VIÊM THANH QUẢN DO NÂM
Thạc Sĩ LƯƠNG THỊ MINH HƯƠNG
Đại học Y Hà Nội
Viêm thanh quản do nấm (nấm thanh quản) là một loại hình thái viêm thanh
quản đặc hiệu. Thanh quản có chức năng phát âm nên khi các vi nấm phát triển
ở thanh quản tạo ra một lớp màng giả gây nên triệu chứng chính là khàn tiếng
hoặc mất tiếng.
Nấm thanh quản nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể khỏi hoàn toàn,
không để lại di chứng. Nếu phát hiện và điều trị muộn có thể nguy hiểm tới
tính mạng do nấm lan tràn đến các cơ quan hoặc phủ tạng khác.
1. Tác nhân gây bệnh
Là
các loại vi nấm có saün trong thiên nhiên, tồn tại trong đất, ký sinh ở các
loại động vật hoặc ký sinh ở người. Vi nấm có thể xâm nhập vào cơ thể người
do hít phải bào tử nấm, ăn phải thức ăn nhiễm nấm. Cũng có thể các vi nấm ký
sinh trong cơ thể người, do thay đổi vị trí ký sinh hoặc do sức đề kháng cơ
thể giảm sút mà trở thành gây bệnh.
Khí
hậu nóng ẩm, ô nhiễm môi trường, điều kiện vệ sinh thấp là điều kiện thuận
lợi để các bệnh nấm phát triển. Đặc biệt việc sử dụng kháng sinh, corticoide
rộng rãi, không đúng chỉ định đã làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh nấm.
2. Làm thế nào để phát
hiện bệnh?
Khởi đầu thường có sốt hoặc không. Các dấu hiệu thường gặp là ngứa họng, ho,
khàn tiếng. Lúc đầu chỉ khàn tiếng vừa phải, sau khi điều trị bằng thuốc
kháng sinh thông thường và thuốc giảm viêm, khàn tiếng không giảm mà còn có
xu hướng tăng lên. Tiếng "khản đặc" mất âm sắc. Toàn thân mệt mỏi, có thể
kèm theo sút cân.
Nếu
khàn tiếng trên hai tuần, đã được điều trị bằng kháng sinh và thuốc giảm
viêm vẫn không thuyên giảm, nên đến ngay cơ sở tai mũi họng để phát hiện
bệnh.
Sau
khi soi thanh quản nếu nghi ngờ, các tổn thương ở thanh quản lấy ra sẽ được
gửi đến phòng xét nghiệm. Chỉ khi phòng xét nghiệm cho biết có sự hiện diện
của vi nấm trong chất gửi xét nghiệm thì mới cho chẩn đoán xác định.
3. Điều trị nấm thanh
quản như thế nào?
Việc điều trị tiến hành càng sớm kết quả càng cao, ít biến chứng và đỡ tốn
kém.
Sử
dụng kháng sinh kháng nấm là bắt buộc nhưng lựa chọn loại kháng sinh nào mới
là bí quyết đem lại hiệu quả điều trị.
Trước kia ở Việt Nam các loại kháng sinh kháng nấm chưa có nhiều,
Amphotericine B được sử dụng nhiều, cho kết quả khả quan. Nhưng
Amphotericine B rất độc nên có bệnh nhân chưa sử dụng hết liều đã bị ngộ độc
gan hoặc suy thận nên phải ngừng thuốc.
Hiện nay có nhiều loại kháng nấm mới xuất hiện, các loại biệt dược tương đối
phong phú như Ketoconazole, Fluconazole, Itraconazole... Riêng điều trị nấm
thanh quản Sporal là thuốc cho hiệu quả cao vì nhạy cảm với các chủng loại
nấm gây bệnh ở thanh quản và ít độc. Tuy nhiên trong quá trình điều trị dài
hạn phải nên theo dõi chức năng gan (và thận) để tránh các tác dụng phụ.