TRÍ THỨC VIỆT NAM RẤT CẦN SỰ THỐNG NHẤT
PGS TS Nguyễn Hoài Nam
Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh
Di sản cuả lịch sử
Do sự phát triển khá phức tạp của lịch sử Việt Nam hiện đại, cho nên trong thời gian hiện nay giới trí thức Việt Nam tập trung từ khá nhiều nguồn đào tạo. Có những người được đào tạo bài bản từ các nước tiên tiến trên Thế giới như Nah, Pháp, Mỹ v.v….kể cả những nước Xã hội chủ nghiã và Đông âu cũ. Cũng có những người được đào tạo trong nước hay có cả những trí thức rất trẻ đi du học từ làn sóng du học những năm 1990 trở về hoặc những trí thức Việt Kiều đầy kinh nghiệm trong công tác quản lý và nghiên cứu trên tất cả mọi lĩnh vực từ kinh tế, xã hội đến văn học nghệ thuật.
Do được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau nên quan đểm về một vấn đề của họ cũng khá khác nhau. Và thật sự mà nói, nội bộ họ những người tr1i thức cũng chưa được thống nhất cho lắm. Có nhiều nguyên nhân đưa đến hiện tượng trên. Từ đó đòi hỏi của họ với sự quan tâm của Đảng và nhà nước cũng rất khác nhau. Nhưng có một điểm chung là tất cả đều mong muốn có một chỗ đứng, một tiếng nói trong xã hội để từ đó có thể mang hết nhiệt tình tâm huyết và kiến thức của mình ra cống hiến cho đất nước, cho xã hội nhằm tạo ra một đất nước Việt Nam hoà bình, no ấm dám ngẩng đầu với Thế giới theo gương của những nước khác như Nhật Bản,. Hàn Quốc, Trung Quốc v.v…Đây là một điểm mà theo chúng tôi các nhà lãnh đạo nên tìm mọi cách tạo điều kiện để họ có thế phát huy tối đa năng lực và nhiệt tình của mình trong công cuộc tái thiết và phát triển đất nước.
Rất càn sự thống nhất các lực lượng trí thức Việt Nam
Không hiểu lý do gì mà chúng tôi cũng như khá nhiều người đều nhận thấy rằng: Con người Việt Nam, nếu trong thời chiến thì rất đoàn kết cùng nhau chống ngoại xâm. Còn đến thời bình, thì hầu như họ không được thốnh nhất lắm. Rất nhiều nhóm nhỏ đã hình thành, không ai chịu ai kể cả trong nước và ngoài nước kể cả ngoài xã hội hay trong một cơ quan hành chính sự nghiệp. Trong khi đó, ở một số nước đã và đang phát triển đơn cử như nước làng giền Trung Quốc thì có vẻ họ thống nhất và đoàn kết hơn chúng ta. Đây là một sự thật khá buồn mà nhiều người đều nhận thấy. Chính vì sự không thống nhất này mà giới trí thức của chúng ta chưa phát huy được hết khả năng của mình.
Ngoài việc những người trí thức phải tự mình có những nhận thức tốt về những đóng góp cho xã hội, có lòng tự hào dân tộc v.v… Vai trò của người lãnh đạo cuả mỗi cơ quan, tổ chức rất quan trọng trong việc thống nhất lực lượng trí thức. Họ phải là những cục nam châm, là những ngọn lưả truyền nhiệt tình, lòng yêu nước và nhất là phải trở thành chất keo dính kết những người trí thức với nhau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Việc này theo chúng tôi rất là khó nhưng phải thực hiện được nếu không muốn đơn vị mình, đất nước mình bị rơi vào nguy cơ tụt hậu.