NGUYỄN HOÀI NAM

Mối liên quan giữa Y đức và tuyển sinh vào các trường Y dược

PGS TS Nguyễn Hoài Nam

BV Quốc tế Minh Anh

Gần đây dư luận trong nước đang rộ lên những vấn đề cuả ngành Y tế liên quan đến đạo đức nghề nghiệp cuả những người làm công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho một đất nước có tới hơn 90 triệu người.

Nguyên nhân đầu tiên chúng ta phải nói đó là cơ chế quản lý và vận hành cuả ngành Y tế: Câu chuyện về những việc vi phạm y đức thì nhiều, bởi vì những người làm việc trong ngành y luôn cảm nhận được họ có một quyền lực vô biên, đó là người đứng giưã ranh giới cuả cái chết và sự sống. Nên bệnh nhân và môi trường làm việc rất dễ tạo điều kiện kiện cho họ sa ngã trước cám dỗ cuả đồng tiền. Nhất là hiện nay khi mà hệ thống Y tế đang trên đường phân hoá khá rạch ròi giữa y tế công lập và y tế nhà nước. Rõ ràng là như chúng ta đã thấy trong thời gian gần đây việc tiêu cực về y đức hầu như xảy ra ở các cơ sở Y tế công lập, nơi quyền lực cuả nhân viên y tế và người quản lý là vô biên không có cơ chế kiểm soát hoặc nói rõ ra là không dám kiểm soát.

Tuy nhiên cội nguồn cuả những tiêu cực về y đức cuả ngành y tế ngoài việc cơ chế làm việc ra còn phải kể đến sự đóng góp khá lớn cuả công tác đào tạo. Ở các nước khác trên Thế giới những thầy thuốc là những người ưu tú, được chọn lọc kỹ càng và bài bản kể cả về kiến thức lẫn ý đức ngay từ khi cắp sách đến trường đại học Y khoa. Nhưng ở Việt Nam, vấn đề này đang bị bỏ ngỏ, thầy thuốc được đào tạo từ nhiều nguồn, từ nhiều hình thái đào tạo cả chính quy và cả không chính quy. Có những người 27 điểm chưa đậu Đại học nhưng cũng có người 15 đểm đã được đào tạo thành bác sỹ. Họ tranh nhau học, tranh nhau đào tạo, có những trường chỉ nên đào tạo ra những bác sỹ giỏi có đầy đủ y đức để trở thành những tấm gương, những người trụ cột trong ngành y thì lại đào tạo tràn lan nào là cử tuyển, y Tây Nam Bộ, liên thông tức là hầm bà lằng xí cấu với số lượng vượt nhiều lần khả năng để lấy thành tích để tạo dấu ấn cho người lãnh đạo và thế là một nồi lẩu ra trường với tất cả mọi thành phần mọi thứ hạng về đạo đức. Một môi trường đào tạo như vậy mà không có những người vi phạm về y đức thì kể cũng lạ đấy chứ.

Ấy thế mà hiện nay lấy lý do thiếu thầy thuốc, thiếu nguồn nhân lực ở các vùng sâu vùng xa, các nhà quản lý giáo dục trong ngành y dược luôn tìm cách tăng chỉ tiêu đào tạo, khiến số lượng sinh viên tăng vọt, cơ hội để các học viên tiếp xúc với người bệnh, với những thầy thuốc giỏi có trình độ cao và có tâm huyết thật ra rất ít và chất lượng đào tạo suy giảm nghiêm trọng kể cả về chuyên môn và y đức. Mặc dù về hình thức có hẳn bộ môn y đức được giảng dạy trong các trường đại học, nhưng có lẻ và thực tiến đã chứng minh rằng đó chỉ là hình thức và căn bệnh thành tích trong đào tạo đã đến hồi trầm kha và hết thuốc chữa rồi.

Hơn thế nữa cho đến ngày hôm nay vẫn chưa có một thống kê nào đáng tin cậy và trung thực về số lượng những học viên thuộc diện cử tuyển hay tuyển sinh theo kiểu ưu tiên với đểm thi thấp về lại phục vụ tại quê hương xứ sở theo cam kết ban đầu.

Bài viết của NGUYỄN HOÀI NAM

Bác sỹ gia đình là ai?
Bảo hiểm y tế và hội chứng người thứ ba trả tiền
Bệnh viện có cần giám đốc điều hành giỏi hay không?
Bệnh viện tư đang chết dần
CEO phải là người thổi lửa cho doanh nghiệp
Chúng tôi là bạn của nhau
Chết vì hiểu biết nhiều quá
Coi chừng lãng phí ghê gớm
Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy
Có nên cứ giữ kiểu suy nghĩ như vậy?
Có nên thay đổi cách khám từ thiện?
Có phải thương trường là chiến trường?
Cổ phần hoá bệnh viện như thế nào để có lợi?
KHI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHÓAN ẢM ĐẠM
Kinh doanh bệnh viện tư
Luật phải bảo vệ được người thầy thuốc
Muốn phát triển ngành y tế phải tạo điều kiện làm việc cho người thầy thuốc
Mượn máy y khoa chỉ nên coi là giải pháp tình thế
Mối liên quan giữa Y đức và tuyển sinh vào các trường Y dược
Một phần cũng do bệnh sính ngọai
Người Thầy trong mắt ai
Những cuộc phẫu thuật không cần thiết
Những tiến bộ và hướng phát triển của ngành phẫu thuật lồng ngực và tim mạch
Những vấn đề cần phải giải quyết để tạo sự phát triển của nền y tế việt nam
Nên đổi mới quan niệm trong đào tạo y khoa sau đại học
Phải thay đổi quan điểm về y đức
Phẫu thuật thẩm mỹ nhu cầu hay tội lỗi
Phẫu thuật tim mạch việt nam thời cơ và thách thức mới
Phụ nữ ngày nay họ đẹp hơn, năng động hơn nhưng cũng mất mát nhiều hơn
Sống như thế nào trước khi bạn chết
Thiết lập tuyến điều trị và giáo dục văn hóa để chống quá tải bệnh viện
Trí thức không phải là anh cạo giấy
Trí thức việt nam rất cần sự thống nhất
Tăng viện phí cĩ chống được quá tải bệnh viện?
Tại anh, tại ả tại cả đôi đường
Vai trò của quy trình
Viện phí là gánh nặng cho người dân
Xin đừng lạm dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị
Xã hội hoá sự phát triển của ngành y tế là cần thiết nhưng không thể xã hội hoá bằng bất cứ giá nào
Xã hội hoá y tế từ trong tư tuởng của mọi người
Đa dạng hoá bảo hiểm y tế
Đâu phải chỉ có tiền lương
Đầu tư dàn trải là lãng phí tiền của nhân dân

Các tác giả tham gia YKHOA.NET

Trang nhiều tác giả
Trang riêng của Lê Ngọc Dũng
Trang riêng của Lương Lễ Hoàng
Trang riêng của Nguyễn Bảo Trung
Trang riêng của Nguyễn Hoài Nam
Trang riêng của Nguyễn Hữu Đức
Trang riêng của Nguyễn Văn Tuấn
Trang riêng của Nguyễn Ý Đức
Trang riêng của Nguyễn Đình Nguyên
Trang riêng của Phan Xuân Trung
Trang riêng của Đỗ Hồng Ngọc
Trang riêng của Đỗ Minh Tuấn