BÁC SĨ VUI TÍNH TRẢ LỜI


Bác sĩ vui tính (phần 32)

Tại sao bác sĩ lại khuyên các em nhỏ cứ nô đùa thoả thích ngoài nắng để đỡ tốn tiền mua dầu cá uống trị bệnh còi xương ?

Nhà chép sử Hy Lạp cổ Herodot đến thành Peludium (nơi giao chiến giữa hoàng tử Ba Tư Cambydo và vua Ai Cập Psammenit) vào năm 525 trước Công nguyên. Ông ném đá vào sọ các thây ma thì thấy cái vỡ, cái lành. Ông nhận xét rằng: Người Ai Cập húi tóc từ bé, dãi nắng nên xương sọ cứng và trán ít hói. Còn người Ba Tư cho đến năm tuổi phải sống cấm cung với mẹ trong buồng tối, cấm nhìn thấy mặt cha nên xương dễ vỡ. Các Hội thể thao trên núi Olympia (Hy Lạp) thời kỳ này cũng có luật quy định các vận động viên phải tắm nắng.

Sụn mềm gồm các chất hữu cơ, không chuyển thành xương nếu thiếu muối khoáng canxi phốt phát. Ở xương của trẻ mắc bệnh còi xương, tỷ lệ chất này chỉ là 18% (thay vì là 66%), trong khi tỷ lệ nước lại cao đến 43% (ở người khoẻ mạnh là 34%).

Cơ thể ta chứa 1.400 g canxi, trong đó 98% nằm ở xương và quyết định sức lớn của con người. Sữa mẹ càng nhiều canxi thì con bú càng chóng lớn. Trẻ đang lớn cần vôi để biến sụn thành xương đã đành. Xương người lớn nếu thiếu vôi cũng sẽ sinh vẹo lệch, nứt gãy hay mềm, rỗng; khi bị thương thì xương chậm liền; tuỷ xương dễ viêm, răng hay bị sâu. Sự thiếu canxi cũng làm thành mạch máu bị yếu, sinh ra hay bị ỉa chảy, viêm mũi, họng, long đờm, có nước trong màng phổi, màng tim… và dễ bị cảm lạnh. Thiếu canxi còn làm cho thần kinh rối loạn, mất ngủ, kích động, kinh giật, tăng cảm giác đau, thậm chí gây mê man bất tỉnh.

Hằng ngày, cơ thể ta cần 1 g canxi, người có mang và cho con bú cần 2 g. Phải có vitamin D thì canxi mới được hấp thụ nhanh. Nếu vừa uống (hay tiêm) canxi vừa dùng vitamin D thì xương sẽ nhận được lượng canxi cao gấp đôi so với trường hợp không dùng vitamin D.

Trong các loại vitamin D (từ D1 đến D6), quan trọng nhất là vitamin D2 có nguồn gốc thực vật (nấm men) và vitamin D3 có nguồn gốc động vật (gan cá thu).

Cơ thể tự nó không có khả năng để tổng hợp vitamin D từ nguyên liệu thiên nhiên là các tiền vitamin D. Nhưng nó có thể lấy năng lượng của mặt trời để hoàn thành công việc đó. Các tuyến ngoài da hằng ngày tiết ra 20 chất nhờn chứa tiền vitamin D. Dưới tác dụng của tia cực tím, nó biến thành vitamin D3 và được hấp thu trở lại vào người.

Khi bị còi xương, việc uống thuốc vitamin D không tốt bằng và không thay thế được tắm nắng. Nếu các bà mẹ không “cầm tù” con mà cho trẻ ra nắng thì ít ra ta cũng tránh được tình trạng 1/5 trẻ em trên thế giới mắc bệnh còi xương.

Em thích màu đỏ, nhưng mẹ bảo mùa rét không nên mặc áo đỏ. Tại sao thế? Tại sao tường bệnh viện thường quét vôi màu xanh lơ, nhà ăn quét vôi vàng?

Nhà văn Cuba Cacdeso viết: “Ngày xưa tạo hoá cho trái đất đủ thứ, chỉ quên thắp đèn mặt trời. Chim không biết đường bay, ngựa chạy bị vấp ngã, mèo chẳng nhìn thấy mây và hoa. Con cú gian tham lừa bịp nói rằng nó có một thứ thuốc làm sáng mắt, và bắt muôn loài tôn nó lên ngôi nữ hoàng. Nữ hoàng ban phát cho mỗi thần dân một cánh hoa che mắt, để nhìn đời không rõ thực hư, che lấp mưu gian, giữ ngôi chúa tể. Bỗng đèn trời thắp sáng. Muôn loài đại hội liên hoan trong ánh sáng tưng bừng. Riêng loài cú bảo thủ cứ giữ mãi cánh hoa che mắt, suốt đời sống thui thủi trong bóng đêm”.

Đó là vì cú vọ thuộc loài vật có “thị giác hoàng hôn”. Võng mặc mắt nó có toàn sắc tố rodopxin mà thiếu hẳn sắc tố iadopxin nên chỉ nhìn rõ nét nơi tối tăm, không phân biệt được muôn màu trong ánh sáng rực rỡ.

Qua lăng kính của nhà bác học Newton, lần đầu tiên ánh sáng được tách bạch thành 7 màu cầu vồng. Bảy màu này hòa lại thì trắng tinh như ta nhìn thấy. Và thế giới màu dưới con mắt ta có tới 600.000 sắc độ khác nhau.

Màu sắc có nhiều ảnh hưởng tới sinh lý, sức khoẻ, lao động của con người. Nhà thơ và nhà tự nhiên học vĩ đại Goethe nhận xét rằng màu sắc tác động lên tâm hồn, kích thích cảm giác, thúc đẩy xúc cảm, ý nghĩ, làm lòng ta được nghỉ ngơi hoặc xao xuyến, gây ra nỗi đau buồn và niềm vui.

Trong phòng bạn có một cái tủ sơn trắng nhẹ nhõm, nếu sơn lại màu đen, bạn sẽ cảm thấy như nó nặng hơn nhiều. Màu sắc đôi khi không chỉ đánh lừa cảm giác chủ quan của ta mà còn gây ra những biến đổi sinh lý thực sự. Nếu đứng trước màn ảnh cứ 15 phút lại chiếu sáng một màu, bạn sẽ cảm thấy lúc nóng lúc lạnh, mạch và thân nhiệt thay đổi tuỳ theo màu trên màn ảnh, mặc dù trong phòng nhiệt độ và độ ẩm vẫn y nguyên. Rõ ràng là màu sắc đã cải tạo vi khí hậu nơi ta sống.

Từ thời thượng cổ, loài người đã dùng màu để chữa bệnh. Các danh y Trung Quốc quét trên da người lên đậu một thứ nước vỏ cây đỏ, người Capkaz khi ốm thường đắp chăn hồng. Hiện trong y học đã hình thành khoa chữa bệnh bằng màu sắc, dùng kính “tắm màu” để chữa bệnh.

Các thống kê trên thế giới tại các xí nghiệp cho thấy, việc dùng màu sắc hợp lý trong nhà máy đã làm tăng năng suất lao động 15% , giảm thao tác vụng 40%, bớt tai nạn lao động 50%.

Tiêu chuẩn màu sắc tối ưu đối với thị lực học sinh là mặt bàn ghế sơn màu xanh lá cây. Không nên sơn trắng, sáng quá làm học sinh chói mắt, nhất là vào mùa hè.

Mùa đông, ngày tết là dịp để người ta trưng bày mọi màu sắc quần áo. Khi chọn màu áo rét cho con, mẹ thường lấy những bộ quần áo trượt tuyết đỏ rực hợp thị hiếu trẻ nhỏ. Các chị lớn chuộng màu áo len hồng duyên dáng tuy có bớt đi một phần ấm áp. Thực ra, những chiếc áo nhung đen mượt, áo xanh đậm hay gụ thâm… mới có nhiều khả năng chống lạnh. Đỏ chính là màu áo mùa hè: ở các sa mạc nóng bỏng, bức xạ mặt trời mạnh, khách bộ hành phải mặc áo đỏ để hắt ra nhiều tia đỏ và hồng ngoại (là những tia sinh nhiệt mạnh nhất) và ngăn cản một lượng khá lớn tia cực tím. Các màu thẫm hợp với mùa đông, hút nắng và giữ sức nóng. Tia cực tím đọng lại nhiều ở màu đen, nhưng nó lại xuyên qua màu xanh với lượng lớn gấp 3 lần, qua màu lơ gấp 19 lần, qua màu hồng gấp 27 lần và qua màu vàng gấp 50 lần (so với màu đen).

Tuổi trẻ ưa màu hồng, màu đỏ. Màu đỏ tạo cho Tết cái không khí tưng bừng, gây hưng phấn thần kinh và kích thích tuỷ đỏ sản xuất hồng cầu. Đó chính là thuốc “bổ máu” cho những ai yếu mệt, xanh còm. Còn với những người nóng tính, với ai “rượu đã ngà ngà” thì chớ nhìn màu đỏ, vì nó kích thích thần kinh mạnh, làm mắt nhức, nhìn loá, kém nhạy cảm và giảm co bóp bắp thịt. Thuốc bổ tốt nhất với họ là màu vàng.

Trong các màu của quang phổ mặt trời thì các màu xanh thích hợp nhất với đôi mắt. Màu đỏ “nóng”, màu xanh “lạnh”. Thiếp mừng xuân giấy xanh lơ hay in mực xanh đậm nhìn và mát mắt. Nhà quét vôi màu xanh lơ, xanh da trời có tác dụng hạ huyết áp, làm tim bớt hồi hộp. Cần trang trí trong buồng những tranh sơn thuỷ màu xanh lá cây có tác dụng giãn mạch, làm dịu những rối loạn tinh thần, sinh lý, bớt căng thẳng cân não, cắt những cơn sốt nhẹ… Chính vì vậy mà thường bệnh viện hiện đại quét vôi màu xanh lơ xen trắng, gây cho bệnh nhân một cảm giác dịu dàng nhưng không buồn chán.

Màu vôi vàng ở nhà ăn sẽ kích thích các tuyến tiêu hoá hoạt động. Tuy thế, màu vàng quá đậm dễ gây lợm giọng.

Nếu bị đau thần kinh, thấp khớp, bạn hãy ngả lưng nằm nghỉ, buông màn màu tím nhạt và khép tấm rèm cửa cùng màu. Bạn sẽ yên giấc trong màu tím an thần. Từ xưa đến nay, ánh sáng tím từng được coi là một thứ thuốc trị các cơn đau buốt dây thần kinh.

(còn tiếp)


Bác sĩ vui tính

Anh lính bạch cầu tiêu diệt tên vi trùng xâm lược như thế nào?
Bạn bị đau họng, mẹ bạn cho là sưng cục thịt thừa
Chúng ta khoẻ hay yếu so với thuỷ tổ là người vượn? Sau này, khi lên ở Sao Kim, Sao Hỏa, Mặt Trăng, cơ thể người ta có biến đổi gì không?
Các bắp thịt được phân công, phối hợp ra sao?
Cái răng bé xíu mà sao cứng khỏe? Răng mọc vào tuổi nào là bình thường? Không mọc răng khôn là người… khôn hay dại?
Có bao nhiêu vị? Tại sao người ta lại nếm bằng lưỡi mà không phải bằng ngón chân như ruồi ?
Có phải nhân loại đang khát nước không? Làm gì để có nước sạch đủ dùng?
Có phải sinh vật nào cũng thở bằng phổi không?
Có phải từ đống rác rưởi có thể thu hồi được khối của quý không?
Có thể xét nghiệm tóc mà biết bệnh không?
Cơ thể chống nóng lạnh ra sao để thân nhiệt luôn ở khoảng 37 độ C?
Cơ thể con người có đối xứng không?
Cồn - một nhiên liệu lỏng thay thế xăng.
Gan là một nhà máy hoá chất lớn nhất cơ thể, điều này nghĩa là gì?
Hệ sinh thái của ao có tự làm sạch môi trường nước tù đọng không?
Khai thác những mạch nước nóng trong lòng đất để làm gì? Suối khoáng nóng có phải là nước thần không?
Làm thế nào mà người giữ được thăng bằng?
Mùi và hương có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
Mũi biết mùi như thế nào ?
Người bị mất một phần ba diện tích da có thể tử vong. Da dùng làm gì mà quan trọng thế?
Người cùng đi hai chân như gà, tại sao bàn chân người khác bàn chân gà?
Nếu cho rằng người và động vật là “ký sinh trùng” của cây cỏ thì có ngoa không? Không có cây xanh thì sự sống có tồn tại không?
Ruột thừa có thừa không?
Tai người có gì tài giỏi? Có nên xâu tai để đeo hoa tai không?
Thịt lợn sau khi ăn vào đã biến hoá thành thịt của bạn như thế nào? Ăn óc bò có sinh “đầu bò”, bướng bỉnh không?
Tại sao bác sĩ lại khuyên các em nhỏ cứ nô đùa thoả thích ngoài nắng để đỡ tốn tiền mua dầu cá uống trị bệnh còi xương ?
Tại sao chúng em cứ khổ mãi về cái khổ người cao, thấp, béo, gầy, so le với chúng bạn?
Tại sao con người lúc nào cũng phải hoà mình với thiên nhiên mới có sức khoẻ?
Tại sao khi chạm vào lửa, ta liền rụt tay lại? Làm sao để bảo vệ mình khỏi những ảnh hưởng có hại từ bên ngoài?
Tại sao khi ngủ hay nghiến răng? Như thế có phải là số vất vả và sẽ chết non không?
Tại sao khi ngủ phải nhắm mắt, ban ngày mắt cứ chớp luôn? Tại sao người bạch tạng thích đeo kính râm đen kịt? Mắt cần bóng tối để làm gì?
Tại sao lúc máy bay hạ cánh, tai thường ù và đau?
Tại sao lại bị bóng đè? Có phải là do yếu bóng vía hay không?
Tại sao những chị lên miền núi xây dựng vùng kinh tế mới đều béo tốt, hồng hào và lớn phổng lên?
Tại sao quả tim cứ đập mãi, đến chết mới chịu nằm yên?
Tại sao ta có hai mắt mà không có một hoặc một nghìn con mắt? Đôi mắt đặt ở hai bên thái dương như đôi tai có được không?
Tại sao tóc chỉ mọc trên đầu và trẻ em, phụ nữ có râu lại bị xem là “trái khoáy”?
Tại sao xương sống lại toàn những đốt, uốn cong mà không phải là một đoạn dài thẳng như xương ống chân?
V.A là gì? Tại sao người lớn không phải nạo “nấm họng” như trẻ em?
Vân tay là gì, tại sao vân tay của mọi người lại không giống nhau?
Y học đã làm được những gì để thay thế các bộ phận tàn tật của cơ thể, ngoài chân tay giả, tim phổi nhân tạo, máy trợ thính…
Đôi tay lắp ráp thế nào mà có thể với tới mọi chỗ trên thân mình?


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO