MẰT VÀ MÁY THU HÌNH MỘT HY VỌNG
CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ
BS. NGUYỄN CƯỜNG NAM
Trong tương lai, một số những người mù có thể thấy được 1 ít hình ảnh
nhờ 1 con bọ điện tử được gắn vào trong mắt.
Hiện nay, về nhãn khoa đã có nhiều tiến bộ vượt bực, nhưng vẫn chưa có phép
lạ cho người mù lòa. Tuy nhiên, với các nghiên cứu ngày càng phát triển với
mục đích cuối cùng là đem lại ánh sáng cho những người đã mù thực sự, người
ta đã có ý định ghép võng mạc cho những người bị suy thoái hoàng điểm, 1
bệnh có thể do di truyền ở tuổi già làm thương tổn đến thị lực trung tâm.
Muốn tạo nên một võng mạc nhân tạo, người ta cần phải có những kỹ thuật
mới, bởi vì mắt là 1 cơ quan rất phức tạp. Hiện nay đã có rất nhiều các nhà
khảo cứu đang cống hiến cả cuộc đời cho mục tiêu này ở châu Âu cũng như ở
Mỹ.
Khó khăn về kỹ thuật
Kích thích những tế bào thần kinh ở mắt. Võng mạc là 1 cơ cấu nối dài của
não bộ, giữ chức năng xử lý các thông tin thị giác của các tế bào võng mạc.
Nó phân biệt được độ sáng, độ tương phản, màu sắc và các cử động và giải
đoán dữ kiện thành những dấu hiệu tương ứng. Nguyên tắc cơ bản của võng mạc
nhân tạo căn cứ trên sự biến đổi 1 tín hiệu sáng thành tín hiệu điện để có
thể kích thích những tế bào còn sống. Đây là lời giải thích của BS Marc
Abitbal Giám đốc Khoa học Trung tâm nghiên cứu điều trị nhãn khoa (CIRTO).
Nói một cách khác là 1 máy thu hình vidéo đặt trên 1 kính đeo mắt cho những
hình ảnh vào trong mắt ở đó có 1 con bọ điện tử nhận hình ảnh và giải mã
hình ảnh này thành những tín hiệu điện tử để truyền qua thị thần kinh lên
não. Não tổng hợp các xung động đã nhận được thành những hình ảnh và lúc đó
người bệnh có thể nhận biết được các hình thể đơn giản.
Việc kích thích những tế bào thần kinh không phải là điều mới mẻ. Những vật
gắn implant vào tai kích thích những tế bào ở tai trong đã giúp cho người
nghe rõ hơn. Một pace maker gắn vào người để điều hòa được nhịp tim. Nhưng ở
mắt, tạo được 1 võng mạc nhân tạo thì phức tạp hơn nhiều, nó phải nhận được
thông tin và giải mã những tín hiệu thị giác của người và trước đó nó cũng
phải xử lý những tín hiệu được nhận bởi võng mạc.
Làm sao có thể tạo ra được những cảm nhận thị giác bằng kích thích điện để
phản ánh được thực tế? Bằng cách thay thế thị giác tự nhiên bằng 1 thị giác
nhân tạo, người ta có thể cảm nhận được môi trường chung quanh giống như 1
người máy. BS Abitbo giải thích như vật.
Một vấn đề khó khăn khác nữa là làm sao có thể truyền ảnh qua thị thần kinh
ngay lúc đó để các hình ảnh không bị ngắt quãng bởi thời gian, lúc đó ảnh sẽ
bị chia thành từng đoạn mà người ta gọi là những khoảng trường nhận ảnh. Máy
thu hình có thể chọn lựa các đoạn ảnh và kích thích chọn lựa các đoạn kế
tiếp để cho ảnh càng nhanh càng tốt. Sau đó 1 con bọ điện tử cực nhỏ kích
thước vài mm được nối với 1 máy thu hình để nhận các hình ảnh được tức thời.
Con bọ điện tử
Làm sao có thể gắn con bọ điện tử rất mảnh và rất nhẹ vào võng mạc mà chịu
được các cử động thường xuyên của mắt. Các mô của võng mạc cũng như những tế
bào võng mạc phản ứng ra sao đối với sự kích thích của những vật lạ nằm
trong cơ thể. Có thể có những phản ứng miễn nhiễm để loại bỏ vật lạ này. Sau
đó khi đã cấy được võng mạc nhân tạo thì cũng phải để ý đến vấn đề hóa sẹo
của các mô chung quanh hay những phản ứng viêm. Những vấn đề này đòi hỏi 1
đáp ứng mới với những kích thích và do đó cần những sự điều chỉnh khác nữa.
Cho đến bây giờ có thể là còn lâu mới thực hiện ca phẫu thuật đầu tiên ở
mắt người ta. Có thể là từ 10 đến 15 năm nữa, những bệnh nhân bị suy thoái
hoàng điểm, bệnh về võng mạc và cườm nước đã bị mù có thể nhận biết được
những hình dáng, những bóng của vật, những khoảng sáng và có ý niệm về những
cử động phía trước mắt.