CHỮA CẬN THỊ BẲNG KÍNH TIẾP XÚC
TRÁNH PHẢI PHẪU THUẬT
BS. NGUYỄN CƯỜNG NAM
Theo Santé Magazine
Dùng kính tiếp xúc để sửa lại độ cong giác mạc, đấy là nguyên tắc của một kỹ
thuật khởi phát từ Hoa Kỳ được gọi là "phép chỉnh hình giác mạc".
Người ta
có thể chữa trị được cận thị hay loạn thị mà không cần phải phẫu thuật? Đấy
là tham vọng của các chuyên gia về khúc xạ ở Mỹ và Canađa. Họ đưa ra một
phương pháp nhưng chưa được biết đến nhiều và ít được thực hành ở Pháp với
tên gọi: "Phép chỉnh hình giác mạc" (ORTHOKÉRATOLOGIE).
Nguyên
tắc cơ bản không có gì mới bởi vì nó đã được thực hành từ 40 năm nay, được
báo cáo lần đầu tiên năm 1959 ở Hội nghị Quốc tế về kính tiếp xúc tại
Chicago. Tác giả cho biết kính tiếp xúc làm tăng thị lực và sau đó làm giảm
độ cận cần sửa chữa, hay nói khác đi nó làm giảm được độ cận tăng.
Phép thực hành
Cũng
giống như chỉnh hình răng, phép chỉnh hình giác mạc mục đích là sửa nắn lại
hình thể giác mạc 1 cách nhẹ nhàng nhờ những kính tiếp xúc nửa cứng nửa mềm
có thấm khí oxy.
Người ta
dùng những chất liệu kỹ thuật cao để chế tạo loại kính này và sau đó là
phương cách cho đeo kính đã đạt được những kết quả tốt được chứng tỏ bởi các
nghiên cứu ở nhiều trường Đại học Hoa Kỳ. Phép chỉnh hình giác mạc là một
phương pháp không gây tổn thương giác mạc và có thể là một phương pháp thay
thế cho phẫu thuật khúc xạ.
Thoạt
đầu mắt phải được khám nghiệm kỹ lưỡng trước, sau đó dùng loại kính được chế
tạo bởi loại vật liệu thấm khí với mẫu mã đặc biệt có thể tác động lên độ
cong của giác mạc để làm độ cong biến đổi dần dần. Mắt được kiểm tra 2 tuần
1 lần sau đó lại thay kính khác có độ cong khác với kính cũ đã được cho đeo.
Trung bình cần phải có từ 1 đến 3 cặp kính tiếp xúc để có được kết quả mong
muốn và được dung nạp bởi giác mạc. Thường kết quả về quang học đạt được từ
1 đến 3 tháng.
Theo như
các chuyên gia về chỉnh hình giác mạc thì thị lực tăng dần khi ta thay đổi
kính tiếp xúc, nhưng kết quả về thị lực này lại không ổn định, khi không đeo
kính, giác mạc có khuynh hướng trở lại hình dạng cũ. Vì thế ở giai đoạn điều
trị cuối cùng cứ khoảng 2 hay 3 ngày người bệnh phải mang kính vài giờ để
duy trì thị lực đã đạt được, thời gian còn lại thì không phải đeo kính mà
vẫn nhìn thấy rõ.
Các bác sĩ nhãn khoa chưa thống nhất
Ở Mỹ và
Canađa đã có hàng ngàn bệnh nhân đã được điều trị bằng phương pháp này. Các
nghiên cứu ở vài trường Đại học lớn ở Mỹ trong đó có trường Đại học Berkeley
(California) đã cho biết phương pháp này không có gì là nguy hiểm cho mắt
nếu được thực hiện bởi 1 kỹ thuật viên có kinh nghiệm.
Về vấn
đề hiệu quả của phương pháp thì các chuyên gia chưa thống nhất ý kiến. Ở trẻ
em, phương pháp này có thể làm giảm độ cận tăng. Theo Hiệp hội FDA Hoa Kỳ,
cận thị có thể giảm được 1 độ. Như vậy đây là cách để điều trị độ cận thấp
hay trung bình tái tạo lại thị lực bình thường trong vài hoạt động nghề
nghiệp hoặc thể thao.
Có thể áp dụng cho trẻ em được không?
Các bác
sĩ nhãn khoa ở Pháp coi đây là 1 cách để làm độ cận chậm tiến triển ở trẻ
em. Dùng loại kính tiếp xúc nửa cứng nửa mềm thấm khí O2. Theo
như Bác sĩ Francoise Dulac ở Lyon (Pháp) thì khi đeo kính này cận thị sẽ
ngưng tăng độ và nếu đeo kính càng sớm thì độ cận thị càng thấp, trong khi
với những kính tiếp xúc mềm không đạt được kết quả. Ở tuổi thiếu niên, độ
cận tăng trung bình 1 độ / 1năm với loại kính tiếp xúc này, người ta hy vọng
độ cận tăng chỉ còn 1/4. Trong thực tế nếu tác động làm chậm cận thị chưa
được chứng minh một cách khoa học thì những kết quả thực tế đã đạt được là
những chứng cứ để cho chúng ta có thể áp dụng.
Trong thời gian GS Luc Durand ở Đại học Lyon đến Trung tâm mắt TPHCM, chúng
tôi có hỏi về hiệu quả của phương pháp này, theo Giáo sư có thể áp dụng được
nhưng khó khăn là trẻ em thường năng động chạy nhảy nghịch ngợm nên khó cho
đeo kính tiếp xúc, với những trẻ ít hoạt động thì dễ dàng hơn.