Giảm thính lực do dùng thuốc

Một số loại thuốc có tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến tai, làm giảm khả năng nghe, thậm chí gây điếc vĩnh viễn. Mức độ giảm thính lực khác nhau tùy từng cá thể, thường nặng ở người cao tuổi, hoặc suy giảm chức năng thận, gan.

Vấn đề điếc do tác dụng phụ của thuốc như quinin (ký ninh), salicylat và tinh dầu giun... đã được đề cập từ thế kỷ thứ 19, với biểu hiện ù tai, chóng mặt, nghe kém. Các triệu chứng này có thể xuất hiện tạm thời rồi hết, nhưng cũng có thể diễn tiến ngày càng nặng và không thể hồi phục.

Có nhiều thuốc gây suy giảm thính lực, gây điếc:

Nhóm kháng sinh aminoglycosid

- Néomycin: Là kháng sinh gây hại nhất cho tai. Khi dùng bằng đường uống với liều cao để diệt khuẩn đường ruột, hoặc dùng liều cao để bôi vết thương là đã có thể gây điếc.

- Kanamycin và Amikacin: Cũng gây độc hại mạnh như Néomycin.

Streptomycin: Gây tổn hại nhanh chóng cho bộ phận tiền đình, dẫn đến chóng mặt, mất cân bằng, loạng choạng, khó bước đi trong chỗ tối. Nếu sử dụng 1 g/ngày trong 1 tuần lễ thì sau 7-10 ngày, bệnh nhân sẽ suy giảm sức nghe. Nếu tiếp tục điều trị sẽ dẫn tới điếc nặng, vĩnh viễn không phục hồi được. Đã có trường hợp dùng Streptomycin điều trị viêm phổi cho trẻ rồi dẫn tới hậu quả trẻ bị câm điếc.

- Gentamycin: Cũng gây độc cho tai như Streptomycin nhưng nhẹ hơn.

Một số kháng sinh khác cũng gây hại cho tai:

- Erythromycin: Nếu tiêm tĩnh mạch liều cao 4 g/ngày (để điều trị viêm phổi cho bệnh nhân cao tuổi, suy gan, thận) thì có thể gây điếc và chóng mặt. Triệu chứng này sẽ giảm và hết nếu ngưng thuốc kịp thời.

Ampicillin: Dùng điều trị viêm màng não do Hemophillus influenzae, có thể làm suy giảm thính lực.

- Chloramphenicol: Giống như Ampicillin, khi dùng điều trị viêm màng não cũng làm giảm sút sức nghe.

Các kháng sinh như Viomycin, Vancomycin, Capreomycin cũng làm suy giảm thính lực, gây điếc.

Thuốc lợi tiểu tác động ở quai Henlé

Đây là một trong 2 nhóm thuốc gây hại nặng nhất cho tai (cùng với nhóm vừa kể trên), bao gồm acid ethacrynic, furosemid, bumetanid. Thuốc gây độc mạnh nhất ở người cao tuổi, người suy gan, suy thận. Độc tính tăng thêm khi dùng đồng thời với kháng sinh nhóm aminoglycosid.

Thuốc chống viêm

Salicylat thường gây ù tai và giảm thính lực, nhưng có khả năng hồi phục. Aspirin liều cao cũng gây ù tai và giảm thính lực ở tần số cao, thường phục hồi sau khi ngừng thuốc.

Các thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen, indomethacin, piroxicam... cũng có tác dụng làm suy giảm sức nghe, gây điếc.

Thuốc chống sốt rét

Từ thế kỷ 19, người ta đã phát hiện Quinin và Chloroquin có thể làm giảm thính lực. Nếu dùng liều nhỏ thì triệu chứng sẽ mất hẳn khi ngưng thuốc, nhưng với liều cao thì có thể gây điếc vĩnh viễn.

Thuốc chống ung thư

Cis-Platinum có thể gây nghe kém, ù tai, rối loạn tiền đình. Ở mức độ nhẹ, bệnh có thể hồi phục được, nếu nặng có thể gây điếc vĩnh viễn.

Bleomycin, - 5. Fluorouracil cũng có thể gây hại cho tai, làm suy giảm thính lực. Tuy vậy, các thuốc thuộc nhóm này chưa được nghiên cứu nhiều.

Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân cao tuổi, có thai, suy gan thận không được dùng các thuốc có khả năng gây độc cho tai, mà phải thay thế bằng các thuốc khác có cùng tác dụng. Nếu bắt buộc phải dùng, bệnh nhân cần được đo thính lực và theo dõi thường xuyên trong suốt quá trình dùng thuốc (đặc biệt là các kháng sinh).

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Chuyên đề hầu họng

Bấm huyệt giảm đau cho bệnh nhân ung thư vòm họng
Bệnh lao họng
Bệnh lở miệng
Bệnh ung thư miệng
Bệnh ung thư vòm họng
Bữa sáng với thịt rán và nước chè nóng dễ gây ung thư họng
Chứng hôi miệng HALITOSIS
Chứng ngừng thở ngắt quãng trong khi ngủ
Chữa rối loạn giọng nói tuổi dậy thì bằng luyện giọng
Các nguyên nhân gây khàn tiếng
Cẩn thận với những khối u trong miệng
Cắt amiđan, nạo VA, khi nào nên làm?
Dùng nước súc miệng thế nào cho đúng
Dược thảo điều trị ho do viêm họng và viêm phế quản
Dị vật đường ăn, đường thở ở người lớn
Dụng cụ mới giúp giảm ngáy
Fluor và sức khỏe răng miệng
Hôn nhau và...ung thư răng miệng
Luyện nói sau cắt bỏ thanh quản
Làm sao trị chứng hôi miệng
Làm thế nào để chữa ngáy hiệu quả
Mùi vị lạ trong miệng và cách chữa bằng Đông dược
Mất tiếng do ho nhiều
Một số thông tin liên quan đến cắt Amiđan
Ngáy có thể làm bạn bị đột quỵ
Ngủ ngáy và hội chứng nghẽn tắc đường thở khi ngủ
Những bệnh lý của lưỡi
Những nguyên nhân gây khản
Nấm họng
Sơ cứu ngạt thở do vật lạ lọt vào họng
Tin ngắn - Chữa giọng "eo éo" bằng phương pháp luyện giọng
Tin ngắn - Chữa hôi miệng bằng laser
Tin ngắn - Cắt bớt phổi để khôi phục giọng nói
Tưa miệng và viêm miệng
Tự xoa bóp phòng viêm họng mạn tính
Ung thư hốc miệng do rượu
Viêm thanh quản do nấm
Xạ trị làm co amiđan, an toàn và hiệu quả
Điều trị ngáy bằng khí cụ miệng
Điều trị viêm họng cấp tính

Chuyên đề tai

Bác sĩ ơi, cái gì gây ra tiếng ù trong tai tôi
Bạn biết gì về ngộ độc tai?
Bệnh thối tai
Chữa thối tai cho trẻ theo cách dân gian
Cách nhận biết tình trạng yếu thính giác ở trẻ
Cây chuyện y học - Phát điên vì thuốc nhỏ tai
Cấy ốc tai điện tử: Kỷ nguyên mới cho người điếc
Giảm thính lực do dùng thuốc
Làm gì khi bị ù tai
Làm thể nào để tránh đau tai khi đi máy bay
Rò luân nhĩ dễ bị nhầm với nhọt ở tai
Sử dụng thuốc nhỏ tai cho trẻ em
Thuốc có tác dụng phụ làm giảm thính lực và gây điếc
Thuốc nhỏ tai dùng như thế nào?
Vitamin E có thể phục hồi thính lực
Viêm tai do chấn thương khí áp
Viêm tai giữa tiết dịch - bệnh hay gặp ở trẻ
Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ
Viêm tai giữa ứ dịch gây điếc vĩnh viễn
Zona tai
Ù tai
Điếc do dùng kháng sinh
Điếc do tiếng ồn rất khó hồi phục
Điếc và cách phát hiện
Điếc vì... lông tai
Điếc đột ngột - một bệnh cần được cấp cứu
Điều trị ù tai bằng thuốc Nam
Đôi vành tai kỳ diệu

Chuyên đề mũi xoang

20 câu hỏi liên quan đến viêm xoang
3 bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng
Bị cúm hay là viêm xoang
Chảy máu cam
Chảy máu mũi... có nguy hiểm không?
Chứng viêm mũi
Dùng thuốc nhỏ mũi cho trẻ nhỏ
Lạm dụng thuốc nhỏ mũi làm ngạt mũi nặng hơn
Mũi có nhiệm vụ gì?
Mổ xoang có gì mới?
Ngạt mũi và cách chữa trị
Ngạt mũi ở phụ nữ có thai
Tin ngắn - Vì sao mọi người hay bị chảy máu cam vào mùa đông?
Triệu chứng viêm mũi xoang
Trĩ mũi
Trẻ thò lò mũi, chuyện thường tình
Viêm các xoang cạnh mũi
Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi xoang dị ứng
Viêm xoang
Viêm xoang do nấm
Vẹo vách ngăn mũi.
Xì mũi thế nào cho đúng

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ