NGUYỄN HOÀI NAM

XÃ HỘI HOÁ Y TẾ TỪ TRONG TƯ TUỞNG CỦA MỌI NGƯỜI

PGS TS Nguyễn Hoài Nam

Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh

Tại Thủ đô Seoul Hàn quốc, với dân số là 20 triệu dân dân số chỉ gấp hai lần rưỡi dân số thành phố Hồ Chí Minh mà họ có tới hơn 1.000 bệnh viện trong đó có trên 900 bệnh viên tư nhân do các nhà tư bản và tập đoàn tư bản bệnh viên bỏ vốn thành lập. Tại Malaysia, trong một lần tham quan các bệnh viện tại thủ đô Kualumpur có tới 200 bệnh viện lớn, trong đó có 160 bệnh viện tư. Ở các bệnh viện này, bệnh nhân được điều trị và săn sóc với tiêu chí bệnh viện- khách sạn. Tất cả các phòng lưu trú của bệnh viện đều đạt tiêu chuẩn từ khách sạn 3 sao trở lên. Ở đây, người thầy thuốc có thể thực hiện mọi phương pháp điều trị cho bệnh nhân kể cả phẫu thuật tim và cấy ghép cơ quan v.v…như là các bệnh viện của nhà nước.

Một lợi ích khác của việc xã hội hoá Y tế là tạo ra cuộc cạnh tranh giữa cơ sở Y tế tư nhân và cơ sở Y tế công lập cả về chất lượng dịch vụ, chất lượng chẩn đoán và điều trị lẫn trang bị các máy móc và thiết bị Y tế. Về lâu dài còn dẫn đến cuộc cạnh tranh về giá cả của dịch vụ và cuối cùng bệnh nhân chính là người được hưởng lợi nhiều nhất. Ở Pháp, khi chúng tôi còn đang tu nghiệp về phẫu thuật mạch máu vào những năm 90 của thế kỷ trước. Mọi bệnh viện dù là bệnh viện công, chỉ cần hoạt động dưới 60% công suất là bị đóng cửa.

Tuy nhiên để thực hiện tốt vấn để xã hội hoá Y tế, mỗi người chúng ta, nhất là nhà nước Pháp quyền phải thực hiện tốt việc tuyên truyền giáo dục về xã hội hoá từ ngay trong tư tưởng của người dân nhằm xoá bỏ triệt để tư tưởng có từ thời bao cấp: cái gì do tư nhân làm là đều không tốt. Phải tạo hành lang pháp lý an toàn để những người thầy thuốc làm việc trong các cơ sở Y tế tư nhân cảm thấy được tôn trọng và yên tâm. Để làm sao cho mọi người thầy thuốc có quyền hành nghề khám và chữa bệnh dù là công hay tư đều bình đẳng trước pháp luật và trước công luận, trong một nhà nước pháp quyền mà mọi người đều thượng tôn luật pháp

Một vấn đề nữa là cần phân định rạch ròi giữa Y tế phục vụ và Y tế dịch vụ. Mở rộng và đa dạng hoá bảo hiểm Y tế đến tận các cơ sở Y tế tư nhân, để mọi người thầy thuốc vừa có cuộc sống bảo đảm, vừa có điều kiện để phục vụ tốt bệnh nhân.

ĐI BỘ

Từ ngày xưa, người ta đã biết đến tác dụng của luyện tập thể thao. Trong các môn thể thao xưa nhất mà con người biết đến đó là đi bộ. Theo các chuyên gia Y học: Đi bộ rất có lợi cho sức khoẻ, là một môn thể thao không tốn kém. Khi các bạn đi bộ, toàn thân đều vận động, nhịp tim nhanh lên, các mạch máu giãn nở, quá trình trao đổi chất tăng lên và kết quả hạn chế được rất nhiều bệnh, trong đó có bệnh về tim mạch.

Một số nghiên cứu có giá trị khác còn cho thấy: Việc đi bộ thường xuyên sẽ làm giảm hàm lượng Cholesterol trong máu, đặc biệt là LDL cholesterol là một loại cholesterol có hại cho cơ thể và là nguyên nhân chính gây lên bệnh xơ vữa động mạch.

Đi bộ còn làm cho cơ thể trở lên thon thả, khoẻ mạnh tạo sự tự tin cho bản thân và tăng tính thẩm mỹ của mỗi người. Một số người nổi tiếng và các nguyên thủ quốc gia như cựu tổng thống Bill Clinton, đương kim tổng thống Bush và tổng thống Nga Putin rất thích đi bộ vào mỗi buổi sáng.

Nếu có thời gian, chúng ta nên đi bộ vào mỗi buổi sáng và mỗi ngày đi bộ được khoảng 2.000 m thì thật là tuyệt vời. Hồi còn tu nghiệp tại Pháp, mỗi ngày chúng tôi đều đi bộ từ nhà ở đến ga tàu điện ngầm để đến chỗ làmviệc và từ ga tàu điện ngầm về nhà vào mỗi buổi chiều, tổng cộng khoảng 3000 m. Và kết quả là trong một năm, tôi đã gầy bớt được 8 Kg, suốt cả năm không bị bệnh dù là hắt hơi xổ mũi. Tất cả những ai đã từng đi học ở nước ngoài đều sợ nhất là bệnh tật vì giá dịch vụ Y tế ở nay rất cao, không thể tự trả nổi nếu không có bảo hiểm.

Còn nếu không có thời gian nhiều, chúng ta cố gắng đi lại nhiều khi làm việc, hạn chế đi thang máy, hạn chế sử dụng các thiết bị điện có điều khiển từ xa. Trong tuần, nếu từ nhà đến nơi làm việc không xa quá 5000 m, chúng ta có thể đi bộ 2 lần từ nhà đến nơi làm việc vào buổi sáng. Buổi chiều có thể đi về nhà bằng phương tiện giao thông công cộng.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh vần đề đi bộ đi làm hơi bị khó khăn và còn nhiều điều bị hạn chế: do đặc điểm kinh tế vỉa hè và buôn bán nhỏ nên hầu như không còn lề đường cho người đi bộ, lại có quá nhiều phương tiên giao thông cá nhân và thô sơ. Cho nên bầu không khí bị ô nhiễm nhiều, kết hợp với cái nắng nóng của miền nhiệt đới làm cho rất nhiều người trong chúng ta ngại đi bộ, lâu dần trở thành thói quen, cứ động bước ra đường là leo lên xe gắn máy. Đấy là một thói quen rất xấu, tuy nhiên nếu tất cả mọi người trong chúng ta đều đồng lòng chung sức vì sức khoẻ của cộng động vì sự tồn tại của giống nòi thì vấn đề này thực ra không phải không thực hiện được trong một nhà nước pháp quyền tất cả vì lợi ích của giống nòi

Bài viết của NGUYỄN HOÀI NAM

Bác sỹ gia đình là ai?
Bảo hiểm y tế và hội chứng người thứ ba trả tiền
Bệnh viện có cần giám đốc điều hành giỏi hay không?
Bệnh viện tư đang chết dần
CEO phải là người thổi lửa cho doanh nghiệp
Chúng tôi là bạn của nhau
Chết vì hiểu biết nhiều quá
Coi chừng lãng phí ghê gớm
Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy
Có nên cứ giữ kiểu suy nghĩ như vậy?
Có nên thay đổi cách khám từ thiện?
Có phải thương trường là chiến trường?
Cổ phần hoá bệnh viện như thế nào để có lợi?
KHI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHÓAN ẢM ĐẠM
Kinh doanh bệnh viện tư
Luật phải bảo vệ được người thầy thuốc
Muốn phát triển ngành y tế phải tạo điều kiện làm việc cho người thầy thuốc
Mượn máy y khoa chỉ nên coi là giải pháp tình thế
Mối liên quan giữa Y đức và tuyển sinh vào các trường Y dược
Một phần cũng do bệnh sính ngọai
Người Thầy trong mắt ai
Những cuộc phẫu thuật không cần thiết
Những tiến bộ và hướng phát triển của ngành phẫu thuật lồng ngực và tim mạch
Những vấn đề cần phải giải quyết để tạo sự phát triển của nền y tế việt nam
Nên đổi mới quan niệm trong đào tạo y khoa sau đại học
Phải thay đổi quan điểm về y đức
Phẫu thuật thẩm mỹ nhu cầu hay tội lỗi
Phẫu thuật tim mạch việt nam thời cơ và thách thức mới
Phụ nữ ngày nay họ đẹp hơn, năng động hơn nhưng cũng mất mát nhiều hơn
Sống như thế nào trước khi bạn chết
Thiết lập tuyến điều trị và giáo dục văn hóa để chống quá tải bệnh viện
Trí thức không phải là anh cạo giấy
Trí thức việt nam rất cần sự thống nhất
Tăng viện phí cĩ chống được quá tải bệnh viện?
Tại anh, tại ả tại cả đôi đường
Vai trò của quy trình
Viện phí là gánh nặng cho người dân
Xin đừng lạm dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị
Xã hội hoá sự phát triển của ngành y tế là cần thiết nhưng không thể xã hội hoá bằng bất cứ giá nào
Xã hội hoá y tế từ trong tư tuởng của mọi người
Đa dạng hoá bảo hiểm y tế
Đâu phải chỉ có tiền lương
Đầu tư dàn trải là lãng phí tiền của nhân dân

Các tác giả tham gia YKHOA.NET

Trang nhiều tác giả
Trang riêng của Lê Ngọc Dũng
Trang riêng của Lương Lễ Hoàng
Trang riêng của Nguyễn Bảo Trung
Trang riêng của Nguyễn Hoài Nam
Trang riêng của Nguyễn Hữu Đức
Trang riêng của Nguyễn Văn Tuấn
Trang riêng của Nguyễn Ý Đức
Trang riêng của Nguyễn Đình Nguyên
Trang riêng của Phan Xuân Trung
Trang riêng của Đỗ Hồng Ngọc
Trang riêng của Đỗ Minh Tuấn