NHỮNG PHÁT HIỆN MỚI VỀ Y HỌC ĐỂ TĂNG TUỔI THỌ
GS. NGUYỄN KHANG
(Theo Báo Khoa học và Tương lai 3/1999)
Vì sao chúng ta không
sống được vĩnh viễn? Vì sao các sinh vật có tuổi thọ khác nhau, nam và nữ
cũng khác nhau? Vì sao trong thế kỷ 20, ta đã kéo dài tuổi thọ được 30 năm?
Sống tới 120 tuổi vẫn khỏe mạnh, phải chăng đó là điều mong muốn chăng?
Trong cuốn sách "Chương
trình sống lâu" xuất bản ngày 26/3/1999, các nhà khoa học Thierry Souccar và
Jean Paul Curtay đã cố gắng phát hiện trong các phát minh khoa học gần đây,
nguồn gốc của lão hóa. Sau đây là một số khía cạnh trong giả thuyết của các
tác giả trên đã được giới thiệu trên Báo Khoa học và tương lai tháng 3/1999
ở Pháp.
1. Con người phục vụ
cho ADN (acid desoxyribo nucleic)
Gien là bất tử vì truyền
giống hệt nhau hàng triệu năm do các loài sinh vật chứa gien. Việc sắp xếp
đặc biệt của ADN trong mỗi người, không tồn tại nữa khi con người chết đi.
Nhưng từng mảnh tạo nên ADN của người đó không mất đi như vậy. Ta sẽ thấy
trong gien của con cháu chúng ta những mảnh nhỏ trong gien của bạn được
truyền cho (bản sao chính xác của mảnh đó). Vậy con người chỉ là vật truyền
của ADN vĩnh cửu.
Trong quá trình sinh
sống, gien bị sai hỏng do môi trường sinh sống (các chất bức xạ, các chất ô
nhiễm hóa học v.v...). Con người già đi vì oxy gây tổn thương mà cơ thể
không bảo vệ nổi cấu trúc và các chức năng bình thường của tế bào và mô.
Đời sống con người dài
hơn nhiều sinh vật khác vì ta sống trong môi trường ít nguy hiểm hơn. Do đó
ta cung cấp nhiều phương tiện hơn cho chức năng bảo vệ, phục hồi và ít
phương tiện hơn cho chức năng sinh sản.
Hai người sinh đôi chứng
tỏ sự di truyền chỉ cắt nghĩa 25-35% tuổi sống khác nhau. Như vậy, nếu ta
khéo điều khiển các yếu tố môi trường, ta có thể kéo dài cuộc sống khỏe
mạnh. Ở điều kiện này sống tới 120 tuổi hay hơn nữa (như các cụ già trên thế
giới) là có thể. Chẳng phải như vậy mà con người đã kéo dài được tuổi thọ 30
năm trong thế kỷ vừa qua hay sao?
2. Insulin là trung
tâm lão hóa
Insulin chính là hormon
chủ yếu chuyển hóa (tức là sử dụng năng lượng của thức ăn); cũng chính
insulin có lẽ có vai trò tăng tốc độ lão hóa nếu hormon đó được tạo ra quá
nhiều. Năm 1992, Cynthia Kenyon, nhà nghiên cứu trường ĐH Tổng hợp
California (San Francisco) làm sai hỏng gien daf-2, đã làm loại gien tròn
Caenorhallitis elegans kéo dài cuộc sống ngay giai đoạn còn non trẻ, chứ
không phải kéo dài giai đoạn cuối cuộc đời. Ngày 15/8/1997, nhà nghiên cứu
Gary Ruvkur ở trường ĐH Y Harvard (Boston, Mỹ) đã công bố một kết quả làm
xôn xao dư luận: gien daf-2 ở 8 loài gien tròn nói trên đã sản xuất ra 1
protein để tạo ra insulin, 1 phân tử tiết ra ở cơ thể con người khi
ta ăn vào, để đáp ứng sự gia tăng đường trong máu. Cynthic Kenyon đã giải
thích: "Một số hormon kiểm soát cơ chế sử dụng thức ăn và chúng có thể kiểm
tra thời gian cuộc sống của con người".
8 Viện quốc gia nghiên
cứu lão hóa ở Baltimore (bang Maryland, Mỹ) các nhà khoa học George Loth và
Donald Ingram đề ra mục đích nghiên cứu là "thúc đẩy chương trình sống lâu
mà thực tế không làm biến đổi thức ăn". Chuột thực nghiệm được ăn 1 loại
glucose giả, chất 2 - desoxyglucose hay 2-DG. Chất này vẫn chuyển vận bình
thường tới tế bào những chuyển hóa không hoàn toàn. Kết quả cho thấy chế độ
ăn có 0,4% đường này làm giảm nhiệt độ có thể 1/2 độ, giảm 30% tỷ lệ insulin
và giảm 10% thể trọng; như vậy có thể rút ngắn sự tuần hoàn của 1 số chương
trình kết hợp với lão hóa và đẩy mạnh các chương trình khác kéo dài tuổi
thọ.
3. Giảm ăn để sống lâu
Theo các thí nghiệm tuyệt
vời của Clive Mc Cay (trường Đại học Cornell bang New York), loài gặm nhấm
ăn chế độ giảm calo nhưng tăng vitamin và chất khoáng, đã sống lâu hơn. Các
thí nghiệm này đã được nhắc lại hàng trăm lần ở các loài chuột lớn và chuột
nhỏ, các loài không xương sống, các loài cá.
Khi các súc vật trên giảm
calo tiêu thụ 30-40%, chúng sẽ sống lâu hơn 20-40% so với nhóm chính. Nhà
nghiên cứu Bying Pal Yu (trường ĐH Tổng hợp Texas) còn cho loài gặm nhấm ăn
chế độ giảm calo còn khỏe mạnh hơn (giảm các bệnh có u, hoạt động hơn và dai
sức hơn). Cũng có một số tác dụng phụ là chậm liền sẹo và kém thích ứng với
nhiệt độ lạnh. Liệu kết quả này có thể suy đoán cho người? Người ta đã ứng
dụng thí nghiệm này cho khỉ rhesus (giống cơ thể của người hơn) và đạt kết
quả đáng khích lệ: súc vật thí nghiệm khỏe mạnh, giảm bớt tỷ lệ nhiều loại
bệnh ung thư, bệnh thận và bệnh tim mạch.
4. Vì sao phụ nữ sống
lâu hơn nam giới?
Phụ nữ Pháp sống lâu hơn
nam giới 6 tuổi vào năm 1935 và nay sống lâu hơn 8 tuổi. Có nhiều lý do: nam
giới đảm nhận nhiều công việc nặng nhọc, nguy hiểm (ngoài chiến trường, tai
nạn trong giao thông, lao động hay thể thao).
Nhưng ngày càng nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng phụ nữ sống lâu hơn nam giới vì:
- Ắn ít calo hơn, chịu
tác dụng của gốc tự do (gây ung thư) ở mức thấp hơn.
- Do kinh nguyệt, giảm
bớt chất sắt có thừa (còn nam giới lại càng tăng chất sắt do ăn nhiều thịt
và thịt lợn ướp). Sắt kích thích các phản ứng tạo gốc, tăng bệnh tim mạch và
ung thư ở mọi lứa tuổi.
- 1 số hormon của nữ giới
có tính chất kháng oxy hóa, nghĩa là vô hiệu hóa các gốc tự do.
Các phát hiện mới trên
đây của Thierry Souccar và Jean Paul Courtey, dựa trên nhiều nghiên cứu về
cơ bản, y học và lão khoa, cho chúng ta nhiều suy nghĩ để điều chỉnh cuộc
sống (tránh bớt nguy cơ của môi trường, điều chỉnh chế độ ăn uống v.v...).
Chúng ta hy vọng và chờ đợi những công trình nghiên cứu tương lai về thăm dò
các thí nghiệm trên súc vật, ứng dụng cho người để có những kết luận vững
chắc hơn cho y giới và những người có tuổi.