NGƯỜI TĂNG HUYẾT ÁP NÊN SỐNG NHƯ THẾ NÀO

GS. VŨ ĐÌNH HẢI

Sau khi theo dõi công phu trong nhiều năm hàng vạn bệnh nhân tăng huyết áp, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã rút ra bài học nên khuyên người tăng huyết áp sống như thế nào để hạ được huyết áp và giảm được biến chứng, nhất là những biến chứng nặng nề như tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực...

Cải tiến lối sống như vậy có ích lợi nhiều, không những cho bệnh nhân huyết áp đã cao rõ, dù có dùng thuốc hay không, mà còn cả cho những người huyết áp còn trong giới hạn bình thường nữa.

Những biện pháp vừa chữa bệnh vừa phòng bệnh này, mới được Tổ chức Y tế Thế giới nhắc lại năm 1999, có thể tóm tắt vào 7 điểm:

1. Bỏ hẳn thuốc lá. Đây là lời khuyên quan trọng nhất để ngăn chặn biến chứng của tăng huyết áp. Nhiều nước công nghiệp giàu có, chuyên sản xuất thuốc lá, nhờ khéo vận động nên nhân dân bỏ hút thuốc, đã thấy tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch giảm rất nhiều. Tiếc rằng có không ít nước nghèo lại bỏ tiền ra mua thuốc lá về hút, mua luôn cả bệnh tật và chết chóc do biến chứng của tăng huyết áp! Trong thuốc lá, có nicotin là chất độc gây nghiện và làm huyết áp tăng lên; lại có oxyt cacbon cũng là một khí độc làm máu mất khả năng chuyên chở oxy đến các tế bào; và một số chất gây ung thư phổi, thực quản, bàng quang và nhiều nơi khác nữa.

2. Giảm cân nặng cũng rất có ích để đưa huyết áp xuống. Người tăng huyết áp chỉ cần giảm 5 kg là đã hạ được huyết áp đáng kể, và giảm cả các yếu tố nguy cơ khác như kháng insulin, đái tháo đường, tăng mỡ máu và phì đại tim. Các biện pháp thể dục thể thao, giảm rượu, giảm muối ăn vừa giảm cân lại vừa làm tăng huyết áp nhẹ bớt đi. Muốn giảm cân, phải hạn chế ăn mỡ, chất bột như cơm, bún, xôi và đường. Không cần hạn chế thịt nạc, cá nạc, quả và rau.

3. Hạn chế rượu. Người ta nhận thấy nơi nào tiêu thụ rượu càng nhiều, thì nơi đó huyết áp càng cao và số người có bệnh tăng huyết áp càng lắm. Chỉ cần kiêng rượu vài tuần lễ là huyết áp đã có thể xuống bớt. Muốn phòng và chữa tăng huyết áp , phải giảm lượng rượu uống xuống dưới 20g rượu nguyên chất mỗi ngày, tương đương một lon bia hoặc 60ml rượu lúa mới 450.

Đặc biệt, phải tuyệt đối tránh những cuộc liên hoan nhậu nhẹt, trong đó mọi người đều bị ép "uống 100%"! Nhiều tai biến mạch não đã xảy ra sau những cuộc vui đó!

4. Giảm muối ăn. Ở nước ta, cũng như ở các nước khác, vùng nào "ăn mặn" thì tăng huyết áp nhiều, không cần đợi đến đời con mới "khát nước"! Giảm được lượng muối ăn vào, sẽ giảm được huyết áp trong nhân dân. Dân ta, theo thói quen, tiêu thụ 10g muối mỗi ngày, chỉ cần giảm đi một nửa, khoảng 5g, là huyết áp có thể giảm được 5mmHg. Muốn vậy, chỉ cần bớt muối khi nấu nướng, không chấm thêm muối hoặc nước mắm khi ăn, và giảm các thức ăn làm saün hay có nhiều muối. Ắn bớt muối như vậy không có hại gì, vì nhu cầu cơ thể chỉ cần 2,5g muối mỗi ngày là đủ.

5. Cải tiến thực đơn. Ắn chay có ích lợi cho người tăng huyết áp. Không phải vì bữa chay không có thịt, cá, mà vì có nhiều quả, rau, do đó có nhiều chất xơ, Kali, Magnéâ. Cho nên không cần ăn chay tuyệt đối, mà chỉ cần thêm rau, quả vào bữa ăn thường ngày là tốt, huyết áp có thể giảm được 3mmHg. Nên hạn chế mỡ, nhất là bơ, mỡ bò, mỡ cừu, mỡ lợn. Nên thay bằng dầu thực vật, tốt nhất là dầu đậu nành. Cá nên ăn đều đặn, mỗi tuần 2 -3 lần, vì hạ được huyết áp và đưa thêm một số chất béo có lợi vào cơ thể. Không cần kiêng ớt, hạt tiêu và các gia vị khác. Cà phê có thể uống 1- 2 chén mỗi ngày. Tóm lại, nên ăn nhiều rau, quả, cá và ít chất béo.

6. Tăng hoạt động thể lực. Đặc biệt những người làm việc tĩnh tại phải chú ý tập đều đặn ít nhất mỗi tuần 3 -4 lần: đi bộ rảo bước, đạp xe nhanh, bóng bàn, cầu lông. Đặc biệt bơi rất có ích cho huyết áp, tiếc rằng một số bể bơi lại cấm người có huyết áp cao! Tập vừa phải như vậy hạ được huyết áp 4 - 8 mmHg, tốt hơn các động tác nặng như chạy, đá bóng, tennis... Phải tránh tập tạ và lặn dưới nước vì có thể làm huyết áp tăng thêm. Không cần kiêng hoạt động tình dục, mà chỉ cần tránh quá sức.

7. Giữ lạc quan và tránh căng thẳng tâm lý. Tất nhiên, ở đời không ai có thể tránh hết các va chạm, căng thẳng, nhưng người tăng huyết áp cần hơn ai hết giảm các xúc cảm âm tính, như buồn bực, tức giận, lo lắng, sợ hãi... và "bật đèn xanh" cho vui vẻ, phấn khởi. Nên xen kẽ công việc trí óc với chân tay, giành thì giờ cho giải trí, văn nghệ, âm nhạc, thể thao, đặc biệt các hoạt động ngoài trời. Khí công, Yoga, ngồi thiền, đều là những hoạt động có ích cho trí óc.

Trên đây chỉ là tóm tắt những điểm chính, bạn nào muốn hiểu kỹ hơn, - xin tham khảo sách "Tám lời khuyên để phòng và chữa tăng huyết áp" do Nhà xuất bản Y học tái bản lần thứ hai năm 1997.

Bệnh mạch vành

Béo phì làm hư hại các chức năng của tim
Bệnh nhân tim không nên ngừng dùng thuốc hạ cholesterol
Bệnh động mạch vành: nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Chăm sóc bệnh nhân suy mạch vành tại nhà
Cách chăm sóc bệnh nhân suy mạch vành tại nhà
Cơn đau thắt ngực - dấu hiệu thiếu máu nuôi tim
Cơn đau thằt ngực
Một phương pháp điều trị dự phòng nhồi máu cơ tim có kết quả cao
Nhồi máu cơ tim không còn là bệnh của người lớn tuổi
Những bệnh nguy hiểm do mỡ trong máu cao gây ra
Những điều cần biết về cholesterol máu
Phòng ngừa tai biến nhồi máu cơ tim: đâu phải chỉ có thuốc…
Phòng ngừa đột tử sau nhồi máu cơ tim
Tin mừng cho bệnh nhân bị phấn kết ðộng mạch do cholesterol
Tập luyện để tránh tái phát nhồi máu cơ tim

Bệnh huyết áp

Bệnh cao huyết áp
Bệnh cao huyết áp - BS. Nguyễn Văn Đức
Bệnh tăng huyết áp
Cao huyết áp - BS Nguyễn Thanh Sơn
Cao huyết áp và các tai biến
Cao huyết áp và điều trị nội khoa
Cách nhìn mới về số đo huyết áp
Dùng thuốc chữa bệnh cao huyết áp nên đưa con số huyết áp xuống tới mức nào?
Hiệu quả của việc điều trị kết hợp trong bệnh cao huyết áp
Hạ huyết áp
Người tăng huyết áp nên sống như thế nào
Theo dõi bệnh nhân tăng huyết áp như thế nào?
Tập thể dục ở bệnh nhân cao huyết áp
Tự đo lây huyết áp của mình có nên chăng?
Điều chỉnh lối sống để điều trị bệnh tăng huyết áp
Đánh giá hiện nay về bệnh cao huyết áp: kết quả điều trị và hiệu lực của loại thuốc

Bệnh động mạch - tĩnh mạch

Bệnh giãn tĩnh mạch nông và suy tĩnh mạch mạn tính
Bệnh giãn tĩnh mạch ở giáo viên
Bệnh lý động mạch ngoại vi cần được chẩn đoán sớm
Lợi ích của việc chẩn đoán sớm bệnh lý động mạch ngoại vi
Mổ thắt ống thông động mạch bằng nội soi lần đầu ở Việt Nam
Phát hiện và xử trí phình tách động mạch chủ
Phát minh mới giúp tìm tĩnh mạch chính xác
Vỡ phình giả động mạch do tiêm chích ma túy
Xơ vữa động mạch
Điều trị giãn tĩnh mạch không gây đau

Các bệnh tim khác

10 điều hay nhầm lẫn về bệnh tim mạch
Bệnh nhân ghép tim nhân tạo tự hành đầu tiên bị đột quỵ
Bệnh suy tim thế kỷ xxi
Bịt lỗ thông tim không cần phẫu thuật hở
Cho phép sử dụng tim nhân tạo đầu tiên
Cuộc cách mạng trong phẫu thuật tim mạch
Các loại bệnh van tim
Có thể dự phòng đột tử do bệnh tim
Hai nghiên cứu mới về bệnh tim mạch
Hen tim
Kéo dài cuộc sống cho trái tim của người chết
Lần đầu tiên đặt van tim nhân tạo không cần phẫu thuật
Máy hỗ trợ tâm thất - hy vọng mới cho bệnh nhân suy tim
Máy tạo nhịp tim mới cho bệnh nhân suy tim
Ngoại tâm thu là gì?
Những quả tim nhân tạo ở thiên niên kỷ mới
Phát hiện mới về tác dụng giảm nguy cơ ðau tim
Phình động mạch chủ bụng
Phòng đột tử do bệnh tim
Phần lớn các ca đau tim có thể dự đoán được
Phối hợp trị liệu trong tim mạch học
Testosterone có lợi có đàn ông bị suy tim
Thông tin mới về khả năng tự "sửa chữa" của tim
Tìm thấy hoóc môn có thể trị bệnh tim
Túi lưới giúp bệnh nhân lớn tim
Ðặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn
Đau tim dễ xảy ra khi trời lạnh
Đau tim và suy tim
Đánh trống ngực

Thay đổi lối sống cải thiện bệnh tim

Béo phì không gây nguy hại cho người bị suy tim
Bệnh nhân tim mạch có thể tự điều trị
Bệnh nhân tim mạch nên cẩn thận với thời tiết lạnh
Bệnh nhân tim phải cẩn thận khi dùng ibuprofen
Bệnh tim và dược thiện
Chăm sóc trẻ em có thể gây bệnh tim
Kháng sinh có thể giúp giảm nguy cơ tái phát cơn đau tim
Luyện tập giúp ngăn ngừa cơn đau tim tái phát
Lười vận động dễ bị bệnh tim mạch
Muốn có trái tim khỏe mạnh
Mê tín có thể khiến bệnh nhân tim sợ đến chết
Nhiều mỡ nội tạng dễ bị bệnh tim
Những bệnh tim mạch trong xã hội phát triển
Nên tập kiềm chế để bảo vệ trái tim
Nóng tính, bi quan có hại cho tim
Năm phương pháp phòng ngừa bệnh tim mạch
Năng vận động để ngừa đau tim khi mãn kinh
Thời hạn eo hẹp gây hại cho tim
Tập thể thao giúp tránh bệnh suy tim
Tắm hơi giúp cho tim khỏe mạnh
Uống nhiều rượu có thể bị loạn nhịp tim
Uống rượu bia vừa phải có lợi cho tim
Vitamin E rất có ích cho tim
Đi xe đạp - 'Viagra' cho các bệnh nhân tim

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ