VẸO VÁCH NGẮN MŨI

BS. PHẠM THẰNG

Từ hơn 300 năm trước người ta đã biết vẹo vách ngăn mũi (VVNM) là một trong những nguyên nhân của ngạt mũi. Gần đây, người ta còn phát hiện ra VVNM là một trong những nguyên nhân của đau nửa đầu, chảy máu mũi tái phát, ngủ ngáy, viêm nhiễm đường hô hấp trên tái phát, viêm xoang và nó cũng là một trong những nguyên nhân của hội chứng xuất tiết của mũi sau tức là người bệnh luôn thấy và cảm thấy có một dòng dịch chảy từ mũi xuống họng, làm người bệnh phải khịt khạc suốt ngày và thường được quy về một nguyên nhân duy nhất là viêm xoang sau, một bệnh rất khó chữa hiện nay.

Vách ngăn mũi nằm ở đâu?

VNM là tấm vách được cấu tạo bằng sụn ở phía trước và phần xương ở phía sau chiều dài xấp xỉ ngón tay chỏ của bạn. Nếu bạn dùng ngón chỏ và ngón cái thò sâu vào 2 lỗ mũi thì phần bạn cảm thấy giữa 2 ngón tay đó chính là phần sụn của vách ngăn.

Tại sao VNM bị vẹo?

VVNM được giải thích là do sự phát triển không đều giữa vách ngăn và khung xương của nó: nghĩa là vòm mũi và đáy hốc mũi, chúng ta hình dung vách ngăn bức tranh còn khung xuống là khung bức tranh nếu bức tranh lớn hơn khung tranh thì sẽ làm cho bức tranh bị vẹo.

Nguyên nhân thứ hai gây VVNM là do chấn thương, chúng ta đã biết mũi là phần nhô cao nhất của mặt mà đa số các chấn thương mũi đều dồn xuống vách ngăn, phải chăng tạo hóa đã khôn ngoan khi cấu tạo phần trước của vách ngăn không phải bằng xương mà bằng sụn (mềm dẻo hơn xương) để giảm đi những tổn thương khi có những tác động mạnh lên mũi.

Triệu chứng của VVNM và cơ chế gây bệnh của vẹo vách ngăn mũi. Tùy thuộc vào vị trí mà VVN ảnh hưởng đến hoạt động của mũi:

1. Ngạt mũi: Thường là ngạt một bên, tuy nhiên ngạt có thể từng lúc, vì độ thông thoáng của hốc mũi còn phụ thuộc vào tình trạng của cuống mũi, trong trường hợp cuống mũi phù nề do dùng thuốc nhỏ mũi kéo dài thì phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn mũi trở nên ít có hiệu quả nếu không can thiệp vào cuống mũi.

2. Đau: Trong niêm mạc mũi có đầy những nhánh của 3 loại thần kinh: thần kinh tam thoa (cảm giác), thần kinh giao cảm (co thắt mạch máu), thần kinh phó giao cảm (giãn mạch máu và xuất tiết). Ngoài ra còn có thần kinh khứu giác giúp chúng ta cảm nhận về mùi. Đau trong VVNM là do phần vẹo của vách ngăn tùy vào cuống mũi gây kích thích vào nhánh thứ 2 của dây thần kinh tam thoa. GS. Võ Tân Cự - Chủ tịch ngành Tai Mũi Họng Việt Nam đã mô tả cơn đau do VVNM trong sách giáo khoa về TMH "Nó xảy ra sau khi bị cảm cúm kéo dài. Bệnh nhân đau sâu ở giữa hai hố mắt, lan về phía sau đầu (vùng chẩm), thường đau nửa bên đầu, nhưng cũng có khi đau cả hai bên, đau âm ỉ suốt ngày, đến tối đi ngủ thì quên đau, sáng thức dậy đau trở lại. Những hôm trời nóng hoặc lạnh nhiều, hoặc lúc thấy kinh nguyệt cơn đau tăng lên".

Tất nhiên đau đầu thường do nhiều nguyên nhân, làm thế nào để biết đau đầu là do VVNM? Khi bạn đến bác sĩ chuyên khoa TMH, bác sĩ sẽ đặt thuốc tê vào vùng đối diện chỗ vẹo VNM thì bạn sẽ cảm thấy hết nhức đầu và nhẹ nhõm. Còn GS. Stanley (Mỹ) thì khuyên nếu bạn nằm nghiêng về phía vách ngăn không vẹo (bên mũi không ngạt) thì đau đầu (nếu là do vách ngăn) sẽ giảm đi.

3. Xuất tiết mũi sau: Khi vách ngăn mũi vẹo tì vào vách mũi xoang trong những thể vẹo cao, phần vẹo này bịt một phần lỗ thông (lỗ ostrum) của xoang hàm, xoang trán, xoang sàng trước. Đặc biệt là khi người bệnh còn có quá phát cuống mũi, hay phù nề niêm mạc mũi trong viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, thì vẹo vách ngăn đã làm cản trở dòng chảy bình thường của dịch nhầy của các khoang này khi bị viêm, VVNM đã làm cho người bệnh rất khó, hoặc không xì mũi ra phía trước được chỉ còn cách khịt xuống miệng rồi nhổ ra ngoài: dịch nhầy chảy xuống họng quá mức bình thường và kéo dài là một nguyên nhân của viêm họng, và làm cho người bệnh rất hay buồn nôn (đặc biệt là khi đánh răng), tiếp theo là quá trình viêm nhiễm đường hô hấp trên loại viêm nhiễm này rất khó điều trị.

4. Chảy máu mũi: Người ta thường thấy CMM ở bên mũi ngạt nhiều nhất, GS. Stanley giải thích: do cửa mũi bên đó bị khô hơn (do hốc mũi hẹp hơn thì vận tốc khí hít vào cao hơn).

5. Ngủ ngáy và kém ngủ mất ngủ: Gần đây trên thế giới xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về ngáy, thực ra ngủ ngáy không phải là ngủ say, mà chỉ là giấc ngủ nông, rất dễ tỉnh giấc và gây mệt mỏi cho ngày hôm sau. Người ta nhận thấy ngủ ngáy là tiền triệu của các bệnh tim mạch về sau này. Ngủ ngáy là do 2 nguyên nhân chính:

- Hẹp khẩu kín ở khu vực mũi, họng (polýp mũi, vẹo vách ngăn, quá phát amidal, lưỡi gà, màn hầu dài và rộng).

- Giảm trọng lực cơ ở vùng màn hầu, đáy lưỡi.

Trong trường hợp đặc biệt là vẹo kiểu hình chữ S làm ngạt mũi cả 2 bên thì làm cho mùi vị khó mà lọt đến vùng tế bào ngửi nằm ở vùng trần của hốc mũi, tuy nhiên kém ngửi này thuộc loại kém ngửi dẫn truyền có khả năng phục hồi cao sau khi được phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn.

Thái độ xử trí

Chúng ta đã biết một số rất lớn các trường hợp vẹo vách ngăn hoàn toàn được cơ thể thích nghi.

Ở Việt Nam hiện nay chỉ được mổ chỉnh hình vách ngăn trong các trường hợp sau:

1. Ngạt mũi nguyên nhân do vách ngăn.

2. Đau đầu nguyên nhân do vách ngăn.

3. Vách ngăn cản trở cho phẫu thuật nội soi xoang.

Ở Mỹ hiện nay còn mở rộng chỉ định trong một số trường hợp chảy máu mũi, và ngủ ngáy do nguyên nhân vách ngăn.

Phẫu thuật vách ngăn

Cách đây gần 300 năm, người ta đã nghĩ ra cách điều trị VVNM - Quelmalz - người Pháp đã khuyên người bệnh, hàng ngày lấy ngón tay đẩy vào chỗ vẹo với mục đích chỉnh lại phần vẹo. Hơn 100 năm sau vào năm 1875 Adam người Anh đã sử dụng phương pháp: "đập vỡ" chỗ vẹo sau đó nẹp lại theo vị trí thẳng. Đến năm 1882: Igal mổ cắt đi mảnh sụn vẹo ở vách ngăn, tác giả này đã mở ra một kỷ nguyên mới cho mổ chỉnh hình vách ngăn nhưng ông đã lấy cả đi phần niêm mạc ở vách ngăn mũi như vậy làm thủng vách ngăn nghĩa là mũi chúng ta có thể xỏ một sợi dây từ bên lỗ mũi này sang lỗ mũi bên kia giống như mũi trâu. Phải đợi đến 1904 Freer va Killian cùng đưa ra một kỹ thuật mổ gọi là xén vách ngăn dưới niêm mạc, tức là sau mổ vách ngăn hết bị vẹo nhưng không bị thủng từ bên này sang bên kia, kỹ thuật này vẫn còn được sử dụng đến ngày nay trong một số trường hợp. Đến 1957 Goldman người Mỹ nhận thấy nhược điểm của kỹ thuật Killian là ở một số bệnh nhân người châu Âu sau mổ bị sụp sống mũi (mũi người Âu rất cao) do phần sụn vách ngăn lấy đi quá nhiều, nhất là phần phía trước và phần phía trên của vách ngăn mũi. Ông ta đã triển khai một kỹ thuật mổ mới là: lấy toàn bộ phần sụn bị vẹo, sửa sang, tỉa tót lại sau đó trở lại chỗ cũ và khâu cố định. Kỹ thuật này sau đó được phổ biến ra toàn thế giới và ở Việt Nam trong nhiều năm gần đây.

Tóm lại VVNM là một dị tật rất thường gặp, ngoại trừ những trường hợp vẹo nặng cần phải phẫu thuật (đây là một phẫu thuật không phải là lớn không để lại sẹo) thì tất cả những vẹo nhỏ (gai, mào vách ngăn) chỉ trở nên phiền phức nếu có phù nề cuống mũi kéo dài. Phù nề cuống mũi thường do nguyên nhân: khi bị cảm cúm không giữ gìn cẩn thận (như hút thuốc lá, rượu bia, ăn mặc không đủ ấm hoặc không thích hợp với máy lạnh). Nếu bạn biết giữ gìn bạn có thể chung sống tốt lành với một cái mũi bị vẹo vách ngăn.

Chuyên đề hầu họng

Bấm huyệt giảm đau cho bệnh nhân ung thư vòm họng
Bệnh lao họng
Bệnh lở miệng
Bệnh ung thư miệng
Bệnh ung thư vòm họng
Bữa sáng với thịt rán và nước chè nóng dễ gây ung thư họng
Chứng hôi miệng HALITOSIS
Chứng ngừng thở ngắt quãng trong khi ngủ
Chữa rối loạn giọng nói tuổi dậy thì bằng luyện giọng
Các nguyên nhân gây khàn tiếng
Cẩn thận với những khối u trong miệng
Cắt amiđan, nạo VA, khi nào nên làm?
Dùng nước súc miệng thế nào cho đúng
Dược thảo điều trị ho do viêm họng và viêm phế quản
Dị vật đường ăn, đường thở ở người lớn
Dụng cụ mới giúp giảm ngáy
Fluor và sức khỏe răng miệng
Hôn nhau và...ung thư răng miệng
Luyện nói sau cắt bỏ thanh quản
Làm sao trị chứng hôi miệng
Làm thế nào để chữa ngáy hiệu quả
Mùi vị lạ trong miệng và cách chữa bằng Đông dược
Mất tiếng do ho nhiều
Một số thông tin liên quan đến cắt Amiđan
Ngáy có thể làm bạn bị đột quỵ
Ngủ ngáy và hội chứng nghẽn tắc đường thở khi ngủ
Những bệnh lý của lưỡi
Những nguyên nhân gây khản
Nấm họng
Sơ cứu ngạt thở do vật lạ lọt vào họng
Tin ngắn - Chữa giọng "eo éo" bằng phương pháp luyện giọng
Tin ngắn - Chữa hôi miệng bằng laser
Tin ngắn - Cắt bớt phổi để khôi phục giọng nói
Tưa miệng và viêm miệng
Tự xoa bóp phòng viêm họng mạn tính
Ung thư hốc miệng do rượu
Viêm thanh quản do nấm
Xạ trị làm co amiđan, an toàn và hiệu quả
Điều trị ngáy bằng khí cụ miệng
Điều trị viêm họng cấp tính

Chuyên đề tai

Bác sĩ ơi, cái gì gây ra tiếng ù trong tai tôi
Bạn biết gì về ngộ độc tai?
Bệnh thối tai
Chữa thối tai cho trẻ theo cách dân gian
Cách nhận biết tình trạng yếu thính giác ở trẻ
Cây chuyện y học - Phát điên vì thuốc nhỏ tai
Cấy ốc tai điện tử: Kỷ nguyên mới cho người điếc
Giảm thính lực do dùng thuốc
Làm gì khi bị ù tai
Làm thể nào để tránh đau tai khi đi máy bay
Rò luân nhĩ dễ bị nhầm với nhọt ở tai
Sử dụng thuốc nhỏ tai cho trẻ em
Thuốc có tác dụng phụ làm giảm thính lực và gây điếc
Thuốc nhỏ tai dùng như thế nào?
Vitamin E có thể phục hồi thính lực
Viêm tai do chấn thương khí áp
Viêm tai giữa tiết dịch - bệnh hay gặp ở trẻ
Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ
Viêm tai giữa ứ dịch gây điếc vĩnh viễn
Zona tai
Ù tai
Điếc do dùng kháng sinh
Điếc do tiếng ồn rất khó hồi phục
Điếc và cách phát hiện
Điếc vì... lông tai
Điếc đột ngột - một bệnh cần được cấp cứu
Điều trị ù tai bằng thuốc Nam
Đôi vành tai kỳ diệu

Chuyên đề mũi xoang

20 câu hỏi liên quan đến viêm xoang
3 bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng
Bị cúm hay là viêm xoang
Chảy máu cam
Chảy máu mũi... có nguy hiểm không?
Chứng viêm mũi
Dùng thuốc nhỏ mũi cho trẻ nhỏ
Lạm dụng thuốc nhỏ mũi làm ngạt mũi nặng hơn
Mũi có nhiệm vụ gì?
Mổ xoang có gì mới?
Ngạt mũi và cách chữa trị
Ngạt mũi ở phụ nữ có thai
Tin ngắn - Vì sao mọi người hay bị chảy máu cam vào mùa đông?
Triệu chứng viêm mũi xoang
Trĩ mũi
Trẻ thò lò mũi, chuyện thường tình
Viêm các xoang cạnh mũi
Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi xoang dị ứng
Viêm xoang
Viêm xoang do nấm
Vẹo vách ngăn mũi.
Xì mũi thế nào cho đúng

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ