TỰ ĐO LÂY HUYẾT ÁP CỦA MÌNH CÓ NÊN CHĂNG?

BS. NGUYỄN HUY DUNG

ĐH Y Dược - BV Chợ Rẫy

Có ý kiến: Không nên, vì nhiều người khư khư ôm lấy máy đo suốt ngày đến thành nê-vrô!

Chúng tôi lại cho rằng: "Rất nên", nhưng cần hướng dẫn kỹ và rộng rãi cho mọi người: đo lúc nào, mấy lần và hiểu rõ con số đo như thế nào. Khắp thế giới và cả TCSKTG (WHO) thường tín nhiệm các khuyến cáo, cứ 5 năm một lần, của "Ủy ban liên hợp quốc gia" (Hoa Kỳ) về phòng ngừa, phát hiện, đánh giá và điều trị cao huyết áp, viết tắt là JNC. JNC kỳ này (JNC VI, 1998), ngay ở trong "lời mở đầu" đã khích lệ việc tự đo huyết áp (HA): "phòng ngừa cao HA bằng cải thiện nếp sống, chi phí chăm sóc sức khỏe, cải thiện cách sử dụng tự đo lấy HA của mình..."

Trong một số bệnh nhân (bn) của chúng tôi, quả thực đã có, nhưng sự thực không nhiều lắm, một số bệnh nhân từ lúc mua được loại máy HA điện tử để tự đo, là cứ khư khư ôm lấy nó và đo suốt ngày! Vì họ không hiểu HA bình thường con người ta vẫn thường tăng lên khi hoạt động, rồi sẽ hạ xuống khi nghỉ tĩnh nên họ đâm ra hoảng khi đo thấy các con số cao, thấp khác nhau! Vì không hiểu thế nào là HA bình thường, từ bao nhiêu trở lên là cao HA, nên họ tự tiện cho HA mình cao nhiều, cao ít, đến mức tự tìm thuốc uống lung tung! Bởi như thế, nên họ có thể không thoát khỏi sự ám ảnh bệnh đến thành chứng "névrose" - suy nhưọc thần kinh, lợi bất cập hại vậy!

Còn nhìn chung toàn cục hiện nay lại nhìn lùi... tận năm 1959, khi chúng tôi bắt đầu hành nghề bác sĩ, suốt từ đó đến nay trải cảnh bao bệnh nhân chịu đau thương chỉ vì cái huyết áp kế giản đơn kia chưa 1 lần đến nơi họ! Thì chúng tôi, ngược lại, hoàn toàn vui mừng thấy gia đình bạn, cũng như nhiều gia đình khác nhau đã mua được và đang sở hữu một huyết áp kế điện tử để tự kiểm tra HA, một điều thật đáng quý.

Đúng là trong hiện trạng còn gần 50% người bệnh cao HA chưa được phát hiện, không tự biết mình đang mang bệnh, chỉ 50% người bệnh cao HA là được phát hiện; mà trong đó có tới 3/4 tức 75% hoặc không được điều trị hoặc được điều trị nhưng không đúng cách (điều trị không đủ kiên trì và không có theo dõi HA). Trong hiện trạng đó, việc đo huyết áp được càng nhiều ở các sở y tế, ở mỗi lần tới khám bệnh (dù là khám về bệnh gì), ở trong cộng đồng tại mỗi gia đình là càng quý. Thật đáng mừng là ngày nay rất nhiều người tự đo được huyết áp của mình, lại mua sắm được cả huyết áp kế điện tử hiện đại. Điều này, nằm 1963 chỉ là mơ ước day dứt của chúng tôi, khi chúng tôi báo động trên sách báo rằng trong 100 người bị cái loại tai biến mạch máu não do bệnh cao HA vào bệnh viện Bạch Mai và tử vong thì có tới 80 người chưa được điều trị cao HA bao giờ hoặc chưa một lần nảo trong đời đo HA!

Còn hiện nay, vấn đề là làm sao tận dụng sự "giàu có" HA kế trong các gia đình. Trước hết cần hiểu nên đo HA vào những lúc nào, bao nhiêu lần thì đo lại, người đã được bác sĩ chẩn đoán là cao HA thì theo dõi HA mỗi ngày mấy lần và bao nhiêu lâu như thế. Sau nữa, đã đến lúc y tế rất cần cung cấp một số kiến thức tối thiểu cho những người vẫn tự đo và theo dõi HA của mình, kể cả biết đọc con số HA đủ và đúng, biết con số thế nào là bình thường, là cao vừa, cao nặng.

Một dạng Ủy ban cao HA của Hoa Kỳ (JNC, đã nêu trên) ngay năm 1998 này còn đạt nặng sự khuyến khích việc tự đo HA, vì nó "cung cấp thông tin có giá trị cho việc phát hiện cao HA và theo dõi (monitoring) mức đáp ứng với điều trị". JNC lần thứ VI còn xếp các lợi ích chung của việc tự đo HA "thành 4 điểm:

1. Phân định được cao HA thực ( kéo dài) với hiện tượng "áo choàng trắng" (đã nêu trên).

2. Đánh giá đáp ứng với thuốc hạ HA đang dùng.

3. Cải thiện sự gắn bó của người bệnh với điều trị.

4. Có khả năng giảm được chi phí."

Đo lúc nào?

·         Lúc đã nằm nghỉ ít nhất là 5 phút trước khi đo. Lúc đã hơn 1 giờ cách xa lần uống cà phê cuối, hơn 15 phút điếu thuốc lá cuối. Lúc không cảm thấy phòng quá nóng hoặc quá lạnh. Và lúc đầu óc đạ thư giãn, bớt được căng thẳng công việc trước đó, và cũng không bị xúc động về việc khám bệnh (xin nhó có loại "HA cao chỉ do áo choàng trắng", đâu phải là bệnh thực.

Không đợi lúc có triệu chứng bệnh (ví dụ đau đầu, chóng mặt v.v...) mà mỗi người phải tự biết HA (cơ bản, chuẩn tức đúng cách đo trên) của mình là bao nhiêu, thuộc nó như thuộc ngày sinh tháng đẻ, thuộc tên họ mình vậy! Vậy ai cũng cần đo HA những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ, ít nhất mỗi năm mỗi lần, hoặc mỗi khi đi khám bệnh bất cứ do bệnh gì, kể cả bệnh da, bệnh nặng, bệnh mặt, mũi v.v...) hoặc như thanh niên mỗi đợt khám tuyển nghĩa vụ quân sự, tuyển sinh, xin việc...

Đo mấy lần?

·         Phải đo lại lúc đo thấy các kết quả đo cho con số quá chệch nhau vượt quá 5 mmHg, hoặc đo theo kiểu cũ mà nghe thấy tiếng đập quá yếu, chẳng chắc chắn HA là con số nào. Trước lúc đo nên yêu cầu người được đo nên giơ cao tay rồi nắm lại và xòe bán tay 5-10 lần.

·         Mội lần khám đó, phải đo từ 2 lần trở lên, cách nhau ít nhất 2 phút. Lấy con số HA lần thứ hai (thường là hơi thấp hơn). Nhiều khi phải lấy con số trung bình cộng của hai lần đo (hoặc là 4-5 lần đo do các trị số chênh nhau quá 5 mmHg). Có một hoàn cảnh đặc biệt (hiếm khi gặp) buộc phải đo nhiều lần là: HA rất cao mà là cao giả (pseudohypertension) do động mạch tay bị xơ cứng (dấu hiệu Osler) dù đã bơm căng bao hơi mà vẫn không đèp ép động mạch xuống được, vẫn sờ được một động mạch cứng.

·         Đo thêm (1 lần nữa) ở tay bên kia, tức là đo 2 tay ở lượt đo đầu tiên.. nếu co` sự chênh lệch, lấy con số HA ở tay cao.

·         Đo thêm ở chân, nếu đo ở tay lần đầu tiên thấy HA cao (nhất là người trẻ) và bắt mạch và nghe động mạch bẹn thấy có sự bất thường.

·         Đo lại, ít nhất hai buổi như thế nữa, cách nhau ít nhất 1 ngày thì mới được quyền kết luận là bị cao HA hay không. Trừ phi đo lần đầu đo quá cao, vượt 21/12 cmHg ở trạng thái tĩnh, thì có quyền kết luận ngay là có bị cao HA. Còn như HA cao ít hoặc vừa lần đầu thì có thể chỉ là "HA cao phản ứng" nếu 2 buổi đo thêm về sau xác minh HA bình thường.

·         Ngược lại đo HA lần đầu, thấy HA bình thường, chớ vội kết luận không có bệnh cao HA! Có thể do ta dùng thuốc hạ áp (mà không báo cho biết), có thể bệnh cao HA không đang ở các giai đoạn đầu mà HA chỉ tăng từng thời kỳ ngắn còn lúc khác HA vẫn ở mức bình thường phải đo thêm hai buổi bất kỳ khác như nêu trên, mới phân định được!

Có máy huyết áp điện tử tự đo, phát hiện HA cao bao nhiêu thì tìm tới y tế?

Theo JNC VI (tức là Ủy ban Liên hiệp Quốc gia của Hoa Kỳ lần thứ 6 tức năm nay 1998) thì tuy HA phải vượt trên 140 mmHg (số tâm thu) hoặc trên 90 mmHg (số tâm trương) mới gọi là cao HA, nhưng cứ trên 130-135/85 mmHg (tự đo) là nên tìm đến y tế.

Chọn máy và chỉnh máy

Chuẩn và của bệnh viện vẫn là máy đo HA thủy ngân có dùng ống nghe.

Nhưng thuận lợi dùng ở nhà, cá nhân tự dùng vẫn là huyết áp kế điện tử tất nhiên bao quấn phải thích hợp (bề rộng cũng phải vửa đủ).

Các kiểu máy đo ở ngón tay không đủ chính xác (Nesselread JM et al - 1996).

Còn lo máy mình không chính xác thì có thể định kỳ kiểm tra lại bằng cách đo đồng thời cùng một máy thủy ngân có dùng ống nghe.

Khi đo bằng máy HA điện tử hiện lên 3 con số, đọc số nào?

Số cuối là tần số tim (tức là tim đập nhanh hay chậm), cũng ích lợi cho cách chọn thuốc hạ áp, cho nên cũng nên thông báo với bác sĩ.

Nhưng 2 con số phía trước mới là HA, con số đầu tiên là HA tâm thu, con số tiếp theo là HA tâm trương, phải làm ơn nhớ dùm (ghi dùm và thông báo cho bác sĩ dùm) tất cả hai. Có lối đâu lại chỉ nói con số đầu! Trong khi chiến thuật dùng thuốc của thầy thuốc phải dựa rất nhiều vào con số HA tâm trương đấy! Đúng có bệnh nhân đã biết rất đúng rằng mỗi người cần thuộc con số HA (khi nghỉ tỉnh) của mình như ngày sinh tháng đẻ của mình vậy; song ngày sinh còn có tháng và năm... bỏ cái đuôi tháng và năm đi đâu có được! Vậy đo HA rồi chỉ đọc con số HA tâm thu là thiếu sót.

Trong quá trình tự theo dõi HA (trên HA kế điện tử đó) nên hiểu rằng con số HA tâm thu có thể thay đổi 1 cách bình thường trgh t phạm vi khá rộng do sinh hoạt (gắng sức, gặp vcp khẩn trương...) thì chớ vội hoảng hốt. Còn con số HA tâm trương mới đáng quan tâm nhiều hơn, nó không có quyền giao động lớn, ví dụ nhích từ 9 cmHg lên 10 đã là đáng báo động, chưa nói quá 11 cmHg là quá mức đấy.

Nếu đã biết mắc bệnh cao HA, đo HA nhiều lần cỡ nào?

Tùy thầy thuốc của mình quy định và hướng dẫn. Nếu cần biết quy luật riêng (mỗi cá thể mỗi khác) trong 24 giờ (ngày đêm) quãng giờ nào HA tăng nhiều nhất (đỉnh) qũang giờ nào HA cao nhưng cao ít nhất (trũng) và lại hay cao nhất do hoạt động gì: thì lập "hình dáng HA" (grofil) tựa như mặt cắt dọc 24 giờ tức đồng hồ HA 24 giờ. Ví dụ như cứ 3 hoặc 4 giờ đo một lần, riêng quãng đêm cho bớt một lượt đo đó. Nhưng làm như vậy chỉ làm 1-2 ngày mà thôi. Và cụng chỉ đúng giờ của lượt đo đó, chớ không bạ lúc nào cũng đo.

Trị ổn rồi, có thể thầy thuốc chỉ yêu cầu bệnh nhân tự đo cho mỗi tuần 1 lần hoặc thưa hơn. Ngoài ra, khi có dấu hiệu nghi HA đang vọt lên (ví dụ: nhức đầu dữ (kể cả sau ót), chóng mặt xây xẩm...) thì mới đo thêm một lần. Qua kinh nghiệm bản thân, người bệnh biết cái gì có liên quan đến HA.

Cũng có thể khi thầy thuốc chuyển sang thuốc điều trị mới, bác sĩ nhờ bệnh nhân làm biểu đồ HA 24 giờ (như nêu trên) thêm 1 lần nữa và cũng chỉ 1-2 ngày để so sánh kết quả với các lần điều trị thuốc khác. Thế thôi.

Máy theo dõi HA tự động 24 giờ

Các thầy thuốc chuyên khoa thành phố Hồ Chí Minh gần đây còn sử dụng kỹ thuật mới "máy đo HA tự động 24 giờ" trong nghiên cứu khoa học hoặc trong một số bệnh nhân cao HA là để hiểu sâu thêm bản chất bệnh này, phát hiện bệnh ở một số trường hợp khó, theo dõi đánh giá điều trị kỹ hơn và tiên lượng bệnh nữa.

Nhưng trên thực tế những cái máy như thế hiện đã bán rộng rãi cho bệnh nhân sử dụng và đã được chính thức đánh giá là dễ dùng và đáng tin cậy. Cứ mỗi 10 hoặc 30 phút máy lại ghi HA suốt ngày đêm trong khi vẫn làm việc và sinh hoạt như thường lệ. Sau đó nhờ máy điện toán cá nhân để phân tích kết quả. Nhưng sau này đến khi bệnh nhân Việt Nam tự dùng mày này thì cũng cần được phổ biến những điều tối thiểu về nó, ví dụ lúc nào dùng, dùng để đạt những ý nghĩa gì, nếu không cũng có thể phản tác dụng do bệnh nhân suy luận lung tung ám ảnh - lo lắng...

Theo chúng tôi, không phải bất cứ bệnh nhân nào có nghi vấn bị cao HA, chưa xác định được, là đều đeo cái máy đo HA 24 giờ (hoặc 48 giờ) này cả! Có chọn lọc, ví dụ hoàn cảnh còn phần vân hày là HA chỉ cao do áo choàng trắng, hoàn cảnh loại bệnh cao HA chỉ tăng từng lúc, hoặc từng thời kỳ ngắn, hoặc nghi chỉ do tạm bị rối loạn hệ thần kinh tử chủ (trước quen gọi thần kinh thực vật).

Hoặc không phải bệnh nhân nào đang điều trị thuốc đều phải mang máy tự động 24 giờ này cả, mà chỉ dùng khi bệnh nhân dùng thuốc hạ áp mà xảy ra sự kháng thuốc "bề ngoài" (kháng trị giả) hoặc ngược lại xảy ra những triệu chứng của tụt HA, hoặc để biết thuốc hạ áp đang dùng có tái lập được độ chênh lệch sinh lý của HA khi thức (đỉnh) và khi ngủ (trũng) (độ chênh trũng/đỉnh ấy người không bệnh là 10-20%) hya không, hay là bệnh cao HA vẫn cứ xóa mất độ chênh tự nhiên đó.

Để kết luận phải nói HA kế điện tử để tự đo HA là 1 phương tiện thật quý báu, song bạn chớ ôm khư khư HA kế và đo liên hồi kỳ trận đến thành chứng névrose - suy nhược thần kinh! Vả lại cao HA là bệnh chưa trị được miễn là không coi thường hoặc bỏ lơi nó. Chứ có lối đâu hoảng hốt, lo âu vì sợ bệnh. Lo sợ bệnh còn hành ta hơn cả bệnh cao HA nữa! Đó chưa kể HA bình thường, không bệnh, cần được thầy thuộc giải thích tận tình. Chớ lạm dụng đo HA quá nhiều lần.

Bệnh mạch vành

Béo phì làm hư hại các chức năng của tim
Bệnh nhân tim không nên ngừng dùng thuốc hạ cholesterol
Bệnh động mạch vành: nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Chăm sóc bệnh nhân suy mạch vành tại nhà
Cách chăm sóc bệnh nhân suy mạch vành tại nhà
Cơn đau thắt ngực - dấu hiệu thiếu máu nuôi tim
Cơn đau thằt ngực
Một phương pháp điều trị dự phòng nhồi máu cơ tim có kết quả cao
Nhồi máu cơ tim không còn là bệnh của người lớn tuổi
Những bệnh nguy hiểm do mỡ trong máu cao gây ra
Những điều cần biết về cholesterol máu
Phòng ngừa tai biến nhồi máu cơ tim: đâu phải chỉ có thuốc…
Phòng ngừa đột tử sau nhồi máu cơ tim
Tin mừng cho bệnh nhân bị phấn kết ðộng mạch do cholesterol
Tập luyện để tránh tái phát nhồi máu cơ tim

Bệnh huyết áp

Bệnh cao huyết áp
Bệnh cao huyết áp - BS. Nguyễn Văn Đức
Bệnh tăng huyết áp
Cao huyết áp - BS Nguyễn Thanh Sơn
Cao huyết áp và các tai biến
Cao huyết áp và điều trị nội khoa
Cách nhìn mới về số đo huyết áp
Dùng thuốc chữa bệnh cao huyết áp nên đưa con số huyết áp xuống tới mức nào?
Hiệu quả của việc điều trị kết hợp trong bệnh cao huyết áp
Hạ huyết áp
Người tăng huyết áp nên sống như thế nào
Theo dõi bệnh nhân tăng huyết áp như thế nào?
Tập thể dục ở bệnh nhân cao huyết áp
Tự đo lây huyết áp của mình có nên chăng?
Điều chỉnh lối sống để điều trị bệnh tăng huyết áp
Đánh giá hiện nay về bệnh cao huyết áp: kết quả điều trị và hiệu lực của loại thuốc

Bệnh động mạch - tĩnh mạch

Bệnh giãn tĩnh mạch nông và suy tĩnh mạch mạn tính
Bệnh giãn tĩnh mạch ở giáo viên
Bệnh lý động mạch ngoại vi cần được chẩn đoán sớm
Lợi ích của việc chẩn đoán sớm bệnh lý động mạch ngoại vi
Mổ thắt ống thông động mạch bằng nội soi lần đầu ở Việt Nam
Phát hiện và xử trí phình tách động mạch chủ
Phát minh mới giúp tìm tĩnh mạch chính xác
Vỡ phình giả động mạch do tiêm chích ma túy
Xơ vữa động mạch
Điều trị giãn tĩnh mạch không gây đau

Các bệnh tim khác

10 điều hay nhầm lẫn về bệnh tim mạch
Bệnh nhân ghép tim nhân tạo tự hành đầu tiên bị đột quỵ
Bệnh suy tim thế kỷ xxi
Bịt lỗ thông tim không cần phẫu thuật hở
Cho phép sử dụng tim nhân tạo đầu tiên
Cuộc cách mạng trong phẫu thuật tim mạch
Các loại bệnh van tim
Có thể dự phòng đột tử do bệnh tim
Hai nghiên cứu mới về bệnh tim mạch
Hen tim
Kéo dài cuộc sống cho trái tim của người chết
Lần đầu tiên đặt van tim nhân tạo không cần phẫu thuật
Máy hỗ trợ tâm thất - hy vọng mới cho bệnh nhân suy tim
Máy tạo nhịp tim mới cho bệnh nhân suy tim
Ngoại tâm thu là gì?
Những quả tim nhân tạo ở thiên niên kỷ mới
Phát hiện mới về tác dụng giảm nguy cơ ðau tim
Phình động mạch chủ bụng
Phòng đột tử do bệnh tim
Phần lớn các ca đau tim có thể dự đoán được
Phối hợp trị liệu trong tim mạch học
Testosterone có lợi có đàn ông bị suy tim
Thông tin mới về khả năng tự "sửa chữa" của tim
Tìm thấy hoóc môn có thể trị bệnh tim
Túi lưới giúp bệnh nhân lớn tim
Ðặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn
Đau tim dễ xảy ra khi trời lạnh
Đau tim và suy tim
Đánh trống ngực

Thay đổi lối sống cải thiện bệnh tim

Béo phì không gây nguy hại cho người bị suy tim
Bệnh nhân tim mạch có thể tự điều trị
Bệnh nhân tim mạch nên cẩn thận với thời tiết lạnh
Bệnh nhân tim phải cẩn thận khi dùng ibuprofen
Bệnh tim và dược thiện
Chăm sóc trẻ em có thể gây bệnh tim
Kháng sinh có thể giúp giảm nguy cơ tái phát cơn đau tim
Luyện tập giúp ngăn ngừa cơn đau tim tái phát
Lười vận động dễ bị bệnh tim mạch
Muốn có trái tim khỏe mạnh
Mê tín có thể khiến bệnh nhân tim sợ đến chết
Nhiều mỡ nội tạng dễ bị bệnh tim
Những bệnh tim mạch trong xã hội phát triển
Nên tập kiềm chế để bảo vệ trái tim
Nóng tính, bi quan có hại cho tim
Năm phương pháp phòng ngừa bệnh tim mạch
Năng vận động để ngừa đau tim khi mãn kinh
Thời hạn eo hẹp gây hại cho tim
Tập thể thao giúp tránh bệnh suy tim
Tắm hơi giúp cho tim khỏe mạnh
Uống nhiều rượu có thể bị loạn nhịp tim
Uống rượu bia vừa phải có lợi cho tim
Vitamin E rất có ích cho tim
Đi xe đạp - 'Viagra' cho các bệnh nhân tim

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ