NGUYỄN HOÀI NAM

KHI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHÓAN ẢM ĐẠM

PGS TS Nguyễn Hòai Nam

Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh

Thắng lớn nên thua nhiều

Chưa bao giờ mà thị trường chứng khóan Việt Nam lại lên cao như những ngày cuối năm 2006 và giữa năm 2007. Các nhà đầu tư hay đầu cơ trên thị trường chứng khóan đều thắng lớn. Đến nỗi rất nhiều công ty chứng khóa đã ra đời, nhiều công ty và ngân hàng được thành lập hoặc dự định thành lập và người ta đua nhau bán cổ phiếu đua nhau kiếm lời từ những đồng tiền chạy lòng vòng từ túi người này sang túi người khác, từ ngân hàng sang túi của các nhà đầu tư hay đầu cơ. Việc này chẳng khác nào đánh bạc, bất chấp cả lợi nhuận thực sự do việc sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp đó đem lại. Một nền kinh tế bong bóng đã hình thành và chắc hẳn không thể lọai trừ yếu tố tâm lý của người dân.

Việc này đã từng xảy ra trong những năm gần đây bắt đầu từ phong trào nhà nhà nuôi cá trê phi, nhà nhà nuôi cút, người người buôn bán bất động sản và giờ là người người kinh doanh chứng khóan.

Và hiện tượng này cũng đã được nhiều chuyên gia cảnh báo. Việc cảnh báo này có cả sự tham gia của nhiều ngân hàng lớn có kinh nghiệm trong kinh doanh chứng khóan. Nhưng vì một lý do nào đó nhiều người có trách nhiệm đã bỏ qua những lời cảnh báo này và tất nhiên những nhà đâu tư chứng khóan cũng để ngòai tai vì lợi nhuận do nó mang lại quá lớn.

Hơn lúc nào hết thị trường chứng khóan non trẻ của chúng ta đã mang nặng tính may rủi như một canh bạc và phần lớn những người tham gia thị trường này đều có tính đầu cơ hơn là đầu tư lâu dài. Và cái gì phải đến nó dã và sẽ đến. Đấy cũng là quy luật tất nhiên của sự phát triển kinh tế và xã hội mà không phải chỉ có ở nước ta mà hầu hết các nước phát triển trên Thế giới cũng đã trải qua.

Hiện nay, chứng khóan đã rớt từ hơn 1000 điểm xuống còn 600 điểm trong một thời gian ngắn, nhiều người đã mất đến hơn 50% tài sản và chắc chắn sẽ còn nhiều hậu quả nặng nền nữa sẽ xảy ra. Quy luật khắc nghiệt của cuộc sống đã không chừa một ai và chịu hậu quả nhiều nhất là những người không tôn trọng quy luật, duy ý chí và thái quá trong mọi họat động.

Hãy tôn trọng quy luật phát triển của thị trường chứng khóan

Việc rơi tự do của thị trường chứng khóan là một điều không thể tránh khỏi. Tuy có nhiều ý kiến cho rằng, chứng khóan là thước đo sức khỏe của một nền kinh tế. Nhưng điều này chỉ đúng với những nền kinh tế đã được cổ phần hóa phần lớn, còn đối với nền kinh tế Việt Nam tyrong giai đọan hiện nay điều này chưa chắc đã hòan tòan đúng.

Có nhiều ý kiến kêu gọi sự trợ giúp của nhà nước để cứu thị trường chứng khóan. Kể cả rót hàng ngàn tỷ đồng mua cổ phiếu của một số doanh nghiệp. Việc này thật sự có cần thiết hay không? Khi mà thị trường chứng khóan của ta hiện nay nặng tính đầu cơ hơn là đầu tư. Khi mà giá trị thật của cổ phiếu khi lấy sức kinh doanh của đơn vị phát hành không tương xứng. Việc không ngoan nhất hiện nay có lẽ nên để thị trường tự điều chỉnh và hãy tôn trọng quy luật phát triển của nó. Để cổ phiếu thật sự là thước đo sức khỏe về sự phát triển của chính đơn vị kinh doanh và lọai bỏ hết yếu tố đầu cơ trên thị trường chứng khóan. Để một lúc nào đó trên thị trường chứng khóan chỉ có các nhà dầu tư thật sự tham gia thì nó mới đủ sức khỏe tồn tại và đưa nền kinh tế phát triển theo đúng chức năng của mình.

Bài viết của NGUYỄN HOÀI NAM

Bác sỹ gia đình là ai?
Bảo hiểm y tế và hội chứng người thứ ba trả tiền
Bệnh viện có cần giám đốc điều hành giỏi hay không?
Bệnh viện tư đang chết dần
CEO phải là người thổi lửa cho doanh nghiệp
Chúng tôi là bạn của nhau
Chết vì hiểu biết nhiều quá
Coi chừng lãng phí ghê gớm
Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy
Có nên cứ giữ kiểu suy nghĩ như vậy?
Có nên thay đổi cách khám từ thiện?
Có phải thương trường là chiến trường?
Cổ phần hoá bệnh viện như thế nào để có lợi?
KHI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHÓAN ẢM ĐẠM
Kinh doanh bệnh viện tư
Luật phải bảo vệ được người thầy thuốc
Muốn phát triển ngành y tế phải tạo điều kiện làm việc cho người thầy thuốc
Mượn máy y khoa chỉ nên coi là giải pháp tình thế
Mối liên quan giữa Y đức và tuyển sinh vào các trường Y dược
Một phần cũng do bệnh sính ngọai
Người Thầy trong mắt ai
Những cuộc phẫu thuật không cần thiết
Những tiến bộ và hướng phát triển của ngành phẫu thuật lồng ngực và tim mạch
Những vấn đề cần phải giải quyết để tạo sự phát triển của nền y tế việt nam
Nên đổi mới quan niệm trong đào tạo y khoa sau đại học
Phải thay đổi quan điểm về y đức
Phẫu thuật thẩm mỹ nhu cầu hay tội lỗi
Phẫu thuật tim mạch việt nam thời cơ và thách thức mới
Phụ nữ ngày nay họ đẹp hơn, năng động hơn nhưng cũng mất mát nhiều hơn
Sống như thế nào trước khi bạn chết
Thiết lập tuyến điều trị và giáo dục văn hóa để chống quá tải bệnh viện
Trí thức không phải là anh cạo giấy
Trí thức việt nam rất cần sự thống nhất
Tăng viện phí cĩ chống được quá tải bệnh viện?
Tại anh, tại ả tại cả đôi đường
Vai trò của quy trình
Viện phí là gánh nặng cho người dân
Xin đừng lạm dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị
Xã hội hoá sự phát triển của ngành y tế là cần thiết nhưng không thể xã hội hoá bằng bất cứ giá nào
Xã hội hoá y tế từ trong tư tuởng của mọi người
Đa dạng hoá bảo hiểm y tế
Đâu phải chỉ có tiền lương
Đầu tư dàn trải là lãng phí tiền của nhân dân

Các tác giả tham gia YKHOA.NET

Trang nhiều tác giả
Trang riêng của Lê Ngọc Dũng
Trang riêng của Lương Lễ Hoàng
Trang riêng của Nguyễn Bảo Trung
Trang riêng của Nguyễn Hoài Nam
Trang riêng của Nguyễn Hữu Đức
Trang riêng của Nguyễn Văn Tuấn
Trang riêng của Nguyễn Ý Đức
Trang riêng của Nguyễn Đình Nguyên
Trang riêng của Phan Xuân Trung
Trang riêng của Đỗ Hồng Ngọc
Trang riêng của Đỗ Minh Tuấn