BÁC SĨ VUI TÍNH TRẢ LỜI


Bác sĩ vui tính (phần 33)

Tại sao khi ngủ phải nhắm mắt, ban ngày mắt cứ chớp luôn? Tại sao người bạch tạng thích đeo kính râm đen kịt? Mắt cần bóng tối để làm gì?

Hơn hẳn cái máy ảnh tối tân nhất, đôi mắt ta thoắt nhìn gần, thoắt lại nhìn xa, hình ảnh lúc nào cũng rõ nét. Đó là do các bắp thịt tinh vi của mắt đã phối hợp làm việc nhanh nhẹn và cực kỳ chính xác. Nhãn cầu đưa đi đưa lại, thể thuỷ tinh kịp thời thay đổi độ cong, điều tiết hình ảnh vào đúng điểm vàng trên võng mạc. Các tế bào nén ở võng mạc và các tế bào gậy chung quanh sẽ bắt lấy ánh sáng, màu sắc đồ vật, truyền lên trung khu thị giác ở vùng chẩm của vỏ não.

Người bình thường nhìn một vật xa quá 5 mét thì mắt được nghỉ ngơi. Nhìn gần hơn, mắt phải điều tiết. Những học sinh chăm chú vào trang sách để nét chữ hiện rõ trên võng mạc, rồi suy nghĩ về nội dung chữ nghĩa sẽ tiêu phí rất nhiều năng lượng của mắt và thần kinh. Đối với một em bé lên mười, điểm gần nhất còn nhìn rõ chỉ cách mắt 7 cm. Đến 40 tuổi, điểm này đã dịch xa mắt 22 cm, 60 tuổi: 100 cm và đến 75 tuổi, điểm gần nhất mà con người có thể nhìn rõ cách mắt 5 mét. Con mắt già cỗi thì các tổ chức xơ cứng, mất sức đàn hồi, khoảng cách điều tiết rút ngắn dần, cuối cùng mắt không còn khả năng điều tiết nữa.

Đời người có thể dài ngắn, nhưng tuổi xuân của con mắt chỉ chừng 30 năm. Vì vậy, ngay từ thuở nhỏ, chúng ta cần biết tận dụng và tiết kiệm sức lao động của đôi mắt, biết cho mắt nghỉ ngơi, giữ gìn sự trong sáng và tăng tuổi thọ của mắt.

Các bác sĩ thường nhấn mạnh tầm quan trọng của ánh sáng trong lớp học, điều đó không có nghĩa là mắt chỉ cần ánh sáng, không cần bóng tối. Khi đi ngủ, nếu vẫn để điện sáng thì không những gây lãng phí mà hại mắt, kích thích thần kinh, làm mệt người, vì con mắt và bộ não không được nghỉ ngơi, hồi sức. Khi ngủ, mí mắt tự nhiên nặng rũ xuống, chứng tỏ nó muốn trốn tránh ánh sáng. Việc để đèn khi ngủ khác nào ngủ mà vẫn mở mắt thao láo.

Dù bạn không cố ý nhắm mắt lại, mi mắt bạn cũng tự động chớp chớp mỗi phút dăm ba lần. Đó là một phản xạ tự vệ cần thiết của cơ thể, để quét bụi, “lau dầu” cho giác mạc luôn bóng mượt, trong suốt. Nếu mắt khô đục như màu tượng thạch anh thì cảnh đẹp khi qua mắt cũng chỉ là sương mù. Việc chớp mắt còn để dàn đều nước mắt, cung cấp chất dinh dưỡng cho giác mạc và kết mạc. Đặc biệt, sự chớp mắt tạo bóng tối cần thiết cho sự tái tạo sắc tố võng mạc rozopsin và iazosin. Các sắc tố võng mạc cũng giống như thuốc tráng trên phim ảnh, sẽ biến chất sau phản ứng hoá học với ánh sáng để cố định hình ảnh của vật nhìn. Cần có bóng tối để tráng lại một lớp sắc tố mới cho võng mạc thì mắt mới tiếp tục chụp hình được.

Người bạch tạng vẫn đeo kính râm dù trời không nắng. Đừng vội chê anh ta dại dột khi chọn những mắt kính đen kịt, làm nổi rõ làn da trắng bệch của mình. Cũng không phải vì anh ta muốn che cái “lòng đen” đỏ quạch vì thiếu sắc tố. Việc đeo kính đen giúp họ bổ khuyết cho các màng mắt một chút màu đen bằng một buồng tối đủ tối. Và để lập một buồng tối tạm thời, anh ta cứ nheo mắt luôn, chớp mắt liên hồi, có khi đung đưa cả nhãn cầu...

Bảo vệ đôi mắt

Khi đọc sách, thỉnh thoảng bạn nên nhắm mắt một lát. Vào mùa hè, do ngày dài nắng chói nên bạn cần ngủ trưa, tối đi nằm sớm để kéo dài thời gian bóng tối. Việc làm đơn giản này có tác dụng bảo dưỡng rất tốt đối với đôi mắt đang mệt mỏi của bạn.

Nếu lao động ngoài nắng, đi đường xa hoặc khi tắm nắng, bạn cần đeo kính râm để tránh bụi và bớt một lượng ánh sáng thừa. Nên chú ý để cho mắt luôn nhận được lượng ánh sáng hợp lý, không tối quá cũng không sáng quá. Những điều kiện ánh sáng không thích hợp đều bắt đồng tử phải điều chỉnh co vào giãn ra, tiêu phí năng lượng vô ích và rất dễ mệt mỏi.

Cách đây không lâu, bên Mỹ có anh chàng quảng cáo rùm beng đã chữa cận thị và một số bệnh mắt bằng cách úp tay lên mắt nhìn thẳng vào mặt trời, thu lấy “năng lượng của vừng dương”. Nhiều người làm theo và hậu quả là phải vào bệnh viện, vì bức xạ mạnh của các tia nắng trực tiếp chiếu vào mắt (nhất là khi nhật thực) đã gây tổn thương ở thuỷ tinh thể và võng mạc.

Có người xem ti vi ít phút đã bị nhức mắt, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi. Thực ra, ti vi không phát ra những tia làm hại mắt. Mắt mỏi là do màn ảnh hẹp, phải nhìn gần (dưới 2 m) khiến mắt phải điều tiết nhiều. Cách chữa chứng mỏi mắt này đơn giản thôi, chỉ cần thỉnh thoảng nhắm mắt lại trong ít phút.

Còn một cách nữa để giảm căng thẳng thị giác là chiều chiều đi dạo mát nơi thiên nhiên phóng khoáng, có cây xanh, hồ nước, một màu mát dịu an thần. Khi có dịp, nên đi cắm trại, leo núi, tắm biển, thưởng ngoạn cảnh đẹp, phóng xa tầm mắt tận chân trời. Mắt được nghỉ ngơi, vì các dây treo nhãn cầu khỏi phải co cứng khi nhìn gần trên trang sách vở. Thời xưa, danh y cổ Hi Lạp Hypocrat thường giảng bài ngoài trời, dưới bóng cây platan cổ thụ, nhìn ra sóng biển Địa Trung Hải mênh mông…

Sáng sớm, lúc tập thể dục, hoặc buổi tối trước giờ ngủ, đừng quên day mi mắt, xoa nhãn cầu, tập thể dục đôi mắt theo phương pháp Cốc Đại Phong. Đó là phép dưỡng sinh để bảo vệ sức khoẻ đôi mắt. Chính tây y cũng ứng dụng liệu pháp này trong việc phòng bệnh tăng nhãn áp. Nên ăn thêm những quả đỏ giàu vitamin A (thành phần tạo nên các sắc tố võng mạc và đặc trị bệnh quáng gà).

(Còn tiếp)


Bác sĩ vui tính

Anh lính bạch cầu tiêu diệt tên vi trùng xâm lược như thế nào?
Bạn bị đau họng, mẹ bạn cho là sưng cục thịt thừa
Chúng ta khoẻ hay yếu so với thuỷ tổ là người vượn? Sau này, khi lên ở Sao Kim, Sao Hỏa, Mặt Trăng, cơ thể người ta có biến đổi gì không?
Các bắp thịt được phân công, phối hợp ra sao?
Cái răng bé xíu mà sao cứng khỏe? Răng mọc vào tuổi nào là bình thường? Không mọc răng khôn là người… khôn hay dại?
Có bao nhiêu vị? Tại sao người ta lại nếm bằng lưỡi mà không phải bằng ngón chân như ruồi ?
Có phải nhân loại đang khát nước không? Làm gì để có nước sạch đủ dùng?
Có phải sinh vật nào cũng thở bằng phổi không?
Có phải từ đống rác rưởi có thể thu hồi được khối của quý không?
Có thể xét nghiệm tóc mà biết bệnh không?
Cơ thể chống nóng lạnh ra sao để thân nhiệt luôn ở khoảng 37 độ C?
Cơ thể con người có đối xứng không?
Cồn - một nhiên liệu lỏng thay thế xăng.
Gan là một nhà máy hoá chất lớn nhất cơ thể, điều này nghĩa là gì?
Hệ sinh thái của ao có tự làm sạch môi trường nước tù đọng không?
Khai thác những mạch nước nóng trong lòng đất để làm gì? Suối khoáng nóng có phải là nước thần không?
Làm thế nào mà người giữ được thăng bằng?
Mùi và hương có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
Mũi biết mùi như thế nào ?
Người bị mất một phần ba diện tích da có thể tử vong. Da dùng làm gì mà quan trọng thế?
Người cùng đi hai chân như gà, tại sao bàn chân người khác bàn chân gà?
Nếu cho rằng người và động vật là “ký sinh trùng” của cây cỏ thì có ngoa không? Không có cây xanh thì sự sống có tồn tại không?
Ruột thừa có thừa không?
Tai người có gì tài giỏi? Có nên xâu tai để đeo hoa tai không?
Thịt lợn sau khi ăn vào đã biến hoá thành thịt của bạn như thế nào? Ăn óc bò có sinh “đầu bò”, bướng bỉnh không?
Tại sao bác sĩ lại khuyên các em nhỏ cứ nô đùa thoả thích ngoài nắng để đỡ tốn tiền mua dầu cá uống trị bệnh còi xương ?
Tại sao chúng em cứ khổ mãi về cái khổ người cao, thấp, béo, gầy, so le với chúng bạn?
Tại sao con người lúc nào cũng phải hoà mình với thiên nhiên mới có sức khoẻ?
Tại sao khi chạm vào lửa, ta liền rụt tay lại? Làm sao để bảo vệ mình khỏi những ảnh hưởng có hại từ bên ngoài?
Tại sao khi ngủ hay nghiến răng? Như thế có phải là số vất vả và sẽ chết non không?
Tại sao khi ngủ phải nhắm mắt, ban ngày mắt cứ chớp luôn? Tại sao người bạch tạng thích đeo kính râm đen kịt? Mắt cần bóng tối để làm gì?
Tại sao lúc máy bay hạ cánh, tai thường ù và đau?
Tại sao lại bị bóng đè? Có phải là do yếu bóng vía hay không?
Tại sao những chị lên miền núi xây dựng vùng kinh tế mới đều béo tốt, hồng hào và lớn phổng lên?
Tại sao quả tim cứ đập mãi, đến chết mới chịu nằm yên?
Tại sao ta có hai mắt mà không có một hoặc một nghìn con mắt? Đôi mắt đặt ở hai bên thái dương như đôi tai có được không?
Tại sao tóc chỉ mọc trên đầu và trẻ em, phụ nữ có râu lại bị xem là “trái khoáy”?
Tại sao xương sống lại toàn những đốt, uốn cong mà không phải là một đoạn dài thẳng như xương ống chân?
V.A là gì? Tại sao người lớn không phải nạo “nấm họng” như trẻ em?
Vân tay là gì, tại sao vân tay của mọi người lại không giống nhau?
Y học đã làm được những gì để thay thế các bộ phận tàn tật của cơ thể, ngoài chân tay giả, tim phổi nhân tạo, máy trợ thính…
Đôi tay lắp ráp thế nào mà có thể với tới mọi chỗ trên thân mình?


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO