Quan điểm y học mới

DÙNG THUỐC CHỮA BỆNH CAO HUYẾT ÁP NÊN ĐƯA CON SỐ HUYẾT ÁP XUỐNG tới MỨC NÀO?

GS. BS NGUYỄN HUY DUNG

ĐH Y Dược - Bệnh viện Chợ Rẫy

Vấn đề tưởng đã cũ, nay có thông tin mới, thử nghiệm mới đưa đến quan điểm mới, tuy còn cần thời gian thử thách, song buộc bác sĩ và bệnh nhân cao huyết áp (CHA) chúng ta xem lại thực hành bấy lâu của ta? Trước đây cấm ham đưa HA xuống bằng người bình thường. Nay lại khuyến khích? Có thực an toàn không?

Trong mấy cuốn sách y học về bệnh cao huyết áp (CHA) hoặc bệnh có liên quan CHA, trước đây, chúng tôi đều cặn kẽ nhấn mạnh "2 điều quá ham" nên tránh trong việc dùng thuốc để hạ HA xuống:

- Không quá ham đưa HA xuống thật nhanh.

- Không quá ham đưa con số HA xuống thấp bằng người bình thường, nhất là bệnh nhân đã lâu ngày quen với chế độ HA thiệt cao đó!

Nay chúng tôi thấy cần tự xem xét lại, viết bổ sung, nói lại cho đúng phù và hợp với tư liệu khoa học gần đây trên thế giới mà chúng tôi thấy rất thuyết phục.

Quả là việc tránh đưa HA xuống quá nhanh thì vẫn hoàn toàn đúng. Có khi người ta còn dùng tới 3 tháng để dần dần, từng nấc đưa tới mức HA mà người ta muốn.

Nhưng quan điểm cũ (kể cả của chúng tôi) "cố thủ" ở HA gọi là "tối ưu", "thích nghi" của mỗi bệnh nhân, coi như một cái gì cố định, "bất khả xâm phạm" thì rõ ràng là cũ rồi, là bảo thủ, là cách nhìn không biện chứng cứng nhắc về HA, vì lẽ cả cái mức HA "tối ưu" - "thích nghi" đó của một bệnh nhân cụ thể, cũng có thể với thời gian làm cho thay đổi khác đi, nhích xuống thêm, xuống thêm nữa. Để làm gì? Để đạt khả năng mắc bệnh, tái phát, tử vong xuống mức thấp nhất. Điều này, may thay, đã được chứng minh và đang được chứng minh tiếp trong thập kỷ tới.

Dưới đây xin phép đi lần lượt từng mục cho hợp bài bản khoa học và theo tuần tự của sự chứng minh y học trên thế giới.

Quan niệm kinh điển

Phải luôn duy trì một áp lực tưới máu đủ cho các cơ quan hệ trọng đối với sinh mạng như não, tim, thận...

Nếu HA đang cao mà tụt xuống từ từ thì cơ thể đủ thời gian ứng phó, tự điều chỉnh lại để đạt sự thích ứng mới ở não, tim, thận...

Nếu tụt HA xuống quá nhanh (đột ngột) thì rõ ràng hẫng hụt về "áp lực tưới máu" nói trên, dù với ý đồ nhiệt tình điều trị bệnh nhân.

Nhất là bệnh nhân CHA mức độ III (lớn hơn 180/110mmHg) đã lâu năm, lại chẳng chữa chạy gì, cứ chịu đựng bệnh như thế có khi tới hàng chục năm, thì tựa hồ như "thích ứng", "quen" với chế độ tưới máu (cấp máu để xài) quá mạnh, quá nhiều. Cho nên hạ HA xuống (tức giảm bớt sự tưới máu kia), có khi chưa xuống tới mức bằng người bình thường, bệnh nhân đã không chịu nổi, rất mệt mỏi, khó chịu.

Vậy ở đây nên tôn trọng cái ngưỡng HA cho phép ta hạ tới đó, nó tựa như con số tối ưu cho bệnh nhân mà bệnh nhân đã thích nghi.

Quan điểm mới

Song quan điểm kinh điển đã không xét vấn đề trên, ngay cả nhóm bệnh nhân đặc biệt vừa nêu, cái HA gọi là "thích nghi" kia, về lâu về dài có còn "tối ưu" nữa không, hay là sau này từ từ hạ nó thêm nữa thì vẫn "ưu" hơn và rồi bệnh nhân lại tiếp tục thích nghi ở từng nấc - từng nấc HA cứ thấp dần hơn nữa?

Lâu nay, ở bệnh viện, ở phòng khám bệnh, ở gia đình, ở giấy ra viện; nội dung dặn dò từng bệnh nhân, giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân CHA (sách, báo, đài) đều khuyến cáo: chớ ham đưa HA xuống mức của người bình thường.

Trên các báo khoa học lớn ví dụ tờ Lancet (năm 1987) đã có bài viết với tựa đề "Cái hại tiềm năng của việc điều trị hạ HA" (Cruikshank JM, Thorp JM): "HA tâm trương < 85 - 90mmHg sẽ làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim (NMCT) chết người".

Tuy quan điểm kinh điển trên là thận trọng và dựa vào cơ sở nghiên cứu cũ, thậm chí còn khuyến cáo thêm, rất đúng, rằng chớ nên hạ quá nhanh con số HA xuống, cũng vì những lý do tương tự. Song như nêu trên, lại có một chi tiết, một vấn đề khác: nếu không phải là hạ HA xuống quá nhanh, rồi nếu đến nấc bệnh nhân chịu đựng được (thích nghi) được, ít lâu sau ta lại hạ HA xuống 1 nấc nữa, bệnh nhân sẽ lại thích nghi được, cứ như vậy xuống dần nhiều nấc, trong vài ba tháng đạt đến cái mà phân loại mới (JNC VI) gọi là "HA độ tối ưu" dưới 120/80mmHg thì sao?

Số liệu nghiên cứu lớn trình bày sau đây đã trả lời:

+ Có thể đạt được.

+ Đạt mà rất an toàn.

+ Dứt khoát là hữu ích về mặt giảm nguy cơ bệnh và tử vong.

Tóm lược các công trình nghiên cứu lớn

+ Công trình của Isles CG et al (1986) ở Bệnh viện Glasgow đi tới kết luận: nhóm càng giảm được HA nhiều thì tỷ lệ tử vong càng giảm rõ.

+ Collins R et al (1990) tổng hợp từ 13 thử nghiệm tiền cứu ngẫu nhiên cho thấy việc hạ HA tâm trương (TTr) làm cho tỷ lệ tai biến mạch não (đột quỵ) giảm đến 42% so với nhóm đối chứng, tỷ lệ NMCT giảm đến 14% so với nhóm đối chứng.

+ Vừa kết thúc một nghiên cứu tiền cứu ngẫu nhiên, trên 19.196 bệnh nhân CHA của 26 nước (thuộc 3 châu lục Á, Âu, Phi) trung tâm đặt ở Thụy Điển. Mỗi bệnh nhân được uống thuốc đều đặn và được theo dõi liên tục trong 3 năm tức là gần 75.000 "năm đời bệnh nhân" (patient-years). Nghiên cứu từ mùa thu 1992 đến 31/8/1997, nội dung nghiên cứu:

- Để đạt mục tiêu cơ bản: "Đưa huyết áp xuống tới mức nào?", người ta chia thành ra 3 nhóm bệnh nhân CHA với 3 tầng HA TTr "đích" phải đạt khác nhau (<90, <85, <80mmHg), rồi xét mối tương quan mỗi nhóm đó với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong (ví dụ xét có phải nhóm bệnh nhân được đưa HA xuống thấp nhất là tốt nhất không?).

- Để đưa HA xuống được tới từng mức đích như vậy ngay trong vòng 3 tháng đầu thì lần lượt thêm thuốc (liều lượng gấp đôi hoặc kết hợp 2 đến 3 loại thuốc) nếu cần, và theo một phác đồ chặt chẽ, 5 bậc thang.

- Sau 3 tháng, từng "HA đích" đó đã đạt tỷ lệ 74%, 60%, 43% số bệnh nhân ở 3 nhóm bệnh nhân nêu trên. Và HA đích đó vẫn giữ nguyên ở các lần kiểm tra sau mỗi 6 tháng. Sau 3 năm thì HA đích đã đạt tỷ lệ 86%, 74%, 57% số bệnh nhân.

- Tỷ lệ này còn cao hơn nếu xét riêng những bệnh nhân lớn tuổi (gồm hơn 6.000 bệnh nhân trên 65 tuổi), có nghĩa rằng tuổi cao cũng là 1 chỉ định tốt cho phương hướng điều trị hạ áp kiểu này (dễ đạt HA đích hơn, an toàn rõ).

- Công trình nghiên cứu đã chứng minh được rằng:

1. Mức HA tối ưu là 138/83mmHg là có thể đạtan toàn.

2. Với số lượng bệnh nhân khổng lồ (86% của khoảng 2 vạn bệnh nhân CHA) đã đạt việc hạ con số HA TTr khá ngoạn mục - 90-75mmHg trong suốt hơn 3 năm.

3. Đạt con số HA thấp dứt khoát là tốt hơn (nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm hẳn các biến chứng tai biến mạch não và NMCT) so với hơn 15.000 bệnh nhân cũng được điều trị trong cùng thời gian này nhưng theo lối kinh điển, giảm được 30% tỷ lệ tử vong NMCT.

Sự so sánh ấy còn được giành quyền "tuyên bố" tiếp trong hàng nhiều năm sau, vì 3 vạn rưởi bệnh nhân vẫn còn đó sẽ cho chúng ta biết các kết quả lâu dài.

Ý nghĩa to lớn cho thực hành y tế

Cách điều trị đưa HA xuống HA độ tối ưu (rất thấp nêu trên) mở ra triển vọng giảm tử vong tim mạch: Số liệu thế giới năm 1990 - tử vong do mười bệnh chính đã lên đến 50,5 triệu bệnh nhân thì đã có đến 10,7 triệu do bệnh mạch vành và tai biến mạch não, mà trong đó 50% có liên quan đến CHA! Vậy 50% của 10,7 triệu bệnh nhân kia sẽ giảm được tử vong nếu "điều trị tối ưu về CHA" kể cả bệnh nhân CHA đã bị NMCT, đột quỵ, dày thất trái, suy thận, tiểu đường.

Còn mỗi bệnh nhân CHA chúng ta, qua đây, rút ra điều thực hành:

? Không nên bằng lòng việc chỉ dùng thuốc cho qua cái "khúc" nguy nan là HA quá cao (tỷ như 200/140, 170/110mmHg...).

? Không nên bằng lòng dùng thuốc đều mà HA vẫn cứ trên 150/95 mãi.

? Không nên tưởng rằng hết đau gáy (ót), chóng mặt, khó chịu là được rồi, là ổn bất kể việc đưa con số HA xuống đã đạt yêu cầu hay chưa!

? Ngược lại, thử cố từ từ trong vài tháng, dùng thuốc tăng hoặc giữ liều lượng sao đó cho HA luôn dưới 120-138/80-83mmHg.

Bệnh mạch vành

Béo phì làm hư hại các chức năng của tim
Bệnh nhân tim không nên ngừng dùng thuốc hạ cholesterol
Bệnh động mạch vành: nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Chăm sóc bệnh nhân suy mạch vành tại nhà
Cách chăm sóc bệnh nhân suy mạch vành tại nhà
Cơn đau thắt ngực - dấu hiệu thiếu máu nuôi tim
Cơn đau thằt ngực
Một phương pháp điều trị dự phòng nhồi máu cơ tim có kết quả cao
Nhồi máu cơ tim không còn là bệnh của người lớn tuổi
Những bệnh nguy hiểm do mỡ trong máu cao gây ra
Những điều cần biết về cholesterol máu
Phòng ngừa tai biến nhồi máu cơ tim: đâu phải chỉ có thuốc…
Phòng ngừa đột tử sau nhồi máu cơ tim
Tin mừng cho bệnh nhân bị phấn kết ðộng mạch do cholesterol
Tập luyện để tránh tái phát nhồi máu cơ tim

Bệnh huyết áp

Bệnh cao huyết áp
Bệnh cao huyết áp - BS. Nguyễn Văn Đức
Bệnh tăng huyết áp
Cao huyết áp - BS Nguyễn Thanh Sơn
Cao huyết áp và các tai biến
Cao huyết áp và điều trị nội khoa
Cách nhìn mới về số đo huyết áp
Dùng thuốc chữa bệnh cao huyết áp nên đưa con số huyết áp xuống tới mức nào?
Hiệu quả của việc điều trị kết hợp trong bệnh cao huyết áp
Hạ huyết áp
Người tăng huyết áp nên sống như thế nào
Theo dõi bệnh nhân tăng huyết áp như thế nào?
Tập thể dục ở bệnh nhân cao huyết áp
Tự đo lây huyết áp của mình có nên chăng?
Điều chỉnh lối sống để điều trị bệnh tăng huyết áp
Đánh giá hiện nay về bệnh cao huyết áp: kết quả điều trị và hiệu lực của loại thuốc

Bệnh động mạch - tĩnh mạch

Bệnh giãn tĩnh mạch nông và suy tĩnh mạch mạn tính
Bệnh giãn tĩnh mạch ở giáo viên
Bệnh lý động mạch ngoại vi cần được chẩn đoán sớm
Lợi ích của việc chẩn đoán sớm bệnh lý động mạch ngoại vi
Mổ thắt ống thông động mạch bằng nội soi lần đầu ở Việt Nam
Phát hiện và xử trí phình tách động mạch chủ
Phát minh mới giúp tìm tĩnh mạch chính xác
Vỡ phình giả động mạch do tiêm chích ma túy
Xơ vữa động mạch
Điều trị giãn tĩnh mạch không gây đau

Các bệnh tim khác

10 điều hay nhầm lẫn về bệnh tim mạch
Bệnh nhân ghép tim nhân tạo tự hành đầu tiên bị đột quỵ
Bệnh suy tim thế kỷ xxi
Bịt lỗ thông tim không cần phẫu thuật hở
Cho phép sử dụng tim nhân tạo đầu tiên
Cuộc cách mạng trong phẫu thuật tim mạch
Các loại bệnh van tim
Có thể dự phòng đột tử do bệnh tim
Hai nghiên cứu mới về bệnh tim mạch
Hen tim
Kéo dài cuộc sống cho trái tim của người chết
Lần đầu tiên đặt van tim nhân tạo không cần phẫu thuật
Máy hỗ trợ tâm thất - hy vọng mới cho bệnh nhân suy tim
Máy tạo nhịp tim mới cho bệnh nhân suy tim
Ngoại tâm thu là gì?
Những quả tim nhân tạo ở thiên niên kỷ mới
Phát hiện mới về tác dụng giảm nguy cơ ðau tim
Phình động mạch chủ bụng
Phòng đột tử do bệnh tim
Phần lớn các ca đau tim có thể dự đoán được
Phối hợp trị liệu trong tim mạch học
Testosterone có lợi có đàn ông bị suy tim
Thông tin mới về khả năng tự "sửa chữa" của tim
Tìm thấy hoóc môn có thể trị bệnh tim
Túi lưới giúp bệnh nhân lớn tim
Ðặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn
Đau tim dễ xảy ra khi trời lạnh
Đau tim và suy tim
Đánh trống ngực

Thay đổi lối sống cải thiện bệnh tim

Béo phì không gây nguy hại cho người bị suy tim
Bệnh nhân tim mạch có thể tự điều trị
Bệnh nhân tim mạch nên cẩn thận với thời tiết lạnh
Bệnh nhân tim phải cẩn thận khi dùng ibuprofen
Bệnh tim và dược thiện
Chăm sóc trẻ em có thể gây bệnh tim
Kháng sinh có thể giúp giảm nguy cơ tái phát cơn đau tim
Luyện tập giúp ngăn ngừa cơn đau tim tái phát
Lười vận động dễ bị bệnh tim mạch
Muốn có trái tim khỏe mạnh
Mê tín có thể khiến bệnh nhân tim sợ đến chết
Nhiều mỡ nội tạng dễ bị bệnh tim
Những bệnh tim mạch trong xã hội phát triển
Nên tập kiềm chế để bảo vệ trái tim
Nóng tính, bi quan có hại cho tim
Năm phương pháp phòng ngừa bệnh tim mạch
Năng vận động để ngừa đau tim khi mãn kinh
Thời hạn eo hẹp gây hại cho tim
Tập thể thao giúp tránh bệnh suy tim
Tắm hơi giúp cho tim khỏe mạnh
Uống nhiều rượu có thể bị loạn nhịp tim
Uống rượu bia vừa phải có lợi cho tim
Vitamin E rất có ích cho tim
Đi xe đạp - 'Viagra' cho các bệnh nhân tim

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ