NGUYỄN HOÀI NAM

COI CHỪNG LÃNG PHÍ GHÊ GỚM

 

Hiện nay trong ngành Y tế đang có sự đầu từ ồ ạt kể cả trong lĩnh vực công và lĩnh vực tư nhân. Sự đầu tư này không dựa trên bất kỳ sự khảo sát nhu cầu thị trường và bảng đánh giá khách quan hiệu quả phục vụ cũng như hiệu quả kinh tế trong y tế.

Trong lĩnh vực đầu tư nhà nước hàng loạt các trung tâm ung bướu và trung tâm tim mạch mọc lên trong các bệnh viện từ bệnh viện trung ương đến bệnh việm thậm chí bệnh viện khu vực của một vài huyện. Chỗ nào cũng xây, cũng cất cũng mua sắm những thiết bị rất đắt tiền. Cho người đi học về có khi làm được, có khi không. Có những nơi tập trung vài bệnh nhân sau đó mời tuyến trên xuống làm xong sau đó lại trùm mền để đó. Chi phí nói là giảm cho người bệnh, nhưng lại đổ dồn cho nhà nước phải gánh chịu từ chi phí tiền thù lao của tuyến trên, đến chi phí đi lại đãi đằng, báo cáo thành tích v.v…và hàng chục loại chi phí không tên khác.

Các trung tâm mọc lên ồ ạt tại các bệnh viện gây mất mật độ xây dựng, bệnh viện giống như một rừng bê ton không có chỗ cho cây xanh và thảm cỏ. Không có chỗ cho bệnh nhân đi dạo mỗi buổi chiều, thậm chí có bệnh viện không có không gian để thở nữa. Giao thông, trật tự an toàn thì tạo thành những điểm lõm, quá đông người, nhếch nhác lộn xộn, mất văn hóa không biết bao giờ mới giải quyết được. Một thành phố như thành phố Hồ Chí Minh có lẽ chỉ cần 2-3 trung tâm tim mạch và 2-3 trung tâm ung bướu. Thế mà với tốc độ phát triển nhà nhà làm y tế như hiện nay, bệnh viện nào cũng mong lên hạng một hạng đặc biệt thì trong vòng từ giờ đến cuối năm sẽ mọc lên ít nhất 6-7 trung tâm tim mạch và cũng từ ấy trung tâm ung bướu. Việc làm này rất khó hiểu có phải là tạo ghế ngồi và chi tiêu tiền của ngân sách, đánh bóng tên tuổi. Chứ thực ra hiệu quả thì phải cần các khảo sát độc lập và trung thực tránh hiện tượng thành tích chủ nghĩa và nói thật là không trung thực như hiện nay. Nói về chuyện ghế ngồi, chúng tôi đã thấy có vị lãnh đạo một bệnh viện của bộ Y tế ngồi gần 20 chức, thế mà vị ấy còn muốn chạy thêm một vài chức nữa, có thật là đất nước mình thiếu người tài đến mức độ đó không? Thật đau lòng với chuyện chạy chức chạy quyền? Chạy danh chạy lợi?

Một mô hình bệnh viện mới rất khó hiểu và có lẽ chỉ có ở nước ta, đó là trên đất bệnh viện công, với thương hiệu bệnh viện công và nhân lực bệnh viện công lại xây thành hai bệnh viện, một bệnh viện công, một bệnh viện tư với chung một ban lãnh đạo và điều hành. Khó hiểu lắm, liệu có sự ép buộc cưỡng bức bệnh nhân từ khối bệnh viện công sang bệnh viện tư hay không?

Các bệnh viện tư thì trăm hoa đua nở, xây dựng ồ ạt, cạnh tranh ồ ạt và chết ồ ạt như phong trào phát triển đại học và các trường học tư nhân hay ngân hàng trong thời gian vừa qua. Theo số liệu mà chúng tôi có được chỉ có khoảng 20% số bệnh viện tư tồn tại trên 10 năm là thành công còn lại là sống dở chết dở. Một bệnh viện rất to trên 500 giường vừa khai trương chưa được hai năm hầu như không có bệnh nhân, hoạt động èo uột thì bên cạnh đó xây ngay một bệnh viện khác cũng hoành tráng không kém. Một tỉnh ngay cạnh thành phố hồ Chí Minh, có khoảng 1.200.000 – 1.400.000 người trong đó có 400-500 ngàn công nhân nhập cư lo ăn từng bữa hiện có 5 bệnh viện tư nhân bệnh viện nào cũng xấp xỉ một ngàn giường, ngoài gần 10 bệnh viện công lập. Bệnh viện ung bướu Đà Năng 400 giường bệnh chỉ có 35-40 bệnh nhân nằm điều trị. Đã đên lúc chúng ta phải hỏi bệnh nhân đâu mà chữa chứ không phải Thầy thuốc có đủ hay không? Đừng thấy một số bệnh viện quá tải mà đánh giá toàn bộ hệ thống Y tế Việt Nam bao gồm cả công và tư đều quá tải. Sự quá tải chỉ là cục bộ còn rất nhiều bệnh viện ngay cả bệnh viện công cũng hoạt động chưa được 50% công suất. Nguyên nhân do tâm lý bệnh nhân và sự điều hành của chúng ta còn nhiều lúng túng, một thời gian quá dài chúng ta để cho nền y tế phát triển tự nhiên không theo một quy luật và một kế hoạch cụ thể nào dẫn đến hiện tượng trên.

Đã đến lúc phải đánh giá lại và có kế hoạch cụ thể nếu không sẽ là sự lãng phí ghê gớm dù đó là tiền của tư nhân hay của toàn dân. Bài học về sự phát triển của trường học và ngân hàng còn nóng hổi tính thời sự. dừng để bài học về bong bóng xà phòng chi phối mọi hoạt động của xã hội như thời gian vừa qua

Bài viết của NGUYỄN HOÀI NAM

Bác sỹ gia đình là ai?
Bảo hiểm y tế và hội chứng người thứ ba trả tiền
Bệnh viện có cần giám đốc điều hành giỏi hay không?
Bệnh viện tư đang chết dần
CEO phải là người thổi lửa cho doanh nghiệp
Chúng tôi là bạn của nhau
Chết vì hiểu biết nhiều quá
Coi chừng lãng phí ghê gớm
Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy
Có nên cứ giữ kiểu suy nghĩ như vậy?
Có nên thay đổi cách khám từ thiện?
Có phải thương trường là chiến trường?
Cổ phần hoá bệnh viện như thế nào để có lợi?
KHI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHÓAN ẢM ĐẠM
Kinh doanh bệnh viện tư
Luật phải bảo vệ được người thầy thuốc
Muốn phát triển ngành y tế phải tạo điều kiện làm việc cho người thầy thuốc
Mượn máy y khoa chỉ nên coi là giải pháp tình thế
Mối liên quan giữa Y đức và tuyển sinh vào các trường Y dược
Một phần cũng do bệnh sính ngọai
Người Thầy trong mắt ai
Những cuộc phẫu thuật không cần thiết
Những tiến bộ và hướng phát triển của ngành phẫu thuật lồng ngực và tim mạch
Những vấn đề cần phải giải quyết để tạo sự phát triển của nền y tế việt nam
Nên đổi mới quan niệm trong đào tạo y khoa sau đại học
Phải thay đổi quan điểm về y đức
Phẫu thuật thẩm mỹ nhu cầu hay tội lỗi
Phẫu thuật tim mạch việt nam thời cơ và thách thức mới
Phụ nữ ngày nay họ đẹp hơn, năng động hơn nhưng cũng mất mát nhiều hơn
Sống như thế nào trước khi bạn chết
Thiết lập tuyến điều trị và giáo dục văn hóa để chống quá tải bệnh viện
Trí thức không phải là anh cạo giấy
Trí thức việt nam rất cần sự thống nhất
Tăng viện phí cĩ chống được quá tải bệnh viện?
Tại anh, tại ả tại cả đôi đường
Vai trò của quy trình
Viện phí là gánh nặng cho người dân
Xin đừng lạm dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị
Xã hội hoá sự phát triển của ngành y tế là cần thiết nhưng không thể xã hội hoá bằng bất cứ giá nào
Xã hội hoá y tế từ trong tư tuởng của mọi người
Đa dạng hoá bảo hiểm y tế
Đâu phải chỉ có tiền lương
Đầu tư dàn trải là lãng phí tiền của nhân dân

Các tác giả tham gia YKHOA.NET

Trang nhiều tác giả
Trang riêng của Lê Ngọc Dũng
Trang riêng của Lương Lễ Hoàng
Trang riêng của Nguyễn Bảo Trung
Trang riêng của Nguyễn Hoài Nam
Trang riêng của Nguyễn Hữu Đức
Trang riêng của Nguyễn Văn Tuấn
Trang riêng của Nguyễn Ý Đức
Trang riêng của Nguyễn Đình Nguyên
Trang riêng của Phan Xuân Trung
Trang riêng của Đỗ Hồng Ngọc
Trang riêng của Đỗ Minh Tuấn