THIẾT LẬP TUYẾN ĐIỀU TRỊ VÀ GIÁO DỤC VĂN HÓA ĐỂ CHỐNG QUÁ TẢI BỆNH VIỆN
Nhà văn PGS TS Nguyễn Hòai Nam
Cho đến ngày hôm nay không những chỉ có người bệnh mà tất cả nhân viên y tế nói riêng và tòan thể dân tộc nói chung đã và quá ngán ngẩm với tình trạng quá tãi ở bệnh viện. Nó là quốc nạn và làm xấu đi rất nhiều hình ảnh của ngành y tế cũng như là nguyên nhân cơ bản gây nên nạn phong bì và bao nhiêu chuyện trái ngăn cười ra nước mắt.
Nhưng nếu đi sâu vào vấn đề thì không phải quá tải ở tất cả các bệnh viện, ở tất cả các cơ sở Y tế v.v…mà chỉ có số ít chiếm vào khỏang 20% các bệnh viện và cơ sở Y tế mà thôi. Đó là các bệnh viện tuyến trung ương, các bệnh viện chuyên khoa và một số bệnh viện vốn đã có thương hiệu từ lâu. Còn lại các bệnh khu vực hay bệnh viện quận huyện, thậm chí phần lớn các bệnh viện tư nhân đang có hiện nay đều trong tình trạng vắng bệnh nhân, công suất nằm bệnh viện chỉ vào khỏang 40-50%.
Vậy thì vấn đề chính ở đâu? Thứ nhất là lòng tin và thói quen của người bệnh và thân nhân bệnh nhân. Họ chỉ tin vào các bệnh viện lớn, đã có thương hiệu v.v…việc này có sự góp phần của lực lượng truyền thông báo chí. Nhiều khi do thiếu thông tin hay vì một lý do nào khác mà những gương người tốt trong ngành y, những ca điều trị bệnh thành công của các tuyến Y tế cơ sở v.v…thường không được nói tới, có chăng chỉ là những trường hợp tai biến, những việc đau lòng về ngành y thì lại được đào xới quá kỹ. Song song với nó là việc ca ngợi quá nhiều những trường hợp thành công của tuyến trên, của những bệnh viện đa có danh tiếng và như thế là mọi bệnh nhân đều chối bỏ tuyến khám và điều trị bên dưới mà ào ào đổ lên thành phố, lên bệnh viện tuyến trên như nước vỡ bờ không có gì cản nổi.
Việc thừ hai là hiện tượng dễ dãi của bảo hiểm y tế, đành rằng đất nước ta là đất nước dân chủ, người dân có quyền đến khám và chữa bệnh ở bất kỳ cơ sở nào? Nhưng làm như vậy khi mà không có quá tải, còn khi có hiện tượng quá tải thành đại nạn như hiện nay thì vai trò điều tiết của nhà nước là rất quan trọng, ở bất kỳ nước nào trên thế giới thì chính quyền cũng điều làm như vậy. Không thể có cảnh bệnh viện lớn hạng đặc biệt, bệnh viện của trường đại học , bệnh viện chuyên khoa sâu v.v…lại tham gia khám chữa bệnh bảo hiểm ban đầu hoặc thỏai mái vượt tuyến không có giấy giới thiệu của bệnh viện tuyến dưới. Theo thông lệ trên Thế giới những bệnh viện đó có nhiệm vụ khám và điều trị cho những trường hợp bệnh khó, sử dụng kỹ thuật mới và là trung tâm đào tạo nâng cao tay nghề cho những thầy thuốc của tòa bộ hệ thống y tế quốc gia. Thế mà ở chúng ta hiện tượng bệnh nhân tự vượt tuyến điều trị chiếm một số lượng khá lớn bệnh nhân đến khám ở những đơn vị trên.
Như vậy thì theo các chuyên gia về xã hội học thì thành phố có xây thêm vài chục bệnh viện mới thì các bệnh viện đã có danh tiếng vẫn quá tải và vòng xoắn luẩn quản vẫn như vậy. Trước đây trong thời kỳ còn bao cấp thì việc phân tuyến điều trị cho kết quả rất tốt, dù đói nghèo người dân vẫn được săn sóc tốt về mặt y tế. Đến bệnh viện không phải là đến địa ngục như ngày hôm nay.
Chính vì vậy, theo chúng tôi việc chống quá tải ở một số bệnh viện như hiện nay có lẽ việc qua trọng hơn cả là xây dựng được văn hóa khám bệnh cho bệnh nhân. Việc xảy ra nhiều vấn đề đau lòng như hiện nay về việc khám chữa bệnh thiết nghĩ là do lỗi của cả hai phía: bệnh nhân và thầy thuốc. Tại sao chúng ta cứ lẩn quẩn mãi với việc xây dựong văn hóa giao tiếp ở thầy thuốc mà quên đi việc điều chỉnh ở cả hai đối tượng: thầy thuốc và bệnh nhân và quan trọng nhất là theo như một vị thầy thuốc rất có uy tín của nền y tế TP Hồ Chí Minh là phải lập lại tuyến khám và chữa bệnh, không đề tình trạng vô chính phủ của người bệnh trong việc khám chữa bệnh như giai đọan hiện nay.