CHẢY MÁU MŨI... CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

BS. PHẠM THẰNG

Viện Tai Mũi Họng

Chảy máu mũi là một trong những cấp cứu thường gặp nhất trong chuyên khoa tai mũi họng. Chảy máu mũi thường làm cho bệnh nhân hoảng hốt và những người xung quanh hoang mang, nhưng rất may mắn là 90% trong tổng số chảy máu mũi nói chung là loại chảy máu mũi giản đơn, máu có thể tự cầm hoặc có thể xử lý một cách dễ dàng, khoảng 10% số còn lại cần phải có những xử lý của chuyên khoa tai mũi họng, đôi khi phải truyền máu, nếu không kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Trái với loại chảy máu nặng này cũng tồn tại một loại chảy máu nhẹ chỉ "lờ lờ máu cá" từng lúc, lại là 1 trong những triệu chứng của bệnh ung thư vòm họng: một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam.

1. Tại sao máu mũi dễ chảy?

Hệ thống mạch máu trong mũi rất phong phú. Có thể nói ít có vùng nào trong cơ thể lại được tưới máu nhiều như ở mũi. Cả hai hệ thống mạch máu lớn nhất ở vùng đầu cổ là động mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoài đều tưới máu cho mũi, hệ thống tĩnh mạch cũng hết sức phong phú, đặc biệt ở cuống mũi dưới còn có hệ thống tĩnh mạch, nối thông với nhau tạo thành những hồ máu (mà từ chuyên môn gọi là thể hang), mỗi khi máu dồn đến làm nhiệm vụ sưởi ấm luồng không khí chúng ta hít vào khi trời lạnh giá. Tuy nhiên khi mũi bị viêm thì cũng chính cơ chế này làm chúng ta nghẹt mũi.

Bình thường trong mũi chúng ta phần trước dưới của vách ngăn cách cửa mũi khoảng 1 cm về phía sau có một vùng dầy đặc các mạch máu nhỏ li ti, được chuyên khoa tai mũi họng gọi là điểm mạch. Sẵn sàng chảy máu mỗi khi có va chạm nhẹ. Ví dụ như hắt hơi, hoặc ngoáy mũi, đặc biệt là trên những bệnh nhân có vẹo vách ngăn.

2. Những nguyên nhân gây ra chảy máu mũi

Có rất nhiều nguyên nhân

1. Khối u: bất kỳ một khối u lành hay u ác tính đều có thể gây chảy máu mũi.

* Ung thư vòm họng: Đây là một loại ung thư thường gặp nhất trong chuyên khoa tai mũi họng, chiếm tỷ lệ cao nhất trong ung thư đầu cổ và đứng thứ 3 trong tất cả các loại ung thư. Hơn nữa Việt Nam là nước nằm trong vùng có nguy cơ cao nhất về ung thư vòm họng (bao gồm phía Bắc Việt Nam, các tỉnh phía Nam Trung Quốc). Đặc điểm của chảy máu mũi là: chảy kiểu lờ lờ máu cá mỗi khi sì mạnh và hắt hơi, rất hiếm khi chảy thành từng giọt, tuy nhiên thường kèm theo ù tai, nhức nửa đầu cùng bên, đặc biệt là khi xuất hiện hạch cổ cùng bên thì ít khi lầm lẫn được với bệnh khác. Tuy vậy đến giai đoạn này thì không còn gọi là sớm nữa, một điều khó khăn cho việc phát hiện ung thư vòm là vùng vòm họng ở ra sau rất khó khám và dễ bị bỏ qua, hơn nữa các triệu chứng của nó đều là triệu chứng "mượn" tức là nó lại biểu hiện ở nơi khác như tai (ù tai, nghe kém), mũi (sì máu mũi), đầu (đau nửa đầu), mắt (lác mắt).

Ngoài ung thư vòm: còn có ung thư xoang, ung thư tế bào ngửi... nhưng hiếm gặp hơn.

* U lành, u xơ vòm mũi họng: Loại u này chỉ gặp ở trẻ trai tuổi dậy thì chảy máu mũi thường là dấu hiệu đầu tiên ở 1/3 số trường hợp, loại này máu chảy nhiều thành từng giọt, thành dòng và làm cho bệnh nhân xanh xao vì thiếu máu, một số trường hợp cần phải truyền máu. Do vậy đứng trước một thiếu niên nam hay chảy máu mũi nhiều kèm theo ngạt mũi (lúc đầu là 1 bên) chúng ta phải nghĩ tới u xơ để loại trừ nó, và cách điều trị duy nhất hiệu quả là phẫu thuật cắt bỏ u đi.

? Các viêm và dị ứng mũi xoang và đường hô hấp trên cũng có thể gây ra chảy máu mũi.

Từ lâu người ta đã đưa ra nhận xét chảy máu mũi thường xảy ra trong một số bệnh nhiễm khuẩn hoặc virus toàn thân.

Trẻ nhỏ cũng thường bị chảy máu trong những trường hợp viêm cấp hoặc mạn tính ở đường hô hấp trên.

? Các bệnh về máu và mạch máu

Có nhiều bệnh do trong cơ thể thiếu một số yếu tố nào đó cần thiết cho cơ chế đông máu nên rất dễ bị chảy máu, trước hết là chảy máu mũi.

Ngoài ra, các bệnh bạch cầu cấp (ung thư máu) cũng rất hay gây ra chảy máu. Loại này thường chảy nhiều lần, và khó cầm máu bằng các biện pháp giản đơn, người bệnh cần phải được khám chuyên khoa và xét nghiệm máu mới chẩn đoán ra bệnh.

Riêng mối liên hệ giữa cao huyết áp và chảy máu mũi người ta đã nhận xét khoảng từ 30-40% số người bị cao huyết áp có chảy máu mũi, đặc biệt là khi bị xúc động. Đặc điểm của chảy máu mũi xuống mồm (ra đằng trước ít hơn), bệnh nhân có thể nhổ ra ngoài hoặc nuốt vào bụng, sau đó khoảng 30-45 phút thì lại nôn ra toàn máu lẫn dịch dạ dày gây kinh hoàng cho những người xung quanh. Nhưng cũng có một quan điểm làm an lòng những người bị cao huyết áp, quan điểm này cho rằng khi cao huyết áp bị chảy máu mũi thì cũng coi như hiện tượng xả "xupáp" khi áp lực mạch máu quá cao thà chảy máu mũi còn hơn chảy máu não. Tuy vậy khi có chảy máu mũi trên bệnh nhân cao huyết áp cũng cần phải xử lý cầm máu nhanh gọn, vì hiện nay chúng ta đã có những loại thuốc khống chế huyết áp rất có hiệu quả.

4. Chấn thương: Các chấn thương ở vùng tầng giữa của mặt, đặc biệt là vùng tháp mũi đều dễ gây chảy máu mũi. Đặc biệt có những người rất nhạy cảm với chấn thương. Chỉ cần lau mặt hơi mạnh tay hoặc ngoáy gãi trong lỗ mũi là đủ gây chảy máu, phải chăng đây là lời lý giải tại sao "vuốt mặt phải nể mũi". Đối với những người này khi khám mũi thường có loét trong mũi (đặc biệt là loét ở vùng điềm mạch) hoặc vẹo vách ngăn.

5. Do căn nguyên nội tiết

Chảy máu cam do nguyên nhân nội tiết.

Từ xa xưa y học đã biết phụ nữ có thai trong những tháng đầu dễ bị chảy máu mũi do xung huyết ở niêm mạc mũi. Người ta cũng còn nhận xét có những chảy máu mũi liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.

Gần đây nguyên nhân nội tiết của chảy máu mũi lại được xác định thêm khi người ta áp dụng có kết quả bước đầu thuốc nội tiết để điều trị một số trường hợp chảy máu mũi do u xơ vòm mũi họng.

6. Chảy máu mũi vô căn. Có những chảy máu mũi tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm ra được một căn nguyên cụ thể nên gọi là chảy máu mũi vô căn. Đặc biệt là ở trẻ em, thường xảy ra ở một trẻ bề ngoài khỏe mạnh. Chảy máu mũi không có lý do cụ thể, hoặc sau một cái hắt hơi mạnh, hoặc đi nắng về. Máu chảy ở điểm mạch. Thông thường máu chảy không nhiều nhưng có thể thành giọt và tự cầm lại được, để rồi lại tái phát ở một lần sau. Điều kiện thời tiết hình như cũng có liên quan, dễ chảy máu mũi hơn ở trời hanh khô, hay thay đổi nhiều về áp suất khí quyển.

3. Cách xử trí trước một trường hợp chảy máu mũi

Trước một trường hợp chảy máu mũi cần phải hết sức bình tĩnh: Nếu thấy rõ chảy máu mũi ra đằng trước thì có thể dùng ngón tay trỏ và cái bóp vào 2 cánh mũi (phần mềm của cánh mũi, chứ không phải sống mũi). Làm như vậy ép chặt được phần điểm mạch là nơi hay chảy máu nhất (90% các trường hợp chảy máu mũi). Ần như thế ít nhất 10 phút mới có tác dụng cầm máu. Nếu mới chảy máu mũi và chảy ít và xảy ra trên tàu xe v.v... thì vẫn có thể ngồi trong khi bóp cánh mũi. Nếu đã chảy nhiều cần cho nằm để tránh ngất trong khi chờ tới bệnh viện, và nhớ để nằm nghiêng để tránh nuốt máu. Gần đây có một phương pháp mới để tránh nuốt máu là cho người bệnh cắn một cái nút chai ở giữa hai hàm răng (vì ở tư thế há mồm người bệnh khó nuốt máu vào bụng hơn. Nếu máu chảy nhiều và không cầm thì cần đưa người bệnh tới bệnh viện gần nhất để các bác sĩ tai mũi họng can thiệp bằng các biện pháp tích cực.

Và người bệnh sau khi đã được cầm máu, hoặc là tự cầm máu thì cũng cần đến bệnh viện khám để xác định nguyên nhân chảy máu của mình. Đó là một chảy máu vô căn hay là chảy máu này là triệu chứng của một bệnh gì khác ví dụ chảy máu mũi do cao huyết áp, hoặc là chảy máu này là biểu hiện đầu tiên của một khối u vẫn còn kín đáo của vùng vòm mũi họng.

Chuyên đề hầu họng

Bấm huyệt giảm đau cho bệnh nhân ung thư vòm họng
Bệnh lao họng
Bệnh lở miệng
Bệnh ung thư miệng
Bệnh ung thư vòm họng
Bữa sáng với thịt rán và nước chè nóng dễ gây ung thư họng
Chứng hôi miệng HALITOSIS
Chứng ngừng thở ngắt quãng trong khi ngủ
Chữa rối loạn giọng nói tuổi dậy thì bằng luyện giọng
Các nguyên nhân gây khàn tiếng
Cẩn thận với những khối u trong miệng
Cắt amiđan, nạo VA, khi nào nên làm?
Dùng nước súc miệng thế nào cho đúng
Dược thảo điều trị ho do viêm họng và viêm phế quản
Dị vật đường ăn, đường thở ở người lớn
Dụng cụ mới giúp giảm ngáy
Fluor và sức khỏe răng miệng
Hôn nhau và...ung thư răng miệng
Luyện nói sau cắt bỏ thanh quản
Làm sao trị chứng hôi miệng
Làm thế nào để chữa ngáy hiệu quả
Mùi vị lạ trong miệng và cách chữa bằng Đông dược
Mất tiếng do ho nhiều
Một số thông tin liên quan đến cắt Amiđan
Ngáy có thể làm bạn bị đột quỵ
Ngủ ngáy và hội chứng nghẽn tắc đường thở khi ngủ
Những bệnh lý của lưỡi
Những nguyên nhân gây khản
Nấm họng
Sơ cứu ngạt thở do vật lạ lọt vào họng
Tin ngắn - Chữa giọng "eo éo" bằng phương pháp luyện giọng
Tin ngắn - Chữa hôi miệng bằng laser
Tin ngắn - Cắt bớt phổi để khôi phục giọng nói
Tưa miệng và viêm miệng
Tự xoa bóp phòng viêm họng mạn tính
Ung thư hốc miệng do rượu
Viêm thanh quản do nấm
Xạ trị làm co amiđan, an toàn và hiệu quả
Điều trị ngáy bằng khí cụ miệng
Điều trị viêm họng cấp tính

Chuyên đề tai

Bác sĩ ơi, cái gì gây ra tiếng ù trong tai tôi
Bạn biết gì về ngộ độc tai?
Bệnh thối tai
Chữa thối tai cho trẻ theo cách dân gian
Cách nhận biết tình trạng yếu thính giác ở trẻ
Cây chuyện y học - Phát điên vì thuốc nhỏ tai
Cấy ốc tai điện tử: Kỷ nguyên mới cho người điếc
Giảm thính lực do dùng thuốc
Làm gì khi bị ù tai
Làm thể nào để tránh đau tai khi đi máy bay
Rò luân nhĩ dễ bị nhầm với nhọt ở tai
Sử dụng thuốc nhỏ tai cho trẻ em
Thuốc có tác dụng phụ làm giảm thính lực và gây điếc
Thuốc nhỏ tai dùng như thế nào?
Vitamin E có thể phục hồi thính lực
Viêm tai do chấn thương khí áp
Viêm tai giữa tiết dịch - bệnh hay gặp ở trẻ
Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ
Viêm tai giữa ứ dịch gây điếc vĩnh viễn
Zona tai
Ù tai
Điếc do dùng kháng sinh
Điếc do tiếng ồn rất khó hồi phục
Điếc và cách phát hiện
Điếc vì... lông tai
Điếc đột ngột - một bệnh cần được cấp cứu
Điều trị ù tai bằng thuốc Nam
Đôi vành tai kỳ diệu

Chuyên đề mũi xoang

20 câu hỏi liên quan đến viêm xoang
3 bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng
Bị cúm hay là viêm xoang
Chảy máu cam
Chảy máu mũi... có nguy hiểm không?
Chứng viêm mũi
Dùng thuốc nhỏ mũi cho trẻ nhỏ
Lạm dụng thuốc nhỏ mũi làm ngạt mũi nặng hơn
Mũi có nhiệm vụ gì?
Mổ xoang có gì mới?
Ngạt mũi và cách chữa trị
Ngạt mũi ở phụ nữ có thai
Tin ngắn - Vì sao mọi người hay bị chảy máu cam vào mùa đông?
Triệu chứng viêm mũi xoang
Trĩ mũi
Trẻ thò lò mũi, chuyện thường tình
Viêm các xoang cạnh mũi
Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi xoang dị ứng
Viêm xoang
Viêm xoang do nấm
Vẹo vách ngăn mũi.
Xì mũi thế nào cho đúng

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ