NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP CHẦN THƯƠNG
"BLOW OUT" TỒN THƯƠNG THÀNH TRONG Ồ MẰT TỤT NHẢN CẦU VÀO XOANG SÀNG
Vừa qua, tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật của Trung tâm Tai - Mũi - Họng, Bác
sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Lan đã báo cáo đề tài "Nhân một trường hợp chấn thương
Blow out tổn thưong thành trong ổ mắt tụt nhản cầu vào xoang sàng". Chúng
tôi xin ghi lại trường hợp đặc biệt này.
Từ "Blow out" được dùng để mô tả sự gãy bung ra ngoài của mấu hốc mắt xương
hàm, đứng hàng đầu trong những chấn thương vùng mắt và hàng thứ ba trong
chấn thương khối mặt, kinh điển là chấn thương sàn ổ mắt. Dấu hiệu lâm sàng
của gãy Blow out:
- Quanh hốc mắt: phù kết mạc, tràn khí dưới da.
- Thụt nhãn cầu: Xuất hiện rõ sau khi giảm phù nề.Nếu không can thiệp thì
dấu hiệu nầy có thể nặng lên do thoái hoá hốc mắt và phát triển mô sùi.
- Song thị: do xuất huyết, phù nề;do kẹt cơ( cơ trực dưới, cơ chéo dưới, cơ
trực trong); do kẹt mô mỡ, mô liên kết.
Trường hợp lâm sàng
Bệnh nhân nam, 29 tuổi, nhập viện vì lý do: Thụt mất nhãn cầu bên phải sau
chấn thương.Lúc 7giờ 30phút buổi sáng, bệnh nhân khiêng hồ vấp phải khúc cây
dưới đất, té nghiêng người, chống tay phải xuống đất và đập má phải xuống
nền bê tông, bị một cây sắt đúc bê tông dựng hơi chếch đụng vào vùng mũi góc
trong bên phải, rách da mi trên.
Bệnh nhân được đưa vào bệnh viện Bình Dương khâu da mi, tổng trạng tỉnh táo
và không chảy máu mũi; sau đó được chuyển đến Trung Tâm Mắt lúc 13giờ 15phút
cùng ngày. Tại đây khám thấy: hốc mắt phải trống, không thấy nhản cầu nhưng
bệnh nhân phân biệt được sáng tối. Các bác sĩ chuyên khoa Mắt đã hết sức cẩn
thận và chính xác:mặc dù nhãn cầu thụt mất không quan sát được bằng mắt
thường, sờ hốc mắt không còn cảm giác căng cuả nhản cầu nhưng cảm giác sáng
tối của bệnh nhân vẫn còn, bác sĩ chuyên khoa Mắt quyết định thám sát hốc
mắt bằng gây tê dưới kết mạc, chứ không phải là gây tê sau nhãn cầu, do đó
tránh được việc đâm kim vào nhãn cầu lạc chỗ hoặc thị thần kinh.
Ngay sau khi biết nhãn cầu còn nguyên vẹn, các bác sĩ chuyên khoa Mắt đã
hội chẩn với bác sĩ Tai - Mũi - Họng. Kết quả khám: mất liên tục bờ trong ổ
mắt; có máu bầm đen ở khe trên bên phải; vách mũi xoang phồng vào khe giữa
bên phải. Bệnh nhân được đưa đi làm CT Scanner, thấy: bể xoang sàng và xương
giấy bên phải; nhãn cầu ở xoang sàng sau bên phải; dây thị không đứt.
Các bác sĩ của 2 chuyên khoa đã phẩu thuật phối hợp ngay hôm sau: đưa nhãn
cầu về vị trí bình thường do bác sĩ chuyên khoa Mắt thực hiện; mở rộng thành
trong xoang sàng đã bị vỡ, tạo thuận lợi cho việc đưa nhãn cẫu về vị trí cũ
và tái tạo sàng ổ mắt, thành trong ổ mắt bằng sụn vách ngăn do bác sĩ Tai -
Mũi - Họng thực hiện.
Kết quả, sau mổ 1 ngày, bệnh nhân hạn chế vận nhãn, đếm ngón tay cách 1m.
Sau mổ 7 ngày còn hạn chế nhìn lên, thị lực 3/10. Sau đó, thị lực 8/10 nhưng
còn hạn chế vận nhãn nhìn lên.
Thầy thuốc cần lưu ý những điều gì?
Trước hết phải khám kỷ vết thương và tìm nguyên nhân. Một bệnh nhân bị thụt
nhãn cầu sau chấn thương có thể do một trong 4 nguyên nhân sau đây:
- Lọt ổ mắt ra sau do rách cơ.
- Hoại tử ổ mắt do máu tụ chèn ép hoặc do phù nề.
- Thoát vị ổ mắt vào hốc xương.
- Dãn ổ mắt do xô lệch các thành xương.
Chẩn đoán tốt nhất bằng CT Scanner, vì cho phép: đánh giá được tình trạng
nhãn cầu; phân biệt cơ hoặc rách mô hoặc phù phần mềm; đưa ra hướng giải
quyết đối với tổn thương xương.
Tiếp theo là phải xử trí cấp cứu nhanh chóng và chính xác, có sự phối hợp
nhịp nhàng giữa bác sĩ các chuyên khoa để cho kết quả mỹ mãn trong trường
hợp chấn thương đặc biệt.