NGUYỄN HOÀI NAM

XIN ĐỪNG LẠM DỤNG KỸ THUẬT CAO TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

PGS TS BS Nguyễn Hoài Nam

Giảng viên Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh

Kỹ thuật cao: Con dao hai lưỡi

Lợi ích mà kỹ thuật cao trong Y tế mang lại cho người bệnh, gia đình và xã hội là không thể chối cãi được:

Giúp xác định chẩn đoán một cách nhanh chóng và chính xác: Vai trò rất quan trọng của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: CT scan, MRI, nội soi chẩn đoán, các phương pháp siêu âm ba chiều v.v…

Giúp điều trị thành công rất nhiều loại bệnh mà trước đây Y học khó có thể can thiệp hoặc phải can thiệp rất lớn: Đường mổ lớn, nặng nề như: lấy sỏi mật qua ngả nội soi, nong van hai lá trong hẹp van hai lá hậu thấp, phẫu thuật cầu nối động mạch vành v.v…

Giúp rút ngắn thời gian nằm bệnh viện, giảm thiểu các biến chứng trong điều trị, đạt được yếu tố thẩm mỹ do đường can thiệp nhỏ v.v…

Mở rộng được chỉ định điều trị: Một số bệnh trước đây do phải can thiệp lớn (Mổ lồng ngực, mổ bụng v.v…) nếu tổng trạng bệnh nhân suy kiệt, yếu, các chức năng chính của cơ thể như tuần hoàn, hô hấp bị suy thì không thể tiến hành điều trị với các phương pháp kinh điển. Va do tính ưu việt của các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị cao, bệnh nhân vẫn có thể được điều trị có kết quả.

Tuy nhiên, vấn đề phiền toái chính do việc áp dụng kỹ thuật cao mang lại là vấn đề chi phí , giá thành cho chẩn đoán và điều trị quá cao, mà ngay cả tại các nước phát triển như: Mỹ, Anh, Pháp v.v…cũng đang là một vấn đề làm đau đầu các nhà lãnh đạo và ngay cả giới chuyên môn. Ở Pháp, ngân sách của bảo hiểm Y tế tăng lên chóng mặt từ 30 tỷ France năm 1990 lên đến 180 tỷ France (tương đương 30 tỷ USD) năm 1994 và bây giờ thì cao ngất trời. Các bệnh án luôn dày côp, đủ các loại xét nghiệm từ máu, chức năng hô hấp, chẩn đoán hình ảnh đến các kỹ thuật cao mới nhất mà con người nghĩ ra. Đây là gánh nặng quá lớn cho bản thân bệnh nhân, gia đình và xã hội.

Giáù thành chẩn đoán và điều trị còn quá cao:

Các máy móc trong ngành Y tế là các loại máy đòi hỏi độ chính xác cao, sản xuất với số lượng ít, quá trình nghiên cứu và thực nghiệm cho đến khi được áp dụng trên con người rất dài có khi đến hơn 10 năm. Bản quyền của phát minh kéo dài và cao.

Trong việc mua máy và các trang thiết bị, do chúng ta còn nghèo, kinh phí ít nên đều mua qua phương thức trả chậm, chịu lãi xuất ngân hàng và có trường hợp giá máy đội lên gấp đôi so với thực tế vì phết phẩy và các tầng lớp trung gian.

Giá thành để đào tạo những thầy thuốc chuyên sử dụng các phương tiện này cũng khá cao, phần lớn được tự đào tạo ở nước ngoài sau đó mới về nước và tìm việc làm hay tự triển khai kỹ thuật này.

Nguyên nhân của việc lạm dụng kỹ thuật cao, rất đơn giản:

Về phía thầy thuốc và ngành Y tế:

Hiện nay đang hình thành một khuynh hướg chạy đua kỹ thuật giữa các bệnh viện và cơ sở Y tế với nhau. Có rất nhiều bệnh viện coi kỹ thuật cao là bộ mặt của mình, khi có đoàn nào hay bạn bè gì đến thăm, nơi này luôn luôn được giới thiệu với đầy vẻ tự hào mặc dù chưa chạy hết 25% công suất của phương tiện kỹ thuật.

Aùp lực về việc phải chẩn đoán đúng, điều trị đúng và dư luận đè nặng lên vai của người thầy thuốc. Ở các nước tiên tiến trên Thế giới, tại các phòng cấp cứu tỷ lệ chẩn đoán đúng bện ngay từ những lần khám đầu tiên là 25% và tại các phòng khám ngoại chẩn là 30%. Việc chẩn đoán và điều trị bệnh là một quá trình cần phải có thời gian để theo dõi sát và nắm các diễn tiến của bệnh. Rất nhiều người ở nước ta đã cố tình bỏ qua quy luật này.

Một phần cũng do bệnh nhân

Sự hiểu biết về các phương tiện chẩn đoán và điều trị mới của người dân chưa thật sự hoàn hảo nhất là về chỉ định và đối tượng áp dụng của phương pháp chẩn đoán và điều trị đó. Không phải chỉ có một phương pháp chẩn đoán là tìm ra mọi thứ bệnh và càng không phải chỉ có một phương pháp điều trị là chữa khỏi mọi thứ bệnh. Mỗi loại bệnh, mỗi giai đoạn của bệnh có một phương pháp chẩn đoán và điều trị khác nhau. Ví dụ như: với ung thư gan, nếu khối u nhỏ đường kính dưới 5 cm ở về phía gan trái, một khối u duy nhất thì phẫu thuật cắt gan là tốt nhất. Còn khối cũng với kích thước như vậy, nhưng ở về gan phải thì chỉ định làm tắc mạch (TOCE), còn khối u lớn, nhiều khối u rải rác, gan đã suy mà làm TOCE thì chỉ có lên đường sớm v.v…Trong vấn đề này cũng cần phải nhắc đến vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng, cần có những cố vấn chuyên môn về lĩnh vực Y học khi xét đăng tải những tin, bài viết về chuyên môn. Báo chí và lực lượng thông tin rất cần trong việc làm cho người dân hiểu rõ hơn nữa giá trị, chỉ định và kết quả của từng phương pháp điều trị mới.

Trên cơ sở sự hiểu biết chưa rõ ràng như vậy, người bệnh và thân nhân thường có áp lực về tâm lý, ảo tưởng về phương pháp chẩn đoán và điều trị mới. Aùp lực này lan truyền qua người thầy thuốc vì, nói chung thầy thuốc ở nước ta rất ngại bị kiện cáo. Cho đến nay, trong mắt người dân và các nhà quản lý cứ bị kiện cáo là thầy thuốc đó có lỗi rồi, bất kể đúng sai? Và thầy thuốc sẵn sàng cho làm những xét nghiệm, sẵn sàng giới thiệu bệnh nhân đi làm các phương pháp điều trị mang tính kỹ thuật cao mặc dù trong thâm tâm họ đều biệt với bệnh nhân này không có chỉ định hoặc chỉ định chưa thật hoàn hảo.

CẦN LẮM MỘT VỊ THUỐC CHỮA:

Vai trò của người nhạc trưởng:

Trong ngành Y tế, cũng như trong ngành kiến trúc xây dựng. Hiện trạng của nước ta nói chung và của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là: Nếu nhìn riêng rẽ từng ngôi nhà, từng cơ sở Y tế thì rất đẹp, rất hoành tráng, chủ nhân của nó đã cố gắng hết sức mình bằng mọi nguồn lực kể cả vay mượn, trả chậm v.v…để biến nhà mình, cơ sở do mình phụ trách thành những trung tâm, những mũi nhọn. Nhưng nếu nhìn chung lại thì rất lộn xộn, lãng phí và nhiều cái còn bất hợp lý nữa. Đơn cử: có những bệnh viện khi mà trình độ của đội ngũ thầy thuốc của mình chưa đủ để thông tim, nong mạch vành cũng cố gắng có một cái máy DSA để rồi trùm mền để đó thỉnh thoảng có phái đoàn nước ngoài lại mang ra làm vài bệnh nhân,một năm hoạ hoằn có vài lần như vậy. Có bệnh viện tư nhân, cơ sở vật chất còn quá nhỏ, chật hẹp cũng cố có được một cái máy như vậy và thật sự thì hiệu quả không cao. Nên chăng có một sự phân công, điều phối rõ ràng từ đó bệnh nhân mới tập trung, tránh mua quá nhiều máy, đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên khoa mới thật sự chuyên sâu và công việc họ làm mới thật sự hiệu quả.

Vai trò của các hội chuyên khoa cũng cần phải phát huy, họ nên có ý kiến với các người quản lý nên công nhận kết quả xét nghiệm, kết quả điều trị của nhau trên cơ sở những quy định chuẩn. Từ đó tránh bắt buộc bệnh nhân phải làm nhiều lần các loại xét nghiệm đắt tiền. Các cơ sở khám chữa bệnh nên trả toàn bộ hồ sơ cho bệnh nhân giữ chỉ lưu lại những bản sao, vì theo đúng luật pháp quy định: những kết quả này do bệnh nhân phải trả tiền, nghĩa là họ đã mua sản phẩm này của ngành Y tế, họ có toàn quyền sở hữu nó. Không cần làm đơn xin xỏ như hiện nay.

Cần có sự thông tin tuyên truyền rộng rãi và thật chính xác của các phương tiện thông tin đại chúng:

Điều này rất khó và tế nhị. Nhưng thực tế trong thời gian vừa qua đã có một số trường hợp như vậy đã xảy ra. Thổi phồng thông tin, dẫn đến hiểu sai về tác dụng, chỉ định của một phương pháp chẩn đoán và điều trị , nhất là với các kỹ thuật cao. Điều này thường là do vô tình, nên chăng sử dụng đội ngũ cố vấn về chuyên môn cho mỗi lĩnh vực, nên coi trọng ý kiến của những nhà chuyên môn này, hoặc tuyển các phóng viên không phải là các cử nhân báo chi như các hãng thông tấn lớn trên Thế giới đã làm. Tiêu chuẩn chọn phóng viên chỉ là tốt nghiệp, thậm chí là chuyên gia về một lĩnh vực và trên cơ sở đó họ dào tạo thêm nghiệp vụ báo chi. Tất nhiên những phóng viên nnày sẽ hiểu rất rõ về những vấn đề họ viết .

Với thầy thuốc: cần mạnh dạn từ chối những yêu cầu không chính đaq1ng của bệnh nhân, của thân nhân bệnh nhân, của những nhà quản lý về áp lực áp dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị. Chỉ thực hiện những kỹ thuật này khi xác định đúng chỉ định và tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế, xã hội của từng người bệnh. Theo tiêu chuẩn của Thế giới, một phương pháp chẩn đoán và điều trị có hiệu quả là một phương pháp đạt được một số yêu cầu sau:

Phải đại chúng: áp dụng được cho nhiều người, nhiều đối tượng

Không xâm lấn hoặc xâm lấn tối thiểu

Giá thành rẻ

"Nên chỉ định đúng, không nên lạm dụng dù bất kỳ hoàn cảnh nào mới là người thầy thuốc giỏi."

Với bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân: nên trang bị cho mình những kiến thức Y học tối thiểu, nhất là khi bị mắc những bệnh mạn tính. Việc này có thể thông qua sách, báo, truyền hình, những buổi nói chuyện của các câu lạc bộ Y học. Không nên gây áp lực tâm lý cho thầy thuốc khi khám chữa bệnh. Tuy nhiên khi thầy thuốc đề nghị một phương pháp chẩn đoán và điều trị, chính bệnh nhân hoặc thân nhân có quyền yêu cầu thầy thuốc của mình giải thích rõ những ưu, nhược điểm và giá thành của phương pháp. Thậm chí đề nghị thầy thuốc trình bày nhiều phương pháp điều trị để mình chọn lựa. Thế mới tật sự hiệu quả và có sư thông cảm hoàn toàn giữa thầy thuốc và bệnh nhân, tránh những lạm dụng kỹ thuật cao và các phương pháp chẩn đoán và điều trị không hiệu quả.

Bài viết của NGUYỄN HOÀI NAM

Bác sỹ gia đình là ai?
Bảo hiểm y tế và hội chứng người thứ ba trả tiền
Bệnh viện có cần giám đốc điều hành giỏi hay không?
Bệnh viện tư đang chết dần
CEO phải là người thổi lửa cho doanh nghiệp
Chúng tôi là bạn của nhau
Chết vì hiểu biết nhiều quá
Coi chừng lãng phí ghê gớm
Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy
Có nên cứ giữ kiểu suy nghĩ như vậy?
Có nên thay đổi cách khám từ thiện?
Có phải thương trường là chiến trường?
Cổ phần hoá bệnh viện như thế nào để có lợi?
KHI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHÓAN ẢM ĐẠM
Kinh doanh bệnh viện tư
Luật phải bảo vệ được người thầy thuốc
Muốn phát triển ngành y tế phải tạo điều kiện làm việc cho người thầy thuốc
Mượn máy y khoa chỉ nên coi là giải pháp tình thế
Mối liên quan giữa Y đức và tuyển sinh vào các trường Y dược
Một phần cũng do bệnh sính ngọai
Người Thầy trong mắt ai
Những cuộc phẫu thuật không cần thiết
Những tiến bộ và hướng phát triển của ngành phẫu thuật lồng ngực và tim mạch
Những vấn đề cần phải giải quyết để tạo sự phát triển của nền y tế việt nam
Nên đổi mới quan niệm trong đào tạo y khoa sau đại học
Phải thay đổi quan điểm về y đức
Phẫu thuật thẩm mỹ nhu cầu hay tội lỗi
Phẫu thuật tim mạch việt nam thời cơ và thách thức mới
Phụ nữ ngày nay họ đẹp hơn, năng động hơn nhưng cũng mất mát nhiều hơn
Sống như thế nào trước khi bạn chết
Thiết lập tuyến điều trị và giáo dục văn hóa để chống quá tải bệnh viện
Trí thức không phải là anh cạo giấy
Trí thức việt nam rất cần sự thống nhất
Tăng viện phí cĩ chống được quá tải bệnh viện?
Tại anh, tại ả tại cả đôi đường
Vai trò của quy trình
Viện phí là gánh nặng cho người dân
Xin đừng lạm dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị
Xã hội hoá sự phát triển của ngành y tế là cần thiết nhưng không thể xã hội hoá bằng bất cứ giá nào
Xã hội hoá y tế từ trong tư tuởng của mọi người
Đa dạng hoá bảo hiểm y tế
Đâu phải chỉ có tiền lương
Đầu tư dàn trải là lãng phí tiền của nhân dân

Các tác giả tham gia YKHOA.NET

Trang nhiều tác giả
Trang riêng của Lê Ngọc Dũng
Trang riêng của Lương Lễ Hoàng
Trang riêng của Nguyễn Bảo Trung
Trang riêng của Nguyễn Hoài Nam
Trang riêng của Nguyễn Hữu Đức
Trang riêng của Nguyễn Văn Tuấn
Trang riêng của Nguyễn Ý Đức
Trang riêng của Nguyễn Đình Nguyên
Trang riêng của Phan Xuân Trung
Trang riêng của Đỗ Hồng Ngọc
Trang riêng của Đỗ Minh Tuấn