BÁC SĨ VUI TÍNH TRẢ LỜI


Bác sĩ vui tính trả lời (phần 41)

Cồn - một nhiên liệu lỏng thay thế xăng.

Thiên nhiên đã mất hàng triệu năm để tạo nên từ sinh khối các túi dầu mỏ và khí đốt trong lòng đất. Khoa học kỹ thuật hiện đại có thể biến sinh khối thành cồn (một loại nhiên liệu sánh ngang dầu hỏa) trong vài ngày.

Trong đại chiến thế giới II, quân đội Nhật khi thiếu xăng đã pha thêm cồn vào xăng để chạy xe. Brazin có 33 vạn chiếc xe ô tô chạy bằng hỗn hợp xăng cồn. Nước này cũng có kế hoạch trồng mía để phát triển công nghiệp cất cồn. Vì cồn tỏa ít nhiệt hơn xăng nên nếu động cơ đốt bằng cồn thì máy vẫn mát. Chất carbon ôxit, nitơ ôxit mà cồn cháy thải ra chỉ bằng một nửa so với xăng. Cồn không cần pha thêm hợp chất chì (rất độc) cũng có được chỉ số octa như xăng pha chì. Do đó, cồn là thứ nhiên liệu sạch sẽ nhất. Cồn dùng để chạy xe phải chứa rất ít nước, điều này khó thực hiện đối với những lò cất cồn thủ công.

Nếu pha 2 phần cồn với 8 phần xăng thì các xe chạy xăng trước đây không cần thay thiết bị. Muốn dùng hoàn toàn cồn để chạy máy thì phải sửa đổi một số bộ phận máy, có biện pháp chống ngưng tụ nước ở buzi và xilanh, chống sự ăn mòn của axit acetic có trong cồn.

Một héc ta mía cho nguyên liệu đủ để sản xuất 4.200 - 7.000 lít cồn; 1 hecta củ cải đường cho 2.500 lít, khoai tây: 2.000 lít, lúa mì: 1600 lít, ngô: 1.500 lít. Cồn là nguyên liệu vô tận, có khả năng tự tái sinh, và trong một tương lai gần sẽ chiếm vị trí quan trọng khi nguồn dầu mỏ ngày càng cạn kiệt.

Mía, sắn là những nguyên liệu tốt để cất cồn. Nhờ có tiềm năng phát triển mía rất lớn nên lượng cồn mà Brazin sản xuất bằng 1/3 tổng sản lượng của thế giới. Tuy nhiên, mía lại là nguyên liệu quý giá để làm đường nên không thể dành nhiều cho công nghiệp cồn. Vì vậy, người ta nghĩ đến việc sản xuất nhiên liệu lỏng từ cenluloza trong rơm rạ, lá cây và các phế liệu mỗi năm đến hơn 100 tỷ tấn. Nếu có thể thủy giải chất này thành glucoza thì con người sẽ có được nguồn nguyên liệu vô tận và ít tốn kém để làm ra nguyên liệu sản xuất cồn.

Các nhà khoa học đã phát hiện loài nấm xanh Tricozec maviride có những men phá vỡ được cấu trúc bền vững của cenluloza. Loài nấm này có thể biến hơn 60% cenluloza thành đường đơn trong điều kiện nhiệt độ và áp suất bình thường.

Tại sao vùng cao có nhiều cụ già sống lâu 100 tuổi?

Nhiều vùng cao trên thế giới là quê hương của tuổi thọ. Trên xứ sở mây mù cao 2.500 mét, 32.000 người thuộc bộ tộc Hunda sinh sống khỏe mạnh, rất ít ốm đau và thọ trung bình 120 tuổi. Ở khu Leric (cao 1250 mét, ở Azecbaizan) chỉ có 37.000 dân nhưng số người thọ ngoại bách niên đã hơn 100 cụ.

Ở miền núi nước ta cũng nhiều cụ già đại thọ. Khu Tây Bắc có 400 cụ sống trên 100 tuổi. Tỉnh Cao Bằng có 26 cụ ngoại bách niên thì 23 cụ là người dân tộc H Mông, sống trên đỉnh núi Hà Quảng cao chót vót. Hà Giang có cụ Chang My Chớ 146 tuổi, Giàng Nhĩ Tỏa 142 tuổi, Sùng Sế Hậu 142 tuổi… Cụ Lò Thị Hặc (Sơn La) 140 tuổi chưa rụng răng, 138 tuổi vẫn lên nương nhổ sắn.

Các bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu rút ngắn tuổi thọ và gây tử vong cho lứa tuổi già. Người vùng cao rất ít mắc các bệnh này. Các thầy thuốc đã chứng minh được lợi ích của khí hậu miền núi trong việc điều trị các bệnh tim mạch ở thời kỳ đầu. Leo núi hằng ngày trở thành một môn thể thao, là bài thuốc quý để phòng và chữa các bệnh tim.

Không khí trên núi cao tốt cho sức khỏe con người chủ yếu là do nó có chứa nhiều ion âm. Mỗi cm khối không khí miền núi chứa tới 2 vạn ion âm, trong khi không khí tù hãm ở buồng có khói thuốc lá chẳng có ion âm nào. Các ion này có tác dụng trung hòa và làm lắng đọng các hợp chất có hại trong khí quyển, khiến không khí ta thở được thanh khiết.

Để giúp thành thị có bầu không khí như của miền núi, viện sĩ Alecxande Miculin và tổng công trình sư Conxtantin Miatuchan đã sáng chế ra chiếc máy tích điện âm vào bầu khí quyển. Nước trong thành phố phun thành những hạt cực nhỏ và được tích ion âm. Mỗi vòi phun nước tạo nên một bầu không khí miền núi trong một khu dân cư có bán kính 10- 15 mét. Khi lắp máy tích ion âm vào mạng lưới ống phun nước dưới áp suất cao, cả thành phố bụi khói được hưởng không khí miền núi trong lành.

Rõ ràng là không khí sạch vùng cao đem lại sức khỏe và tuổi thọ.

(còn tiếp)


Bác sĩ vui tính

Anh lính bạch cầu tiêu diệt tên vi trùng xâm lược như thế nào?
Bạn bị đau họng, mẹ bạn cho là sưng cục thịt thừa
Chúng ta khoẻ hay yếu so với thuỷ tổ là người vượn? Sau này, khi lên ở Sao Kim, Sao Hỏa, Mặt Trăng, cơ thể người ta có biến đổi gì không?
Các bắp thịt được phân công, phối hợp ra sao?
Cái răng bé xíu mà sao cứng khỏe? Răng mọc vào tuổi nào là bình thường? Không mọc răng khôn là người… khôn hay dại?
Có bao nhiêu vị? Tại sao người ta lại nếm bằng lưỡi mà không phải bằng ngón chân như ruồi ?
Có phải nhân loại đang khát nước không? Làm gì để có nước sạch đủ dùng?
Có phải sinh vật nào cũng thở bằng phổi không?
Có phải từ đống rác rưởi có thể thu hồi được khối của quý không?
Có thể xét nghiệm tóc mà biết bệnh không?
Cơ thể chống nóng lạnh ra sao để thân nhiệt luôn ở khoảng 37 độ C?
Cơ thể con người có đối xứng không?
Cồn - một nhiên liệu lỏng thay thế xăng.
Gan là một nhà máy hoá chất lớn nhất cơ thể, điều này nghĩa là gì?
Hệ sinh thái của ao có tự làm sạch môi trường nước tù đọng không?
Khai thác những mạch nước nóng trong lòng đất để làm gì? Suối khoáng nóng có phải là nước thần không?
Làm thế nào mà người giữ được thăng bằng?
Mùi và hương có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
Mũi biết mùi như thế nào ?
Người bị mất một phần ba diện tích da có thể tử vong. Da dùng làm gì mà quan trọng thế?
Người cùng đi hai chân như gà, tại sao bàn chân người khác bàn chân gà?
Nếu cho rằng người và động vật là “ký sinh trùng” của cây cỏ thì có ngoa không? Không có cây xanh thì sự sống có tồn tại không?
Ruột thừa có thừa không?
Tai người có gì tài giỏi? Có nên xâu tai để đeo hoa tai không?
Thịt lợn sau khi ăn vào đã biến hoá thành thịt của bạn như thế nào? Ăn óc bò có sinh “đầu bò”, bướng bỉnh không?
Tại sao bác sĩ lại khuyên các em nhỏ cứ nô đùa thoả thích ngoài nắng để đỡ tốn tiền mua dầu cá uống trị bệnh còi xương ?
Tại sao chúng em cứ khổ mãi về cái khổ người cao, thấp, béo, gầy, so le với chúng bạn?
Tại sao con người lúc nào cũng phải hoà mình với thiên nhiên mới có sức khoẻ?
Tại sao khi chạm vào lửa, ta liền rụt tay lại? Làm sao để bảo vệ mình khỏi những ảnh hưởng có hại từ bên ngoài?
Tại sao khi ngủ hay nghiến răng? Như thế có phải là số vất vả và sẽ chết non không?
Tại sao khi ngủ phải nhắm mắt, ban ngày mắt cứ chớp luôn? Tại sao người bạch tạng thích đeo kính râm đen kịt? Mắt cần bóng tối để làm gì?
Tại sao lúc máy bay hạ cánh, tai thường ù và đau?
Tại sao lại bị bóng đè? Có phải là do yếu bóng vía hay không?
Tại sao những chị lên miền núi xây dựng vùng kinh tế mới đều béo tốt, hồng hào và lớn phổng lên?
Tại sao quả tim cứ đập mãi, đến chết mới chịu nằm yên?
Tại sao ta có hai mắt mà không có một hoặc một nghìn con mắt? Đôi mắt đặt ở hai bên thái dương như đôi tai có được không?
Tại sao tóc chỉ mọc trên đầu và trẻ em, phụ nữ có râu lại bị xem là “trái khoáy”?
Tại sao xương sống lại toàn những đốt, uốn cong mà không phải là một đoạn dài thẳng như xương ống chân?
V.A là gì? Tại sao người lớn không phải nạo “nấm họng” như trẻ em?
Vân tay là gì, tại sao vân tay của mọi người lại không giống nhau?
Y học đã làm được những gì để thay thế các bộ phận tàn tật của cơ thể, ngoài chân tay giả, tim phổi nhân tạo, máy trợ thính…
Đôi tay lắp ráp thế nào mà có thể với tới mọi chỗ trên thân mình?


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO