THUỐC NHỎ TAI DÙNG NHƯ THẾ NÀO?
Thạc sĩ VŨ CÔNG TRỰC
(Viện Tai - Mũi - Họng)
Trên thị trường có nhiều loại thuốc nhỏ tai thường dùng trong những trường
hợp viêm tai khác nhau, có thể kể ra đây một số loại thuốc hay gặp:
+ Thuốc kháng sinh đơn thuần: Như rifamicin(otofa...) ojloxacin hoặc
ciprofloxacin (ciplox, norquin...), cloramfenicol.
+ Thuốc kết hợp với kháng viêm corticoid (polydexa, gentadexan,
polygenta, otifar, antibio-synalar)
+ Thuốc có tính chất sát khuẩn: locacorten-vioform.
+ Thuốc dùng rửa sạch mủ: nước oxy già...
+ Thuốc có tính chất giảm đau: otipax...
Nước oxy già được sử dụng rộng rãi để rửa các vết thương có mủ, làm
sạch vết thương trên khắp cơ thể. Trong trường hợp viêm tai giữa hay tai
ngoài có mủ, những phân tử oxy có mủ được giải phóng sẽ cắt khối mủ thành
những phần nhỏ, đẩy làm mủ trong hốc tai giữa, ống tai ngoài. Nhưng nếu như
tiếp tục tiếp xúc lâu, nhiều lần với da ống tai sẽ gây bỏng, dẫn đến hoại tử
da ống tai, gây chít hẹp ống tai... Sau khi sử dụng oxy già để rửa vết
thương, mủ phải lau sạch không để oxy già đọng lại ở tai. Vì vậy không nên
tự ý dùng oxy già vì sẽ không đảm bảo việc lau sạch tai sau khi sử dụng.
+ sử dụng thuốc nhỏ tai có chứa kháng sinh, cũng cần rất thận trọng, nhất
là đối với trẻ em.
Ofloxacin hoặc ciprofloxacin (ciplox, norquin,...), polydexan, gentadexan,
polygenta khi sử dụng nhỏ tai, thường được khuyến cáo dùng cho những trẻ em
lớn (từ 12 tuổi trở lên). Polydexa, gentadexan, polygenta được chống chỉ
định dùng khi màng nhĩ bị thủng, vì thuốc có thể xâm nhập vào tai trong qua
tai giữa, gây nên tổn thương dẫn đến điếc vĩnh viễn. Vì thế những thuốc này
phải có chỉ định của bác sĩ, sau khi đã kiểm tra viêm tai không có thủng
màng nhĩ.
Ngoài các loại thuốc chữa viêm dạng dung dịch, người ta còn sử dụng thuốc
bột, như cloramfenicol để bơm vào tai điều trị nhiễm trùng tai ngoài và tai
giữa. Việc sử dụng cũng cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa TMH,
bởi một số bệnh nhân tự ý sử dụng bơm bột vào tai, bột két đặc lại bịt lấp
ống tai, lấy ra rất khó khăn, cản trở bác sĩ kiểm tra ống tai và tình trạng
màng nhỉ ở phía sau. Tóm lại việc sử dụng thuốc nhỏ tai không phải là việc
đơn giản và nhất thiết phải có lời khuyên của bác sĩ, không nên tự ý sử
dụng.