NHỮNG CUỘC PHẪU THUẬT KHÔNG CẦN THIẾT
Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị rất quan trọng trong y khoa. Nhờ Phẫu thuật mà hàng triệu người đã được cứu sống hàng năm trên Thế giới. Tuy nhiêncũng vì phẫu thuật khơng đúng hay phẫu thuật quá tay mà hàng năm cũng khơng ít người đã trở thành tàn phế hay đã phải chia tay với cuộc sống trên trái đất. Nĩ chính là con dao hai lưỡi mà người Bác sỹ ngoại khoa nào cũng hiểu. Chính vì vậy để phát huy mặt tốt, khả năng cứu người của Phẫu thuật và hạn chế những điều khơng mong muốn mà nĩ mang đến cho bệnh nhân và cả thầy thuốc, chúng ta những người Bác sỹ ngoại khoa cần phải tránh tối đa những cuộc mổ khơng đúng như:
Phẫu thuật để trình diễn kỹ thuật:
Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật trong Y khoa, đã xuất hiện một sai sót mới về y học. Đó là tình trạng phẫu thuật để trình diễn kỹ thuật với lòng mong muốn của thầy thuốc chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện được kỹ thuật được cho là siêu việt. Chúng tôi có ghi nhận, một số bệnh nhân bị bệnh dãn tĩnh mạch tuổi quá lớn đã gần 90 tuổi, thay vì sử dụng thuốc và vớ y khoa là đủ. Bệnh nhân được chỉ định sử dụng Laser để làm tắc tĩnh mạch.Sau làm tắc tĩnh mạch bệnh nhân vẫn đau và sưng dọc theo đường đi của tĩnh mạch, phải sử dụng thuốc cả tháng sau mới hết. Tổng chi phí điều trị lên đến gần 10 triệu đồng, trong đó chỉ riêng chi phí cho sợi dây dẫn ánh sáng Laser cũng trên 5 triệu.
Tình trạng này hiện nay khá phổ biến, đặc biệt là ở một số bệnh viện kể cả công và tư muốn lên hạng hay nặng về quảng cáo.
Phẫu thuật vì chưa nắm vững chỉ định:
Chúng tôi cũng đã gặp trường hợp bệnh nhân ho ra máu, chụp X quang lên thấy cả hai đỉnh phổi đều bị tổn thương, một bên là dãn phế quản, một bên nghi u nấm phổi. Không xác định được bên nào gây chảy máu vì lúc soi phế quản bệnh nhân không còn ho rá máu nưã. Tốt nhất là nên chụp động mạch phế quản để xem bên nào có khả năng chảy máu cao. Nhưng vì không nắm vững chỉ định, thêm vào đó là áp lực gửi gắm của một số người muốn mổ sớm. Bác sỹ đã phẫu thuật cắt bỏ bên phổi nghi u nấm, hậu quả là chảy máu khá nhiều và bệnh nhân sau mổ vẫn bị ho ra máu do dãn phế quản bên phổi đối diện.
Phẫu thuật phòng ngưà:
Ngay từ lâu và ngay cả hiện nay nưã, một số thầy thuốd vẫn giữ quan điểm phẫu thuật phòng ngưà. Ví dụ như: Cắt amygdal phòng ngưà, phẫu thuật cắt ruột thưà phòng ngưà cho một số bệnh nhân được gọi là có nguy cơ cáo.
Nhưng cắt ruột thưà, cắt Amygdal v.v…bệnh nhân không bị viêm Amygdal hoặc viêm ruột thưà nưã mà bị suy giảm miễn dịch và ung thư đại tràng tăng cao. Thật là lợi bất cập hại.
Nói gì đi chăng nữa, đó là những sai sót về y khoa khá thường gặp trong lúc hành nghề của các thầy thuốc. Những sai sót này có thể không gây chết cho bệnh nhân mà làm giảm đi chất lượng của cuộc sống. Chính vì vậy, với mỗi người thầy thuốc ngoại khoa, phải cố gắng làm sao để ít phải tiến hành những cuộc phẫu thuật không cần thêít như vậy.
PGS TS Nguyễn Hoài Nam
Giảng viên Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh