VỊ TRÍ BẢN LỀ VẠT GIÁC MẠC TRONG PHẪU THUẬT LASIK CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆN TƯỢNG KHÔ MẮT
bài viết của Michael J.Walsh
Đăng trên tạp chíí OCULAR SURGERY NEWS
Upload: 23/12/20
Một nghiên cứu mới đây gợi ý rằng bản lề miếng vạt giác mạc ở vùng mũi có thể bảo vệ được giác mạc và do đó giảm đi hiện tượng khô mắt so với phần bản lề giác mạc nằm ở vị trí trên khi phẫu thuật LASIK
SAN DIEGO – Trong phẫu thuật LASIK phần bản lề giác mạc được lật nên ở vị trí sống mũi thay thế cho vị trí treo ở phía trên, như vậy nếu bản lề giác mạc nằm ở phần sống mũi có thể ngăn chặn được hiện tượng nhậy cảm của giác mạc và giảm đi hiện tượng khô mắt. Lý thuyết mới này có ảnh hưởng đến sự cảm nhận của giác mạc và điều này có liên quan đến cấu tạo của Microkeratome (máy để tạo vạt giác mạc). Vấn đề này đã được báo cáo tại Hội phẫu thuật cataract và khúc xạ của Mỹ được tổ chức trong năm nay.
Eric Donnefeld, MD, đã giới thiệu kết quả nghiên cứu trên 52 bệnh nhân được phẫu thuật LASIK cả hai mắt trong đó một mắt sử dụng máy Hansatome (Bausch & Lomb) tạo ra phần bản lề giác mạc nằm ở phía trên và mắt kia dùng máy Amadeus của Allegan tạo bản lề giác mạc ở phía sống mũi.
Về lý thuyết hướng bản lề giác mạc được dựa trên cơ sở các dây thần kinh giác mạc nằm dọc theo phía sau, bên trong mắt ở vị trí 3 giờ và 9 giờ. Nếu bản lề giác mạc treo ở phía trên như vậy khi tạo bản lề ta đã cắt đứt ngang qua cả hai bó thần kinh này, trong khi đó nếu bản lề giác mạc ở vị trí sống mũi nó chỉ cắt phần giây thần kinh phía thái dương mà thôi.
Dr. Eric Donnefeld chỉ ra rằng các tế bào cản nhận của giác mạc phần lớn nằm ở trung tâm và giảm đi ra phía ngoại biên tức là giảm về phía vùng limbus. Nhưng sự cảm nhận này sẽ lớn hơn ở phần sống mũi và phần thái dương so với vùng trên và dưới.
Ông ta giải thích rằng chính phần cảm nhận này của giác mạc là yếu tố duy trì sự sống của các tế bào biểu mô giác mạc, như vậy khi phẫu thuật LASIK hoặc các chấn thương về giác mạc sẽ làm giảm đi sự cảm nhận của các tế bào một cách có ý nghĩa.
Nghiên cứu cả hai bên mắt
Tất cả các bệnh nhân phục vụ cho nghiên cứu này đều phải có thử nghiệm xúc giác kế Cochet-Bonnet tại vùng trung tâm. Thử nghiệm về tinh thần với hiện tượng khô mắt. Test làm chảy nước mắt với Fluorescein, Test Schirmer và nhuộm màu củng mạc và giác mạc. Tất cả các bệnh nhân nghiên cứu đều làm các phép đo và được nhắc lại sau mổ 1 tuần, 1 tháng, và 3 tháng.
Tất cả các ca được mổ với đường kính 9.5mm, độ dày của miếng vạt giác mạc là 160mm. Một nửa số bệnh nhân là nữ và một nửa số bệnh nhân là nam; có 5 mắt mổ viễn thị và 47 mắt mổ cận thị; Tất cả các bệnh nhân đều được đo độ dày giác mạc. Độ rộng bản lề giác mạc giống nhau.
Nghiên cứu thấy rằng sự cảm nhận của giác mạc bị giảm ở tất cả các trường hợp làm LASIK, nhưng cảm giác của giác mạc giảm nhiều hơn ở nhóm bệnh nhân có bản lề giác mạc nằm ở phía trên. Dấu hiệu mất cảm giác nhiều hơn sau 1 tuần mổ LASIK, cả hai nhóm đều có cải thiện sau 3 tháng mổ.
“Thử nghiệm về xúc giác kế Cochet-Bonnet cho ta thấy rằng cảm nhận của giác mạc giảm sau 1 tuần mổ nhưng tăng sau 1 tháng và 3 tháng. Một điều quan trọng nhất chúng tôi thấy sự khác nhau có ý nghĩa giữa hai nhóm bệnh nhân khi tạo vạt giác mạc bằng hai loại Microkeratome khác nhau là nhóm sử dụng Hansatome tạo bản lề giác mạc phía trên và nhóm dùng Amadeus tạo bản lề giác mạc vùng sống mũi.” Dr Donnefeld đã nói.
Nhuộm giác mạc không làm trước khi mổ. Sau mổ 1 tuần ở nhóm bệnh nhân mổ bằng Hansatome thấy chất màu đánh dấu giác mạc còn thấy ở 5 bệnh nhân, trong khi đó nhó dùng Amadeus không thấy có bệnh nhân nào. Chất màu còn lưu lại giác mạc sau 1 tháng và 3 tháng. Chỉ có 1 bệnh nhân mổ bắng Amadeus không thấy còn một tí nào chất màu sau 3 tháng mổ, trong khi đó có 10 bệnh nhân có bản lề giác mạc nắm ở phía trên còn đọng lại chất màu trên giác mạc.
“Con số thống kê chất màu còn đọng ở kết mạc là giống nhau và chúng tôi ngạc nhiên là không biết số lượng chất màu còn đọng lại ở kết mạc mắt bệnh nhân là bao nhiêu?. Có thể là do thời tiết ở New York quá lạnh vào mùa đông. Thậm trí chất màu còn đọng lại ở kết mạc sau 3 tháng và một nửa số bệnh nhân này được mổ bằng Hansatome so với chỉ 20% số bệnh nhân được mổ bằng Amadeus.” Dr Donnefeld đã nói.
Bản lề giác mạc vùng sống mũi làm giảm đi hiện tượng khô mắt
Kết quả nghiên cứu đã đưa ra một ấn tượng là nếu bản lề giác mạc nằm ở vùng sống mũi thì giác mạc có cảm giác tốt hơn và nó cũng giảm hiện tượng khô mắt sau mổ LASIK. Các dây thần kinh kiểm soát hoạt động của giác mạc đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết nước mắt.
“ Với những giác mạc bình thường thì tất cả chu trình bài tiết nước mắt theo một chu trình khép kím. Nếu xuất hiện hiện tượng khô mắt thì các thông báo này sẽ được gửi tới vỏ não, vỏ não sẽ tạo ra một xung thần kinh xuống kích thích tuyến lệ bài tiết nước mắt.” Dr Donnefeld đã nói., ông ta nói tiếp “Như vậy sau mổ LASIK sự cảm nhận của giác mạc bị mất hoặc giảm do đó những thông tin tới vỏ não bị gián đoạn và giảm kết quả là tuyến lệ không được bài tiết và xuất hiện dấu hiệu khô mắt.” Dr Donnefeld đã nói như vậy.
Ông ta cũng lưu ý rằng kích thước bản lề giác mạc lớn sẽ ngăn được hiện tượng khô mắt. “ Để tránh hiện tượng khô mắt sau điều trị LASIK ta có thể tạo ra phần bản lề giác mạc lớn hơn. Nếu bạn đang tạo ra phần bản lề giác mạc nhỏ hơn thì bạn cũng không cần phải làm cho nó có kích thước là 8.5mm đường kính miếng vạt giác mạc.”
Thêm vào đó kích thước phần bản lề giác mạc lớn hơn cũng có thể tạo ra miếng vạt giác mạc nhỏ hơn. Nếu bạn đạng mổ cho bệnh nhân có đường kính miếng vạt giác mạc là 8.5mm như vậy các dây thần kinh từ vùng limbus vào trung tâm sẽ bị cắt đi ít hơn do đó ta có thể thay thế đường kính miếng vạt giác mạc từ 9.5mm còn 8.5mm để tránh một phần hiện tượng khô mắt do các sợi thần kinh bị cắt đi quá nhiều.
Dr. Nguyễn Văn Mích