm lượng và đủ chất, đảm bảo cân đối các axit amin trong thành phần các protein của cá, thịt, trứng, sữa, đậu, lạc, vừng, gạo, mì… Cần ăn các rau quả giàu muối khoáng và vitamin, nhất là vitamin A (có nhiều trong các quả màu đỏ). Các chất này đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của cơ thể. Các thầy thuốc Nhật Bản đã làm thí nghiệm trộn 0,5 % lydin (một thứ axit amin) vào bánh bao cho học sinh ăn. Sau vài năm, họ nhận thấy so với những em ăn thiếu lydin thì những em này nặng hơn 4,4 kg và cao hơn 5,7 cm.

Nếu sợ bị béo phì, bạn không nên ăn nhiều của ngọt, vì chất bột, đường khi vào người nếu không được sử dụng hết ngay sẽ được chuyển thành mỡ. Tuy nhiên, cũng đừng vì quá sợ béo mà dại dột uống giấm. Chưa thấy sách báo nào bảo ăn của chua thì “sút mỡ” cả. Trên thực tế, những người chống béo bằng giấm và chanh đều chẳng đạt kết quả gì.

Muốn bớt chiều cao, các bạn có thể gồng gánh, nhưng không quá 2/3 cân nặng cơ thể. Nhiều bạn ở nông thôn phải lao động nặng từ khi còn quá bé nên cơ thể bị chậm lớn. Đó là do khối cơ bắp nở nang sớm (do lao động) đã chèn ép sự phát triển của xương và lồng ngực.

Để thân hình phát triển hài hoà, bạn cần tập đều các môn thể dục thể thao phù hợp. Cao thì tập tạ, lùn tập lên xà, bơi, nhảy cao, nhảy xa. Việc nhảy dây hay đi bộ không làm lùn người đi đâu! Cơ thể đang lớn nên rất cần ôxy. Vì vậy, các bạn cũng đừng quên tập thở không khí thoáng sạch hằng ngày.

Việc học tập cũng cần có kế hoạch. Không được học nhiều quá đến nỗi mụ óc mà phải xen kẽ vận động trí óc và chân tay. Tuyệt đối không được hút thuốc lá. Một công trình nghiên cứu cho biết, những người thôi hút thuốc sẽ tăng trung bình mỗi năm 2 kg đấy!

Ngoài ra, mọi bệnh tật đều làm giảm sức lớn nên các bạn cần đi chữa sớm khi có bệnh. Nhưng tốt nhất là phải biết vệ sinh phòng bệnh.

(còn tiếp)


Bác sĩ vui tính

Anh lính bạch cầu tiêu diệt tên vi trùng xâm lược như thế nào?
Bạn bị đau họng, mẹ bạn cho là sưng cục thịt thừa
Chúng ta khoẻ hay yếu so với thuỷ tổ là người vượn? Sau này, khi lên ở Sao Kim, Sao Hỏa, Mặt Trăng, cơ thể người ta có biến đổi gì không?
Các bắp thịt được phân công, phối hợp ra sao?
Cái răng bé xíu mà sao cứng khỏe? Răng mọc vào tuổi nào là bình thường? Không mọc răng khôn là người… khôn hay dại?
Có bao nhiêu vị? Tại sao người ta lại nếm bằng lưỡi mà không phải bằng ngón chân như ruồi ?
Có phải nhân loại đang khát nước không? Làm gì để có nước sạch đủ dùng?
Có phải sinh vật nào cũng thở bằng phổi không?
Có phải từ đống rác rưởi có thể thu hồi được khối của quý không?
Có thể xét nghiệm tóc mà biết bệnh không?
Cơ thể chống nóng lạnh ra sao để thân nhiệt luôn ở khoảng 37 độ C?
Cơ thể con người có đối xứng không?
Cồn - một nhiên liệu lỏng thay thế xăng.
Gan là một nhà máy hoá chất lớn nhất cơ thể, điều này nghĩa là gì?
Hệ sinh thái của ao có tự làm sạch môi trường nước tù đọng không?
Khai thác những mạch nước nóng trong lòng đất để làm gì? Suối khoáng nóng có phải là nước thần không?
Làm thế nào mà người giữ được thăng bằng?
Mùi và hương có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
Mũi biết mùi như thế nào ?
Người bị mất một phần ba diện tích da có thể tử vong. Da dùng làm gì mà quan trọng thế?
Người cùng đi hai chân như gà, tại sao bàn chân người khác bàn chân gà?
Nếu cho rằng người và động vật là “ký sinh trùng” của cây cỏ thì có ngoa không? Không có cây xanh thì sự sống có tồn tại không?
Ruột thừa có thừa không?
Tai người có gì tài giỏi? Có nên xâu tai để đeo hoa tai không?
Thịt lợn sau khi ăn vào đã biến hoá thành thịt của bạn như thế nào? Ăn óc bò có sinh “đầu bò”, bướng bỉnh không?
Tại sao bác sĩ lại khuyên các em nhỏ cứ nô đùa thoả thích ngoài nắng để đỡ tốn tiền mua dầu cá uống trị bệnh còi xương ?
Tại sao chúng em cứ khổ mãi về cái khổ người cao, thấp, béo, gầy, so le với chúng bạn?
Tại sao con người lúc nào cũng phải hoà mình với thiên nhiên mới có sức khoẻ?
Tại sao khi chạm vào lửa, ta liền rụt tay lại? Làm sao để bảo vệ mình khỏi những ảnh hưởng có hại từ bên ngoài?
Tại sao khi ngủ hay nghiến răng? Như thế có phải là số vất vả và sẽ chết non không?
Tại sao khi ngủ phải nhắm mắt, ban ngày mắt cứ chớp luôn? Tại sao người bạch tạng thích đeo kính râm đen kịt? Mắt cần bóng tối để làm gì?
Tại sao lúc máy bay hạ cánh, tai thường ù và đau?
Tại sao lại bị bóng đè? Có phải là do yếu bóng vía hay không?
Tại sao những chị lên miền núi xây dựng vùng kinh tế mới đều béo tốt, hồng hào và lớn phổng lên?
Tại sao quả tim cứ đập mãi, đến chết mới chịu nằm yên?
Tại sao ta có hai mắt mà không có một hoặc một nghìn con mắt? Đôi mắt đặt ở hai bên thái dương như đôi tai có được không?
Tại sao tóc chỉ mọc trên đầu và trẻ em, phụ nữ có râu lại bị xem là “trái khoáy”?
Tại sao xương sống lại toàn những đốt, uốn cong mà không phải là một đoạn dài thẳng như xương ống chân?
V.A là gì? Tại sao người lớn không phải nạo “nấm họng” như trẻ em?
Vân tay là gì, tại sao vân tay của mọi người lại không giống nhau?
Y học đã làm được những gì để thay thế các bộ phận tàn tật của cơ thể, ngoài chân tay giả, tim phổi nhân tạo, máy trợ thính…
Đôi tay lắp ráp thế nào mà có thể với tới mọi chỗ trên thân mình?


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO