THUỐC NHỎ MẰT: LẠM DỤNG VẪN HƯ
MẰT
DS. TRƯƠNG TẦT THỌ
Thuốc nhỏ mắt là một dạng dược phẩm được tiệt trùng cẩn thận để nhỏ vào
mắt, một cơ quan quan trọng được mệnh danh là cửa sổ tâm hồn. Và khi bạn bị
đỏ mắt, sưng mắt... thầy thuốc sẽ chỉ định bạn dùng một loại thuốc nhỏ mắt.
Thuốc ấy tác dụng như thế nào? Khi dùng thuốc có bị nguy hiểm gì không? Đó
là những điều bạn cần biết để khỏi gây hại cho mắt.
CHUYỆN NGƯỜI RỬA MẰT PHẢI ĐI MỒ MẰT
Chị L. là chủ tiệm cà phê. Như mọi người đẹp khác, hàng ngày chị đều muốn
rửa mắt để có được đôi mắt long lanh. Lọ thuốc nhỏ mắt Dexacol vừa nhỏ tí
xíu lại vừa rẻ nên được chị chọn làm nước rửa mắt mỗi ngày. Sau thời gian
rửa... hai năm, chị phát hiện thủy tinh thể mình đục dần và sức nhìn ngày
càng kém. Đi khám mắt mới biết rằng đã bị đục thủy tinh thể, cần phải mổ.
Thời may có đoàn phẫu thuật ngoại quốc đến mổ đục thủy tinh thể tại Bệnh
viện Chợ Rẫy. Chị được sắp vào danh sách mổ. Và chị tâm sự: "Anh cần viết
cái hại của việc lạm dụng thuốc nhỏ mắt để nhiều người biết vì chính em là
nạn nhân của sự kém hiểu biết. Thuốc tốt mà dùng sai chỉ định điều trị, dùng
lâu dài dẫn đến nỗi khổ hiện nay...
CÁC NHÓM THUỐC NHỎ MẰT
Tùy theo hoạt chất mà thuốc nhỏ mắt được chia làm nhiều loại khác nhau với
các tác dụng như làm dịu mắt, sát trùng, kháng sinh, chống bệnh tăng nhãn
áp, chống viêm (có hoặc không có chất corticoid), chống dị ứng, làm giãn
đồng tử để khám mắt...
- Thuốc nhỏ mắt thông thường:
Thường được dùng làm mát dịu mắt trong các trường hợp mắt bị mỏi do đọc sách
báo, làm vi tính lâu, mắt sưng đỏ do khói, gió bụi, chói ánh nắng mặt trời
hay ánh đèn hoặc là thuốc sát trùng nhẹ trong trường hợp nhãn cầu và vùng
phụ cận bị kích thích... (Daigaku, Optraex, Murine eye lubricant, Rohto...).
- Thuốc nhỏ mắt kháng sinh:
Trị các bệnh nhiễm khuẩn ở mắt như: viêm kết mạc nhiễm khuẩn cấp tính, viêm
giác mạc nhiễm khuẩn loét, nhiễm khuẩn lệ đạo, viêm mí mắt nhiễm khuẩn
(Cloraxin, Tifomycin, Gentamycin, Néomycin...).
- Thuốc nhỏ mắt kháng viêm:
Chứa các chất chống sưng viêm mạnh như nội tiết tố corticoid để trị các
chứng viêm và dị ứng ở mắt như viêm kết mạc dị ứng, viêm thể mi, viêm mí mắt
dị ứng... Tuy nhiên đây là nhóm thuốc có nhiều chống chỉ định như không dùng
trong bệnh herpes giác mạc, bệnh nấm mắt, lao mắt, tiêm chủng. Dùng dài ngày
có thể làm tăng áp suất trong mắt và glôcôm, tổn hại thần kinh thị giác
(Cébédex, Decadron, Maxidex...).
- Thuốc nhỏ mắt kháng viêm - kháng khuẩn: Dùng trị các bệnh
viêm và nhiễm trùng mắt, thường gặp nhất là kết hợp chất lượng oramphenicol
với dexamethasone (Dexacol, Cebedexacol, Chlorocid H...).
- Thuốc nhỏ mắt đặc trị: Thuốc trị bệnh glôcôm (Pilocarpine,
Timolol, Timoptol...), thuốc làm nở đồng tử (Atropin, Homatropin...) thuốc
phòng ngừa đục thủy tinh thể (Dionin, Catacol, Catastart, Phakan...), thuốc
kháng virus (IDU, Zovirax...).
DÙNG THUỐC NHỎ MẰT NHƯ THẾ NÀO?
Để việc dùng thuốc được hiệu quả, khi nhỏ mắt cần ngả người ra phía sau,
dùng ngón trỏ căng mí mắt, nhỏ vài giọt vào hốc mắt. Thuốc sẽ lan tỏa vào
bên trong mắt và xuyên qua giác mạc. Thuốc cũng thấm vào kết mạc và đi vào
hệ tuần hoàn. Để có thể đếm dễ dàng số giọt vào mắt, nên giữ thuốc nhỏ mắt
trong tủ lạnh, khi nhỏ vào mắt, độ lạnh của thuốc sẽ giúp bạn cảm nhận dễ
dàng. Thuốc sẽ tác dụng trong vòng 30 phút.
- Dùng thuốc nhỏ mắt không có chỉ định của thầy thuốc có nguy hiểm
không?
Có nguy hiểm đấy bạn ạ! Ngay cả với những loại thuốc nhỏ mắt bán rất nhiều
tại các nhà thuốc tây không cần toa thì cũng cần phải thận trọng. Nhiều loại
thuốc nhỏ mắt chứa chất làm co mạch để làm giảm đỏ mắt nhưng hãy thận trọng,
đấy chỉ là điều trị triệu chứng vì khi ngưng thuốc thì mắt lại đỏ trở lại.
Việc dùng thường xuyên nhóm thuốc này sẽ dẫn đến lờn thuốc. Mặt khác đỏ mắt
không hẳn là bị nhiễm trùng mà còn có thể là một bệnh mắt nặng như bệnh tăng
nhãn áp (glaucome) lúc khởi đầu. Vì thế nên bỏ thói quen tự ý dùng thuốc.
- Thuốc nhỏ mắt không gây ra tác dụng phụ?
Hoàn toàn sai. Tác dụng của thuốc tùy thuộc vào hoạt chất của thuốc nhỏ
mắt. Thuốc nhỏ mắt trị cao huyết áp thuộc nhóm chẹn bêta (bêta-bloquants)
dùng trong việc điều trị bệnh tăng nhãn áp (glaucome) mãn tính góc mở, nếu
thuốc hầu như không có tác dụng phụ tại chỗ thì ngược lại chúng vẫn có thể
dẫn đến việc làm chậm nhịp tim hay gây ra ung loét dạ dày. Các thuốc nhỏ mắt
có nguồn gốc dẫn xuất adrenaline có thể gây đỏ mắt, giãn đồng tử và gia tăng
nhịp tim.
- Dùng thuốc nhỏ mắt có bị dị ứng không?
Dị ứng thuốc nhỏ mắt do các chất hóa học dùng để bảo quản cũng có thể xảy
ra. Dị ứng biểu hiện bằng việc đỏ mắt, sưng mắt, ngứa mắt hoặc làm gia tăng
các triệu chứng bệnh mà vì nó bạn phải dùng thuốc nhỏ mắt. Trong các trường
hợp ấy, bạn nên báo ngay các triệu chứng ấy cho thầy thuốc.
- Thuốc nhỏ mắt có thể dùng lâu dài?
Điều này tùy thuộc vào thuốc bạn dùng. Thời gian tối đa 15 ngày cho nhóm
kháng sinh hay kháng viêm nhưng kéo dài trong trường hợp thuốc chống bệnh
tăng nhãn áp, chống đục thủy tinh thể, và các loại nước rửa mắt.
- Thuốc đã mở ra chỉ nên dùng trong vòng 15 ngày?
Đúng bởi vì đây là một dung dịch đã tiệt trùng. Sau khi khui ra, thuốc phải
được giữ ở nơi mát, tránh ánh nắng mặt trời, và dùng trong vòng 15 ngày. Quá
thời gian đó, thuốc có thể mất hiệu lực và có thể bị nhiễm trùng.
- Có thể dùng hai loại thuốc nhỏ mắt cùng một lúc?
Không nên như vậy mà cần phải chờ 5-15 phút trước khi dùng loại thuốc nhỏ
mắt thứ hai. Dùng hai loại thuốc nhỏ mắt cùng lúc ngoài việc có thể xảy ra
xung khắc giữa hai thuốc mà giọt thuốc sau sẽ có thể đẩy giọt thuốc trước ra
ngoài khi mắt chưa kịp hấp thu.
Cũng cần nói thêm là các thuốc nhỏ mắt nội thường có giá rẻ rất nhiều so
với thuốc ngoại.