TIN VUI CHO NHỮNG BỆNH NHÂN MÙ
Theo tin tõ SNEC
Những bệnh nhân bị mù do nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương giác mạc, sẹo giác mạc do bỏng, hỏng giác mạc do những nguyên nhân khác, hoặc đã ghép giác mạc bằng phương pháp thông thường nhưng thất bại nhưng đáy mắt còn tốt (võng mạc còn tốt) có thể chữa khỏi và thị lực có thể trở lại bình thường và bệnh nhân lại có thể xem TV, đọc sách, lái xe và làm việc bình thường. Tuy nhiên phẫu thuật này đòi hỏi công nghệ rất cao và chi phí cho một ca phẫu thuật này có thể chi phí lên đến 10,000 USD, thời gian cho một ca phẫu thuật này đòi hỏi mất ít nhất là 8 giờ với sự phối hợp giữa hai nhóm bác sỹ cực kỳ chuyên khoa là bác sỹ chuyên phẫu thuật mắt và bác sỹ chuyên phẫu thuật răng hàm mặt.
Hiện nay các bác sỹ tại TRUNG TÂM MẮT QUỐC GIA SINGAPORE viết tắt là SNEC (Singapore National Eye Center) có thể thực hiện được phẫu thuật này. Tại SNEC người ta đã phẫu thuật được khoảng từ 24-40 ca/năm, bệnh nhân đến với SNEC là từ chính quốc gia Singapore, từ Thái Lan, Malaisia, Philippin, ..và có lẽ giai đoạn tới sẽ có bệnh nhân từ Việt Nam đến SNEC để thực hiện phẫu thuật này.
Dưới đây là một câu chuyên cụ thể về phẫu thuật này: Một bệnh nhân Thái Lan tên là Luck Pewnual , 19 tuổi đã bị mù từ 6 năm nay do nguyên nhân bị dị ứng nặng và bệnh này được biết như là một hội chứng STEVENS-JOHNSON –đây là nguyên nhân hiếm gặp. Sau khi phẫu thuật mắt của cậu thanh niên này phục hồi gần như hoàn toàn có nghĩa là cậu ta có thể đọc sách, lái xe, xem TV…
Bệnh nhân này được phẫu thuật làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu được phẫu thuật vào tháng Giêng năm 2006 và giai đọan 2 được phẫu thuật vào tháng 6 năm 2006 và sau khi phẫu thuật thị lực của bệnh nhân này tốt như đã nói ở trên.
Mẹ của cậu bệnh nhân nói: “ Tôi rất hạnh phúc vì con tôi đã đọc được sách và nó hoàn toàn tự chủ trong sinh hoạt, nó nói là nó quá sung sướng và hạnh phúc vì được nhìn thấy cha mẹ và nó sẽ tiếp tục học tập.”
Kỹ thuật mổ mới này đơn giản là người ta lấy phần chân răng tốt của chính bệnh nhân và một phần xương quai hàm của chính bệnh nhân, phần mặt răng được cắt bỏ, sau đó người ta tạo hình một lỗ nhỏ và đặt một ống trụ plastic nhỏ trong suốt ( a small solid clear plastic cylinder) cho ánh sáng có thể đi qua để đến tới võng mạc. Bước cuối cùng là người ta lấy bỏ toàn bộ giác mạc, mống mắt và thuỷ tinh thể của bệnh nhân và tạo một lỗ nhỏ ở mi mắt bệnh nhân dĩ nhiên là lổ nhỏ này phải thẳng góc với võng mạc để đặt ống trụ nhỏ cứng và trong suốt như đã nói ở trên và như thế là bệnh nhân có thể nhìn được tốt.
Kỹ thuật mổ mới này có đầu tiên ở ITALY sau đó có ở Anh Quốc và CHLB Đức , hiện nay phát triển mạnh và tốt ở SNEC- Trung tâm mắt Quốc Gia Singapore.
Thursday, October 19, 2006
Biên dịch
Dr Nguyễn Văn Mích
Lược dịch từ tạp chí THE STRAITS TIMES