NGUYỄN HOÀI NAM

MỘT PHẦN CŨNG DO BỆNH SÍNH NGỌAI

PGS TS Nguyễn Hòai Nam

Đúng là chúng ta thiếu nụ cười

Trải qua một thời gian khá dài trì trệ, nền Y tế của chúng ta thiếu vắng hẳn nụ cười, thiếu hẳn sự thân thiện và có thể nói thiếu cả tình người. Lúc nào cũng vậy khi vào bệnh viện, người bệnh chỉ thấy sự lạnh lùng, mệt mỏi, quá tải nằm đôi nằm ba v.v…và là căn bệnh trầm kha của nền y tế mà không ai có thể giải quyết nổi. Tuy nhiên, trong mấy nằm gần đây, với sự ra đời của nhiều lọai hình y tế trong đó với sự chấp nhận của Y tế dịch vụ, nghĩa là người bệnh phải trả tiền để đổi lấy dịch vụ Y tế tốt hơn thì không phải đã thiếu vắng hẳn nụ cười.

Có nhiều cơ sở Y tế đã và đang rất coi trọng công tác giao tiếp với bệnh nhân. Nhiều bệnh viện thuê hẳn những chuyên gia tâm lý và những người có kinh nghiệmvề giao tiếp về để dạy giao tiếp có nghĩa là dạy cho mọi người biết cười, biết an ủi người bệnh. Thậm chí có bệnh viện còn đưa ra một Slogan đầy ấn tượng: " Nơi gặp gỡ của nụ cười"

Nhưng, cũng phải nói một điều rất khó ở Việt Nam là phần lớn tất cả các bệnh viện và cơ sở Y tế đều quá tải. Thử hỏi, các thầy thuốc cũng là con người mà một ngày phải khám từ 110-150 bệnh nhân. Hai phút một bệnh nhân, không kịp ăn, không kịp uống nước, phòng ốc chật hẹp, đầy hơi người thì hỏi làm sao mà cười nổi, làm sao mà khám kỹ nồi. Đừng cho rằng chúng tôi không thân thiện với bệnh nhân, nhưng hòan cảnh như thế thì rất khó mà thân thiện nổi, mặc dù nhân viên Y tế cũng rất thiện chí. Trách nhiệm đâu phải chỉ ờ nhân viên Y tế mà cả ở những người quản lý nữa. Nếu có nhiều bệnh viện, nếu làm tốt công tác xã hội hóa ngành Y tế, nếu công tác thông tin tuyên truyền tốt và ngay cả người bệnh nữa cũng đừng quá tin chỉ có bệnh viện công này hay cơ sở Y tế khác là tốt nhất và phải đổ dồn về đấy gây nên tình trạng quá tải không đáng có thì chắc mọi việc sẽ khá hơn.

Cũng đừng vì quá sính ngọai

Về phương diện tâm lý, người Việt Nam chúng ta thường rơi vào một trong hai thái cực hoặc quá tự hào hoặc quá tự ti. Có nhiều bệnh nhân không tin vào nền Y học nước nhà, trong khi thật sự là trong vài năm gần đây, nền Y học Việt Nam đã có nhiều tiến bộ đáng kể. Trong một số lĩnh vực, lúc đầu chúng tôi phải đi học ở nước ngòai, về sau do làm nhiều, kinh nghiệm nhiều chúng tôi đã có những thành công đáng kể mà các Bác sỹ ở các nước khác phải đến học. Đơn cử như trong lĩnh vực phẫu thuật nội soi ổ bụng đế cắt u đại tràng ở bệnh viện Đại học Y dược, đã có khá nhiều Bác sỹ ở Malaysia đã đến học ở đây và các Bác sỹ Việt Nam cũng rất tận tình truyền đạt lại những kinh nghiệm của mình cho các đồng nghiệp nước ngòai.

Có một điều khiến chúng tôi những người làm ngành Y tế hơi buồn là do tâm lý sính ngọai, khá nhiều bệnh nhân hay thân nhân bệnh nhân đã dùng những kết quả khám bệnh ở nước ngòai để phán xét các thầy thuốc bản quốc, đánh giá thấp nền Y tế Việt Nam. Điều này rất không tốt, bởi vì không phải tất cả những phán xét ấy đều đúng và đều vì lợi ích của người bệnh mà nhiều khi vì mục đích kinh doanh thuần túy. Với những bệnh nhân nước ngòai, phần lớn các Bác sỹ ở các bệnh viện nước ngòai đều chỉ chữa bệnh chứ không chữa người bệnh. Thật ra họ rất ít quan tâm đến hòan cảnh của bệnh nhân và cứ thẳng thừng điều trị, cho làm tất cả các xét nghiệm tư vấn theo chiều hướng không mấy thuận lợi cho các Bác sỹ Việt Nam và rất nhiều hệ lụy đã xảy ra, thậm chí có những phán xét về đồng nghiệp Việt Nam vi phạm nặng nề lời thề Hipocrate. Có những bệnh quá nặng nói thật ra nước ngòai cũng bó tay, nhưng bệnh nhân vẫn phải mất một số tiền khá lớn và nợ nần chồng chất cho những người ở lại.

Vâng đúng là chúng ta cũng có phần thiếu vắng nụ cười, nhưng cũng rất cần cẩn trọng khi đi mua nụ cười ở nước ngòai. Để làm sao đứng phải trả giá quá đắt và cũng đừng quên đi ngành Y tế của chúng ta đang từng ngày đổi mới và cũng có rất nhiều nụ cười nếu tất cả chúng ta cả thầy thuốc và cả bệnh nhân đều nở nụ cười với nhau, một nụ cười thật tình xuất phát từ tấm lòng thương yêu thật tình.

Bài viết của NGUYỄN HOÀI NAM

Bác sỹ gia đình là ai?
Bảo hiểm y tế và hội chứng người thứ ba trả tiền
Bệnh viện có cần giám đốc điều hành giỏi hay không?
Bệnh viện tư đang chết dần
CEO phải là người thổi lửa cho doanh nghiệp
Chúng tôi là bạn của nhau
Chết vì hiểu biết nhiều quá
Coi chừng lãng phí ghê gớm
Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy
Có nên cứ giữ kiểu suy nghĩ như vậy?
Có nên thay đổi cách khám từ thiện?
Có phải thương trường là chiến trường?
Cổ phần hoá bệnh viện như thế nào để có lợi?
KHI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHÓAN ẢM ĐẠM
Kinh doanh bệnh viện tư
Luật phải bảo vệ được người thầy thuốc
Muốn phát triển ngành y tế phải tạo điều kiện làm việc cho người thầy thuốc
Mượn máy y khoa chỉ nên coi là giải pháp tình thế
Mối liên quan giữa Y đức và tuyển sinh vào các trường Y dược
Một phần cũng do bệnh sính ngọai
Người Thầy trong mắt ai
Những cuộc phẫu thuật không cần thiết
Những tiến bộ và hướng phát triển của ngành phẫu thuật lồng ngực và tim mạch
Những vấn đề cần phải giải quyết để tạo sự phát triển của nền y tế việt nam
Nên đổi mới quan niệm trong đào tạo y khoa sau đại học
Phải thay đổi quan điểm về y đức
Phẫu thuật thẩm mỹ nhu cầu hay tội lỗi
Phẫu thuật tim mạch việt nam thời cơ và thách thức mới
Phụ nữ ngày nay họ đẹp hơn, năng động hơn nhưng cũng mất mát nhiều hơn
Sống như thế nào trước khi bạn chết
Thiết lập tuyến điều trị và giáo dục văn hóa để chống quá tải bệnh viện
Trí thức không phải là anh cạo giấy
Trí thức việt nam rất cần sự thống nhất
Tăng viện phí cĩ chống được quá tải bệnh viện?
Tại anh, tại ả tại cả đôi đường
Vai trò của quy trình
Viện phí là gánh nặng cho người dân
Xin đừng lạm dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị
Xã hội hoá sự phát triển của ngành y tế là cần thiết nhưng không thể xã hội hoá bằng bất cứ giá nào
Xã hội hoá y tế từ trong tư tuởng của mọi người
Đa dạng hoá bảo hiểm y tế
Đâu phải chỉ có tiền lương
Đầu tư dàn trải là lãng phí tiền của nhân dân

Các tác giả tham gia YKHOA.NET

Trang nhiều tác giả
Trang riêng của Lê Ngọc Dũng
Trang riêng của Lương Lễ Hoàng
Trang riêng của Nguyễn Bảo Trung
Trang riêng của Nguyễn Hoài Nam
Trang riêng của Nguyễn Hữu Đức
Trang riêng của Nguyễn Văn Tuấn
Trang riêng của Nguyễn Ý Đức
Trang riêng của Nguyễn Đình Nguyên
Trang riêng của Phan Xuân Trung
Trang riêng của Đỗ Hồng Ngọc
Trang riêng của Đỗ Minh Tuấn