NGUYỄN HOÀI NAM

VIỆN PHÍ LÀ GÁNH NẶNG CHO NGƯỜI DÂN

PGS TS Nguyễn Hòai Nam

Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh

Không nên tính cả lương nhân viên Y tế vào viện phí

Trước đây, hoạt động của bệnh viện công chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí rót xuống từng bệnh viện từ ngân sách nhà nước. Trong đó bao gồm cả: lương cho cán bộ Y tế, vật tư trang thiết bị, chi phí khám bệnh và điều trị. Trong đó phần kinh phí dùng để trả lương cho nhân viên y tế cũng khá cao, bởi vì theo quy định cứ một bệnh nhân phải có ít nhất 3 nhân viên y tế phục vụ trong đó có cả bác sỹ, điều dưỡng và những người làm công tác hỗ trợ khác. Có những cơ sở Y tế phải sử dụng đến ½ kinh phí nhà nước hỗ trợ để trả lương và các họat động hành chính để duy trì một bộ máy khổng lồ các nhân viên trong bệnh viện. Chúng ta thử đơn cử một bệnh viện có khỏang 1.000 giường bệnh theo tiêu chuẩn phải có ít nhất 3.000 nhân viên phục vụ với quỹ lương tối thiểu 2.000.000 đồng một người một tháng thì số tiền lương ít nhất là 6 tỷ đồng chưa kể tiền phụ cấp trực đêm, tiền phụ cấp phẫu thuật và rất nhiều khỏan khác.

Nay theo cách tính mới, số tiền này đổ vào vai người bệnh, dù gián tiếp qua quỹ bảo hiểm y tế như dự định cũng là thêm một gánh nặng vô cùng lớn cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân. Vì rõ ràng là hệ thống bảo hiểm y tế của chúng ta cho đến nay vẫn chưa hòan chỉnh đã và đang mày mò đi tìm một hướng đi thích hợp cho hòan cảnh kinh tế và xã hội Việt Nam trong giai đọan hiện nay. Quỹ bảo hiểm đã từng bị vỡ và nhà nước cũng đã phải dùng một số lượng tiền khá lớn trong ngân sách để cứu nguy cho quỹ bảo hiểm Y tế.

Bài học Phillipine và Cu Ba:

Một lần chúng tôi có dịp tham dự một hội nghị khoa học về dinh dưỡng và Y tế ở Phillipine. Điều đầu tiên chúng tôi nhận thấy: Dù đất nước Phillipine còn khá nghèo, chính trị chưa phải ổn định người dân chỗ này chỗ kia còn thua kém người dân của chúng ta về một số mặt. Nhưng có hai điểm nổi bật mà chính phủ nào của Philiipine cũng quan tâm đó là Y tế và giao thông. Rất nhiều con đường tốt, đường xá đi đến tận những nơi xa xôi hẻo lánh. Về phương diện Y tế, tất cả mọi người dân đều được hưởng những điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt nhất dù là người giàu hay người nghèo ở tận cùng của xã hội. Các cơ sở Y tế phát triển ra tận những hòn đảo xa xôi dù có rất tí người dân sinh sống. Tầng lớp thầy thuốc được kính trọng. Nhà nước hầu như bao cấp tòan bộ cho nền Y tế công bên cạnh chú ý phát triển nền Y tế dịch vụ với sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân. Họ lấy những lợi nhuận từ các ngành kinh doanh khác và từ các cơ sở Y tế dịch vụ tư nhân phục vụ cho tầng lớp có tiền để duy trì họat động có hiệu quả của những bệnh viện công, phục vụ cho mọi tầng lớp xã hội. Tuy là một nhà nước phát triển theo khuynh hướng Tư bản chủ nghĩa nhưng họ vẫn chú ý bao cấp trong việc săn sóc sức khỏe với những điều kiện tốt nhất cho mọi người dân. Vì họ cho rằng đấy là tính ưu việt mà họ cần phải lấy lòng người dân để tạo sự ủng hộ cho nhà nước. Ở Cu Ba cũng vậy, tuy đất nước Cu Ba hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội v.v…nhưng về mặt Y tế thì mọi người dân đều được hưởng một chế độ săn sóc tuyệt với mà ngay cả một số nước có nền kinh tế phát triển cũng khó mà theo kịp. Chính vì những đặc điểm này mà người dân Cu Ba dù sống giữa vòng vây cấm vận của một số nước vẫn tin tưởng vào sự chính phủ. Và Tổ chức Y tế Thế giới đã chọn mô hình phát triển Y tế của Phillipine làm mô hình mẫu cho các nước đang phát triển học tập.

Nên san xẻ xủa người giàu cho người nghèo:

Có nhiều cách san xẻ của ngườigiàu cho người nghèo trong cơn họan nạn. Việc đầu tiên là tăng cường phát triển công tác từ thiện như thời gian qua chúng ta đã làm. Mỗi bệnh viện nên thành lập một phòng công tác xã hội gồm những nhân viên Y tế và các cử nhân tốt nghiệp ngành xã hội học. Họ sẽ giúp bệnh viện có được một quỹ khá tốt để giúp đỡ những bệnh nhân nghèo. Việc này đã có một số nơi làm khá tốt như Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh. Việc nữa là nên phân định rạch ròi Y tế phục vụ và Y tế dịch vụ. Uûng hộ tối đa về hành lang pháp lý, về tư tưởng cũng như về nhận thức của người dân về vai trò của Y tế dịch vụ. Phát triển Y tế dịch vụ, đồng thời trên cơ sở đó lấy một phần lợi nhuận của các nhà đầu tư trong lĩnh vực này bằng chính sách thuế sau thời gian ưu đãi để lấy số tiền đó làm ngân sách cho họat động của các bệnh viện công. Trong quá trình phát triển hiện nay của ngành Y tế, nói thật ra có nên chăng duy trì quá nhiều bệnh viện công như hiện nay mà không phải bệnh viện nào cũng họat động có hiệu quả. Tăng cường ngân sách cho mỗi bệnh viện để giảm bớt gánh nặng viện phí cho bệnh nhân nghèo phải đi cùng với việc giảm bớt những bệnh viện họat động không hiệu quả, để đồng tiền từ ngân sách nhà nước, từ sự đóng góp của tòan dân đến được những bệnh nhân nghèo đang ngày đêm chịu nỗi đau của bệnh tật kèm với nỗi lo về kinh tế mà không biết mình có đủ tiền để chữa bệnh hay không?

Bài viết của NGUYỄN HOÀI NAM

Bác sỹ gia đình là ai?
Bảo hiểm y tế và hội chứng người thứ ba trả tiền
Bệnh viện có cần giám đốc điều hành giỏi hay không?
Bệnh viện tư đang chết dần
CEO phải là người thổi lửa cho doanh nghiệp
Chúng tôi là bạn của nhau
Chết vì hiểu biết nhiều quá
Coi chừng lãng phí ghê gớm
Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy
Có nên cứ giữ kiểu suy nghĩ như vậy?
Có nên thay đổi cách khám từ thiện?
Có phải thương trường là chiến trường?
Cổ phần hoá bệnh viện như thế nào để có lợi?
KHI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHÓAN ẢM ĐẠM
Kinh doanh bệnh viện tư
Luật phải bảo vệ được người thầy thuốc
Muốn phát triển ngành y tế phải tạo điều kiện làm việc cho người thầy thuốc
Mượn máy y khoa chỉ nên coi là giải pháp tình thế
Mối liên quan giữa Y đức và tuyển sinh vào các trường Y dược
Một phần cũng do bệnh sính ngọai
Người Thầy trong mắt ai
Những cuộc phẫu thuật không cần thiết
Những tiến bộ và hướng phát triển của ngành phẫu thuật lồng ngực và tim mạch
Những vấn đề cần phải giải quyết để tạo sự phát triển của nền y tế việt nam
Nên đổi mới quan niệm trong đào tạo y khoa sau đại học
Phải thay đổi quan điểm về y đức
Phẫu thuật thẩm mỹ nhu cầu hay tội lỗi
Phẫu thuật tim mạch việt nam thời cơ và thách thức mới
Phụ nữ ngày nay họ đẹp hơn, năng động hơn nhưng cũng mất mát nhiều hơn
Sống như thế nào trước khi bạn chết
Thiết lập tuyến điều trị và giáo dục văn hóa để chống quá tải bệnh viện
Trí thức không phải là anh cạo giấy
Trí thức việt nam rất cần sự thống nhất
Tăng viện phí cĩ chống được quá tải bệnh viện?
Tại anh, tại ả tại cả đôi đường
Vai trò của quy trình
Viện phí là gánh nặng cho người dân
Xin đừng lạm dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị
Xã hội hoá sự phát triển của ngành y tế là cần thiết nhưng không thể xã hội hoá bằng bất cứ giá nào
Xã hội hoá y tế từ trong tư tuởng của mọi người
Đa dạng hoá bảo hiểm y tế
Đâu phải chỉ có tiền lương
Đầu tư dàn trải là lãng phí tiền của nhân dân

Các tác giả tham gia YKHOA.NET

Trang nhiều tác giả
Trang riêng của Lê Ngọc Dũng
Trang riêng của Lương Lễ Hoàng
Trang riêng của Nguyễn Bảo Trung
Trang riêng của Nguyễn Hoài Nam
Trang riêng của Nguyễn Hữu Đức
Trang riêng của Nguyễn Văn Tuấn
Trang riêng của Nguyễn Ý Đức
Trang riêng của Nguyễn Đình Nguyên
Trang riêng của Phan Xuân Trung
Trang riêng của Đỗ Hồng Ngọc
Trang riêng của Đỗ Minh Tuấn