NGUYỄN HOÀI NAM

BỆNH VIỆN CÓ CẦN GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH GIỎI HAY KHÔNG?

PGS TS Nguyễn Hòai Nam

BV Quốc Tế Minh Anh

Bệnh viện cũng rất cần CEO

Từ trước đến nay và có lẽ cũng một thời gian khá dài nữa, các bệnh viện nhất là bệnh viện công đều quan niệm rằng: Bệnh viện chỉ cần Giám đốc chứ không cần CEO. Bởi vì, gần như tất cả các họat động của bệnh viện không ít thì nhiều đều được nhà nước bao cấp. Nào là thương hiệu bệnh viện, đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực v.v…Với sự gia tăng đến chóng mặt của dân số, số lượng bệnh viện lại chưa đủ. Nên phần lớn các bệnh viện đều quá tải từ 120 – 300%.

Thử làm một vòng quanh các bệnh viện của thành phố, bệnh viện nào cũng đầy ắp bệnh nhân. Nhân viên Y tế thì quay cuồng với công việc, hầu như tất cả đều sống bằng nghề tay trái. Rất ít bệnh viện trả lương đủ sống cho các thầy thuốc. Chính vì sự thành công bất chiến tự nhiên thành như vậy, nên vai trò của Giám đốc điều hành rất phai nhạt. Phần lớn công việc đều xoay quanh việc khác không phải là việc quản lý, nếu không nói quá. Và rất nhiểu Giám đốc rất giỏi về chuyên môn lại được đặt lên vị trí không cần giỏi về chuyên môn lắm mà chỉ cần giỏi về công tác quản lý.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự mở cửa với thế giới bên ngòai và việc ra nhập tổ chức thương mại Thế giới. Chắc chắn là sẽ có nhiều sự thay đổi. Sẽ có nhiều bệnh viện tư nhân ra đời, nhiều bệnh viện do nước ngòai đầu tư và quản lý. Những bệnh viện này sẽ thuộc các tập đòan chuyên kinh doanh bệnh viện trên Thế giới. Họ rất có kinh nghiệm trong đầu từ, quản lý và kinh doanh bệnh viện. Đến khi đó thì, theo một thầy thuốc Việt kiều từ Mỹ khá có kinh nghiệm đã nói rằng: Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin như hiện nay thì trình độ của các bệnh viện trong nước, trình độ chuyên môn của nền Y tế giữa các nước trong cùng một khu vực thật sự không chênh lệch nhau bao nhiêu. Sự phát triển của mỗi bệnh viện sẽ phụ thuộc rất nhiều vào trình độ quản lý bao gồm quản lý nhân sự, điều hành họat động của bệnh viện và quản lý tài chính là rất quan trọng. Họ rất đề cao vai trò của CEO trong họat động của bệnh viện.

Ai là CEO của bệnh viện?

Mặc dù đã có rất nhiều thay đổi trong việc chọn lựa CEO cho bệnh viện. Nhưng cho đến nay vẫn có nhiều điểm chưa thật sự hòan hảo để chọn một CEO có tài và có tâm huyết cho họat động của bệnh viện. Phần lớn các CEO đều được bổ nhiệm, việc bổ nhiệm này ít nhiều mang nặng cảm tính của một vài vị có quyền trong việc bổ nhiệm. Nếu thật sự như vậy rất khó có được những CEO giỏi có trình độ quản lý được đào tạo bài bản về phương diện quản lý bệnh viện.

Trước đây một số nước tiên tiến như Pháp, CEO bệnh viện là những người không phải là thầy thuốc, họ chỉ học quản trị bệnh viện đơn thuần và hậu quả là họ làm việc như một cái máy. Không hề hiểu được tâm lý bệnh nhân, tâm lý thầy thuốc và nhân viên Y tế. Chính vì vậy đã có những điều đáng tiếc trong quản lý bệnh viện đã xảy ra và một số bệnh viện đã đi lùi không phát triển được.

Rút kinh nghiệm trên, một số nước khác như Mỹ đã chọn những CEO là những thầy thuốc có khả năng quản lý tốt. Sau đó họ được chọn đi học thêm về ngành quản lý bệnh viện. Khi đó mọi việc sẽ tốt hơn và họat động của bệnh viện rõ ràng là hiệu quả hơn.

Nhìn chung mà nói thì công việc cuả CEO tại các bệnh viện cũng không khác gì nhiều với công việc cuả CEO ở một đơn vị kinh doanh hay sản xuất khác. Tuy nhiên do đối tượng phục vụ trực tiếp là con người nên có một số điểm khác biệt mang tính nhân văn và y đức hơn.

Sử dụng chế độ thi tuyển CEO, chọn những thầy thuốc có khả năng đi đào tạo chuyên ngành quản lý bệnh viện và trả lương cao cho những người có khả năng để mọi họat động của bệnh viện ngày càng đi vào chuyên nghiệp, hội nhập và hiệu quả có lẽ là phương thức hay nhất mà chúng ta nên bắt đầu từ bây giờ.

Bài viết của NGUYỄN HOÀI NAM

Bác sỹ gia đình là ai?
Bảo hiểm y tế và hội chứng người thứ ba trả tiền
Bệnh viện có cần giám đốc điều hành giỏi hay không?
Bệnh viện tư đang chết dần
CEO phải là người thổi lửa cho doanh nghiệp
Chúng tôi là bạn của nhau
Chết vì hiểu biết nhiều quá
Coi chừng lãng phí ghê gớm
Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy
Có nên cứ giữ kiểu suy nghĩ như vậy?
Có nên thay đổi cách khám từ thiện?
Có phải thương trường là chiến trường?
Cổ phần hoá bệnh viện như thế nào để có lợi?
KHI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHÓAN ẢM ĐẠM
Kinh doanh bệnh viện tư
Luật phải bảo vệ được người thầy thuốc
Muốn phát triển ngành y tế phải tạo điều kiện làm việc cho người thầy thuốc
Mượn máy y khoa chỉ nên coi là giải pháp tình thế
Mối liên quan giữa Y đức và tuyển sinh vào các trường Y dược
Một phần cũng do bệnh sính ngọai
Người Thầy trong mắt ai
Những cuộc phẫu thuật không cần thiết
Những tiến bộ và hướng phát triển của ngành phẫu thuật lồng ngực và tim mạch
Những vấn đề cần phải giải quyết để tạo sự phát triển của nền y tế việt nam
Nên đổi mới quan niệm trong đào tạo y khoa sau đại học
Phải thay đổi quan điểm về y đức
Phẫu thuật thẩm mỹ nhu cầu hay tội lỗi
Phẫu thuật tim mạch việt nam thời cơ và thách thức mới
Phụ nữ ngày nay họ đẹp hơn, năng động hơn nhưng cũng mất mát nhiều hơn
Sống như thế nào trước khi bạn chết
Thiết lập tuyến điều trị và giáo dục văn hóa để chống quá tải bệnh viện
Trí thức không phải là anh cạo giấy
Trí thức việt nam rất cần sự thống nhất
Tăng viện phí cĩ chống được quá tải bệnh viện?
Tại anh, tại ả tại cả đôi đường
Vai trò của quy trình
Viện phí là gánh nặng cho người dân
Xin đừng lạm dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị
Xã hội hoá sự phát triển của ngành y tế là cần thiết nhưng không thể xã hội hoá bằng bất cứ giá nào
Xã hội hoá y tế từ trong tư tuởng của mọi người
Đa dạng hoá bảo hiểm y tế
Đâu phải chỉ có tiền lương
Đầu tư dàn trải là lãng phí tiền của nhân dân

Các tác giả tham gia YKHOA.NET

Trang nhiều tác giả
Trang riêng của Lê Ngọc Dũng
Trang riêng của Lương Lễ Hoàng
Trang riêng của Nguyễn Bảo Trung
Trang riêng của Nguyễn Hoài Nam
Trang riêng của Nguyễn Hữu Đức
Trang riêng của Nguyễn Văn Tuấn
Trang riêng của Nguyễn Ý Đức
Trang riêng của Nguyễn Đình Nguyên
Trang riêng của Phan Xuân Trung
Trang riêng của Đỗ Hồng Ngọc
Trang riêng của Đỗ Minh Tuấn