Bệnh giãn tĩnh mạch ở giáo viên

Một bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch.

Gần đây, ở chân phải ông Luận (giáo viên 55 tuổi, Hải Phòng) xuất hiện một số vết loét nhỏ, còn chân kia mạch máu nổi lên như dây thừng, da sưng đỏ. Bác sĩ nói ông bị bệnh giãn tĩnh mạch, và chỉ định nghỉ ngơi tuyệt đối. Căn bệnh này là hệ quả của hơn 30 năm ông đứng lớp.

Từ 10 năm nay, ông Luận dạy trung bình mỗi ngày đến 10-12 tiết. Ngoài giờ ở trường còn phải bồi dưỡng cho lớp học sinh giỏi và dạy bổ túc buổi tối. “Nhiều hôm dạy xong chân nặng như chì vì phải đứng lâu quá. Bác sĩ nói phải nghỉ ngơi, nhưng dạy học nó là cái nghiệp mà tôi gắn bó từ lâu, bỏ một ngày cứ bồn chồn, ăn ngủ không yên”, ông tâm sự.

Bệnh suy giảm tĩnh mạch thường thấy ở những giáo viên dạy học với cường độ cao, và mức độ phổ biến chỉ sau bệnh rối loạn giọng nói. Theo một nghiên cứu của Đại học Y khoa (Đại học Thái Nguyên) trên 275 giáo viên đại học, số người mắc chứng suy giảm tĩnh mạch tỷ lệ thuận với thời gian công tác và cường độ giảng dạy. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là 57,7%, ghi nhận ở nhóm giáo viên có thời gian công tác 20-30 năm với cường độ cao (khoảng 5-8 giờ/ngày), và thấp nhất là 20,8%, ở nhóm có thời gian công tác 10-19 năm với cường độ trung bình (đủ giờ, khoảng 3-5 giờ/ngày).

Một nghiên cứu khác của tác giả Đỗ Hàm và cộng sự tiến hành năm 2002 cho thấy, tỷ lệ giáo viên tiểu học, trung học có thời gian công tác trên 20 năm mắc bệnh giãn tĩnh mạch là khoảng 12%. Các nhà nghiên cứu không phát hiện sự khác biệt giữa nam và nữ.

Theo giáo sư Phạm Khuê, nguyên Viện trưởng Viện Lão khoa Việt Nam, giãn tĩnh mạch (hay còn gọi là suy giảm tĩnh mạch ngoại biên chi dưới) là tình trạng tĩnh mạch nông ở chân bị giãn, chạy quanh co và có dòng máu chảy theo chiều trái ngược nhau (không chỉ chạy về tim như bình thường). Bệnh xuất hiện khi thành tĩnh mạch bị suy yếu và các van một chiều bên trong lòng mạch bị tổn thương.

Các biến chứng thường thấy là vỡ hoặc viêm tắc chỗ giãn tĩnh mạch, loét dinh dưỡng da, và nguy hiểm nhất là thuyên tắc lòng tĩnh mạch (cục máu đông hình thành và di chuyển trong mạch. Nó có thể đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, dẫn đến tử vong trong vài phút nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời).

Để phòng bệnh, không nên đứng hay ngồi một chỗ quá lâu, không để trọng lượng cơ thể tăng, để chân cao hơn ngực và gác chân cao khi đi ngủ, ăn nhiều rau, củ, quả và uống nhiều nước chống táo bón. Nên tăng cường hoạt động thể dục thể thao (tốt nhất là đi bộ mỗi ngày 15 phút và đi nhanh gấp 3 lần bình thường), cũng có thể xoa bóp và ngâm chân trong nước ấm trước khi đi ngủ.

Với trường hợp bệnh nặng, phương pháp phổ biến hiện nay là phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn. Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra một phương pháp khác có tên VNUS, dùng nhiệt để làm co mạch máu. Tuy nhiên, phương pháp chưa được áp dụng tại Việt Nam.

Thiên Đức

Bệnh mạch vành

Béo phì làm hư hại các chức năng của tim
Bệnh nhân tim không nên ngừng dùng thuốc hạ cholesterol
Bệnh động mạch vành: nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Chăm sóc bệnh nhân suy mạch vành tại nhà
Cách chăm sóc bệnh nhân suy mạch vành tại nhà
Cơn đau thắt ngực - dấu hiệu thiếu máu nuôi tim
Cơn đau thằt ngực
Một phương pháp điều trị dự phòng nhồi máu cơ tim có kết quả cao
Nhồi máu cơ tim không còn là bệnh của người lớn tuổi
Những bệnh nguy hiểm do mỡ trong máu cao gây ra
Những điều cần biết về cholesterol máu
Phòng ngừa tai biến nhồi máu cơ tim: đâu phải chỉ có thuốc…
Phòng ngừa đột tử sau nhồi máu cơ tim
Tin mừng cho bệnh nhân bị phấn kết ðộng mạch do cholesterol
Tập luyện để tránh tái phát nhồi máu cơ tim

Bệnh huyết áp

Bệnh cao huyết áp
Bệnh cao huyết áp - BS. Nguyễn Văn Đức
Bệnh tăng huyết áp
Cao huyết áp - BS Nguyễn Thanh Sơn
Cao huyết áp và các tai biến
Cao huyết áp và điều trị nội khoa
Cách nhìn mới về số đo huyết áp
Dùng thuốc chữa bệnh cao huyết áp nên đưa con số huyết áp xuống tới mức nào?
Hiệu quả của việc điều trị kết hợp trong bệnh cao huyết áp
Hạ huyết áp
Người tăng huyết áp nên sống như thế nào
Theo dõi bệnh nhân tăng huyết áp như thế nào?
Tập thể dục ở bệnh nhân cao huyết áp
Tự đo lây huyết áp của mình có nên chăng?
Điều chỉnh lối sống để điều trị bệnh tăng huyết áp
Đánh giá hiện nay về bệnh cao huyết áp: kết quả điều trị và hiệu lực của loại thuốc

Bệnh động mạch - tĩnh mạch

Bệnh giãn tĩnh mạch nông và suy tĩnh mạch mạn tính
Bệnh giãn tĩnh mạch ở giáo viên
Bệnh lý động mạch ngoại vi cần được chẩn đoán sớm
Lợi ích của việc chẩn đoán sớm bệnh lý động mạch ngoại vi
Mổ thắt ống thông động mạch bằng nội soi lần đầu ở Việt Nam
Phát hiện và xử trí phình tách động mạch chủ
Phát minh mới giúp tìm tĩnh mạch chính xác
Vỡ phình giả động mạch do tiêm chích ma túy
Xơ vữa động mạch
Điều trị giãn tĩnh mạch không gây đau

Các bệnh tim khác

10 điều hay nhầm lẫn về bệnh tim mạch
Bệnh nhân ghép tim nhân tạo tự hành đầu tiên bị đột quỵ
Bệnh suy tim thế kỷ xxi
Bịt lỗ thông tim không cần phẫu thuật hở
Cho phép sử dụng tim nhân tạo đầu tiên
Cuộc cách mạng trong phẫu thuật tim mạch
Các loại bệnh van tim
Có thể dự phòng đột tử do bệnh tim
Hai nghiên cứu mới về bệnh tim mạch
Hen tim
Kéo dài cuộc sống cho trái tim của người chết
Lần đầu tiên đặt van tim nhân tạo không cần phẫu thuật
Máy hỗ trợ tâm thất - hy vọng mới cho bệnh nhân suy tim
Máy tạo nhịp tim mới cho bệnh nhân suy tim
Ngoại tâm thu là gì?
Những quả tim nhân tạo ở thiên niên kỷ mới
Phát hiện mới về tác dụng giảm nguy cơ ðau tim
Phình động mạch chủ bụng
Phòng đột tử do bệnh tim
Phần lớn các ca đau tim có thể dự đoán được
Phối hợp trị liệu trong tim mạch học
Testosterone có lợi có đàn ông bị suy tim
Thông tin mới về khả năng tự "sửa chữa" của tim
Tìm thấy hoóc môn có thể trị bệnh tim
Túi lưới giúp bệnh nhân lớn tim
Ðặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn
Đau tim dễ xảy ra khi trời lạnh
Đau tim và suy tim
Đánh trống ngực

Thay đổi lối sống cải thiện bệnh tim

Béo phì không gây nguy hại cho người bị suy tim
Bệnh nhân tim mạch có thể tự điều trị
Bệnh nhân tim mạch nên cẩn thận với thời tiết lạnh
Bệnh nhân tim phải cẩn thận khi dùng ibuprofen
Bệnh tim và dược thiện
Chăm sóc trẻ em có thể gây bệnh tim
Kháng sinh có thể giúp giảm nguy cơ tái phát cơn đau tim
Luyện tập giúp ngăn ngừa cơn đau tim tái phát
Lười vận động dễ bị bệnh tim mạch
Muốn có trái tim khỏe mạnh
Mê tín có thể khiến bệnh nhân tim sợ đến chết
Nhiều mỡ nội tạng dễ bị bệnh tim
Những bệnh tim mạch trong xã hội phát triển
Nên tập kiềm chế để bảo vệ trái tim
Nóng tính, bi quan có hại cho tim
Năm phương pháp phòng ngừa bệnh tim mạch
Năng vận động để ngừa đau tim khi mãn kinh
Thời hạn eo hẹp gây hại cho tim
Tập thể thao giúp tránh bệnh suy tim
Tắm hơi giúp cho tim khỏe mạnh
Uống nhiều rượu có thể bị loạn nhịp tim
Uống rượu bia vừa phải có lợi cho tim
Vitamin E rất có ích cho tim
Đi xe đạp - 'Viagra' cho các bệnh nhân tim

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ