BỆNH GIÃN TĨNH MẠCH NÔNG VÀ SUY
TĨNH MẠCH MẠN TÍNH
BS. CAO VĂN THỊNH
Khi thấy xuất hiện ở chân các sợi dây búi tĩnh mạch giãn một cách bất thường
(có người quen gọi là sợi gân xanh nổi dưới da, đặc biệt rõ ở người da trắng
và mỏng) đó là chứng bệnh giãn tĩnh mạch nông. Tuy nhiên cũng dễ nhầm lẫn
với các hiện tượng khác. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới thì bệnh
giãn tĩnh mạch nông có 3 điểm chính: Tĩnh mạch giãn là tĩng mạch nông. Tĩnh
mạch giãn chãy ngoằn ngoèo (quanh co). Tĩnh mạch đó có hiện tượng máu lưu
thông theo chiều trái ngược. Với định nghĩa này sẽ loại trừ bệnh giãm tĩnh
mạch sâu, bệnh phồng tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch trong thể thao (tĩnh mạch
chạy thẳng). Giãn tĩnh nông có thể là giai đoạn đầu của suy tĩnh mạch mạn
tính hay các biến chứng loét ở chân.
Bệnh
suy tĩnh mạch mạn tính thường gặp có chừng 20 - 40% dân số mắc bệnh số bệnh
nhân nữ cao hơn số nam gấp 4 lần, tại TPHCM cho thấy bệnh này cũng khá
thường gặp (43,97% gặp giãn tĩnh mạch nông ở người cao tuổi, trong đó có
16,91% bị suy tĩnh mạch mạn tính). Bệnh nhân chỉ nhập viện khi đã có những
biến chứng hoặc ở giai đoạn muộn như rối loạn dinh dưỡng, loét chi.
NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ LÀM GIÃN TĨNH MẠCH
- Nữ
giới gặp nhiều hơn: Có thể do một số yếu tố như hormon, mang
thai, đứng nhiều, khối cơ ở chi nhỏ, sử dụnh giày dép không thích
hợp...
- Mang
thai nhiều lần và gần nhau, làm tĩnh mạch yếu dần.
- Nghề
nghiệp liên quan đến bệnh: Phải đứng lâu, tiếp xúc nhiệt độ cao
ở vùng chân như tài xế, đầu bếp, thợ cắt tóc, thợ đệt, các phẫu thuật
viên... Kể cả thói quen ít hoạt động qua lại...
- Mập do
khối ruột gấy áp lực ép vào các tĩnh mạch chậu là tĩnh mạch
có rất ít van, gây ứ đọng tĩnh mạch chi dưới.
- Sau
phẫu thuật hay gãy xương phải bó bột có thể gây biến chứng do
nằm bất động kéo dài như huyết khối và viêm tĩnh mạch huyết khối.
- Ắn
uống ít chất xơ gây táo bón, khi rặng làm tăng áp suất trong ổ
bụng.
XÁC ĐỊNH BỆNH GIÃN TĨNH MẠCH NÔNG VÀ SUY TĨNH MẠCH MẠN TÍNH.
* Phình giãn tĩnh mạch ở chân biểu hiện điển hình khi dưới da xuất hiện
các sợi hay búi tĩnh mạch giãn, quanh co, chướng căng, nhất là ở tư thế
đứng, tình trạng này có khi kéo dài khá lâu, một số trường hợp chỉ được phát
hiện một cách vô tình như đi tắm biển.
* Suy tĩnh mạch mạn tính: Cảm giác khó chịu, nặng chân, đau, vọp bẻ...
các triệu chứng này xuất hiện rõ khi ở tư thế dùng máy Doppler, chụp X-quang
tĩnh mạch để có chẩn đoán chính xác.
* Mức độ suy tĩnh mạch mạn: Dựa vào các ctriệu chứng lâm sàng, người ta
chia suy tĩnh mạch mạn tính thành nhiều mức độ:
- Độ 0:
Chỉ đơn thuần có triệu chứng cơ năng như đã mô tả
- Độ 1:
Giãn các tĩnh mạch xa, tĩnh mạch lưới, sưng vùng mắt cá chân.
- Độ 2:
Xuất hiện giãn tĩnh mạch rõ, điển hình.
- Độ 3:
Có kèm theo phù nhưng không có những biến đổi của da.
- Độ 4:
Đã có biến đổi của da như sạm da, chàm, xơ mỡ bì.
- Độ 6:
Biến đổi da và có loét tiến triển.
Như vậy
dựa trên cách chia độ người ta có thể đánh giá mức độ của bệnh và đưa ra
hướng điều trị phù hợp.
PHÒNG NGỪA BỆNH
Phương
pháp phòng bệnh nhằm chặn dòng máu trào ngược trong tĩnh mạch giãn hoặc làm
cho các lực tác động lên dòng chảy của tĩnh mạch được tốt hơn, các biện pháp
bao gồm:
- Giữ tư
thế thuận lợi cho lưu thông trong tĩnh mạch như khi naằm nghỉ
kê chân cao.
- Tập cơ
mạnh để tạo sức ép cho máu tĩnh mạch đổ về tim, đơn giản
như đi bộ, chơi thể thao.
- Tránh
đứng lâu hay ngồi lâu quá dễ gâyứ trệ tuần hoàn.
- Mang
băng thun hay vớ thun với mức độ ép khác nhau tạo tác dụng
hút máu trở về.
- Tránh
béo phì, đây là một yếu tố nguy cơ cho bệnh xuất hiện và tiến
triển nhanh.
- Vận
động tập hít thở sâu tạo áp lực hút để máu tĩnh mạch trở về tốt
hơn.
- Ngoài
ra còn một số biện pháp luôn luôn tỏ ra quan trọng và cần thiết,
mỗi người cần có một cách áp dụng riêng sao cho phù hợp và hạn chế sự tiến
triển của bệnh.
SỬ DỤNG BẮNG THUN ÉP
Người ta
dùng băng hay vớ có chất liệu co giãn và có thể ép vào các tĩnh mạch giãn.
Hữu hiệu trong mọi trường hợp có giãn tĩnh mạch nông và được sử dụng chủ yếu
vào ban ngày nhất là khi phải đứng lâu, có thể dùng băng, vớ ngắn, vớ dài.
Băng thun ép có tác dụng:
- Phục
hồi áp suất chênh lệch giữa hai hệ tĩnh mạch nông và sâu, thông
qua hệ tĩnh mạch nối.
- Giảm
đường kính lòng mạch để tăng khả năng vận chuyển khi nghỉ và
khi gắng sức.
Tuy
nhiên khi áp dụng gặp không ít khó khăn như thông quen mang vớ thường xuyên,
khí hậu nóng gây khó chịu.
ĐIỀU TRỊ BẲNG THUỐC
Những
thuốc có tác dụng phục hồi sự luân chuyển máu trong vi quản, tăng trương lực
tĩnh mạch được dùng trong điều trị các bệnh tĩnh mạch, chủ yếu là đều trị
các triệu chứng nặng chân, đau, kiến bò, bỏng rát, phù nề, cảm giác nặng
chân
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CHÍCH XƠ
Được sử
dụng rộng rãi ở nhiều nước trong việc điều trị bệnh giãn tĩnh mạch. Mục tiêu
của phương pháp là loại bỏ sinh sạn trào ngược bệnh lý. Điều trị là tạo sự
sang thương trong lớp nội mạc của thành mạch máu, dẫn đến xơ hóa các tĩnh
mạch bị giãn.
PHẪU THUẬT
Phẫu
thuật đóng vai trò quan trọng và được sử dụnh tương đối rộng rãi. Có nhiều
phương pháp phẫu thuật khác nhau trong đó có 2 phương pháp chính.
- Phẫu
thuật rút bỏ tĩnh mạch giãn.
- Rút bỏ
những đoạn tĩnh mạch giãn cũa hệ lưới, của mạch nhánh. Tại Bệnh viện Bình
dân trong 6 năm (1992 - 1997) có 70 trường hợp giãn tĩnh mạch nông có suy
tĩnh mạch mạn được điều trị, trong đó 51 trường hợp được phẫu thuật (72,85%)
và 19 trường hợp điều trị nội khoa (26,7%).
Các trường hợp phẫu thuật: là các trường hợp giãn tĩnh mạch nông có
suy tĩnh mạch mạn thời gian mắc bệnh kéo dài, ở trên độ III. Sau mổ bệnh
nhân được dùng băng ép trong vòng một tháng, kết hợp dùng thuốc.
Các trường hợp điều trị nội khoa: là các trường hợp giãn tĩnh mạch
nhẹ, hầu hết cho băng thun ép và dùng thuốc sẽ có kết quả tốt.
Kết luận: Bệnh giãn tĩnh mạch nông khá thường gặp nhưng ít được chú ý.
Giải quyết sớm nhóm bệnh này quan trọng nhất là phòng ngừa bệnh tiến triển.
Cần điều trị các rối loạn tĩnh mạch ở tất cả các giai đoạn của bệnh và
khôngg nên chần chừ để tránh các biến chứng như viêm loét chi rất khó điều
trị.