BỆNH THIÊN ĐẦU THỐNG (GLÔCÔM) MÀ
LẠI KHÔNG ĐAU NHỨC MẮT!
PGS. PHAN DẪN
Thông thường bệnh glôcôm gây đau nhức dữ dội, đau như "búa bổ" vào đầu mà.
Thế nhưng lại có loại bệnh glôcôm không đau nhức mắt một tí nào, bệnh chỉ
gây tăng áp lực trong mắt, rồi dần dần làm cho mắt mù mà không chữa được: đó
là glôcôm đơn thuần (hay glôcôm góc mở).
Glôcôm góc mở biểu hiện như thế nào?
Thoạt đầu bệnh nhân thỉnh thoảng có cảm giác nặng mắt, nhưng không đau nhức
mắt, không như trong các thể glôcôm cấp: đồng tử không dãn hay méo mó, mắt
không đỏ, dấu hiệu duy nhất trong bệnh glôcôm góc mở là t8ang áp lực ở trong
mắt (nhãn áp); nhãn áp bình thường đo với cách thông thường (phương pháp mắc
la côp) là dưới 25mm thủy ngân.
Bệnh tiến tiển âm thầm cho đến khi bệnh nặng lúc bấy giờ:
- Nhãn áp tăng cao đến mức không điều chỉnh bằng thuốc được nữa.
- Thị trường (khoảng không gian mắt là bao quát được khi nhìn vào một điểm
cố định) bị thu hẹp, mắt nhìn qua một ống nhỏ.
- Đầu dây thần kinh thị giác bị thoái hóa, teo, bạc trắng và lõm rông ở
giữa (dấu hiệu này chỉ được phát hiện bởi thầy thuốc nhãn khoa với máy soi
đáy mắt).
- Thị lực giảm dần cho đến lúc mắt bệnh mù hẳn, khi đó thì hết hy vọng điều
trị cho mắt sáng ra.
Bệnh glôcôm góc mở thường gặp ở tuổi nào?
Bệnh glôcôm góc mở thường gặp ở tuổi trên 50, tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc
bệnh càng nhiều. Ở Mỹ, châu Âu và châu Phi glôcôm mở chiếm phần lớn (60-70%)
các trường hợp glôcôm. Ngược lại ở ta lại ít gặp glôcôm góc mở hơn glôcôm
góc đóng (loại gây đau nhức mắt).
Phòng và điều trị glôcôm góc mở như thế nào?
Cách phòng bệnh glôcôm tốt nhất là: tổ chức đo nhãn áp hàng loạt cho những
người trên 40 tuổi. Những người già có cảm giác nặng ở mắt cần đến khám mắt,
đo nhãn áp. Những người có nhãn áp cao (trên 25mm thủy ngân đo bằng phương
pháp mắc la côp) phải chuyển đến khám ở chuyên khoa mắt. Trường hợp được xác
định là glôcôm góc mở người bệnh phải được theo dõi bởi một thầy thuốc nhãn
khoa. Hai thứ thuốc để điều trị glôcôm góc mở thường dùng là: Pilocarpin và
Betaxolol. Các loại dược phẩm này có những chỉ định riêng do đó nhất thiết
phải do thầy thuốc nhãn khoa chỉ định.