ĐỂ BIẾN LỜI CHÚC THỌ CÁC CỤ GIÀ THÀNH HIỆN THỰC

GS. NGUYỄN KHANG

(Viết theo tài liệu Báo Thời sự Dược học)

Tết đến, theo truyền thống dân tộc, nhân dân ta vẫn thường chúc người quen: sống lâu trăm tuổi. Nhưng còn ít người suy nghĩ sâu thêm về các vấn đề sau đây.

- Các yếu tố làm người già tăng tuổi thọ.

- Làm thế nào để các cụ sống yên vui, khỏe mạnh khi tuổi thọ càng cao.

Ở Pháp từ năm 1990, tổ chức khoa học Ipsen đã tiến hành một công trình nghiên cứu đặc biệt nhan đề: "Đi tìm bí mật của các cụ già trăm tuổi". Tiến sĩ Michel Allard, giám đốc y học của tổ chức này đã nói về kết quả của nghiên cứu đó trên báo Thời sự Dược học.

I. Vì sao có đề tài nghiên cứu này?

Từ lâu vấn đề tăng tuổi thọ ở xã hội văn minh được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Ở Pháp thống kê cho biết: năm 1953 mới có 100 cụ già 100 tuổi, đến 1990 đã có 4.000 người. Nếu tính các cụ trên 85 tuổi thì năm 1990 Pháp đã có 700.000 người (1,2% dân số). Dự đoán năm 2000 sẽ có 1 triệu cụ già trên 85 tuổi. Thống kê khoa học còn dự đoán đến năm 2020 tuổi thọ bình quân ở Pháp là 86,5 tuổi (với nữ giới) và 78,4 tuổi (với nam giới).

Trong thế kỷ qua, tuổi thọ trung bình của con người đã tăng 25 năm, đó là do các tiến bộ và kinh tế, điều kiện vệ sinh, tiến bộ về y dược học (ví dụ phát hiện kháng sinh mới và thuốc tiêm chủng mới...). Tuy nhiên, con người vẫn bị lão hóa theo quy luật tự nhiên và phụ thuộc vào nhiều yếu tố (như nguồn gốc gia đình, cách sống riêng).

Công trình nghiên cứu trên muốn góp phần trả lời câu hỏi: Hiện nay sống đến 100 tuổi có phải là niềm mong ước không?

Có khoảng 1.000 bác sĩ (nội khoa và lão khoa) tham gia tích cực vào công trình này. Cuộc điều tra tiến hành theo 3 giai đoạn:

- Tìm kiếm các cụ 100 tuổi qua phát hiện của thầy thuốc.

- Xác định tuổi chính xác của các cụ.

- Tiến hành nghiên cứu vì y học và xã hội nhân khẩu học.

II. Một số kết quả nghiên cứu

Qua phân tích 756 hồ sơ (663 cụ bà và 93 cụ ông) với sự giúp đỡ của nhiều tổ chức nghiên cứu chuyên khoa như: Tổ chức quốc gia về lão khoa (FNG), Viện nghiên cứu quốc gia về nhân khẩu học (INED), Viện quốc gia về thống kê và nghiên cứu kinh tế (INSEE), Hội lão khoa của Pháp (SFG), các nhà chuyên môn đã nêu lên những thông tin trên để góp phần giải đáp 2 vấn đề nêu ở đầu bài:

1. Kết quả đáng lưu ý là tỷ lệ 7 cụ 100 tuổi nữ giới mới có 1 cụ 100 tuổi nam giới; sự khác nhau rõ ràng cả về số học cũng như về mọi thông số. Điều ngạc nhiên là về mọi mặt, nam giới có tiêu chuẩn khỏe mạnh hơn. Tiến sĩ Michel Allard kết luận một cách hóm hỉnh: "Nếu con người mong muốn sống trăm tuổi thì về mặt thống kê, nên là nữ giới. Nhưng khi đã đạt 100 tuổi thì lại nên là nam giới vì cuộc sống khỏe mạnh sẽ thoải mái hơn".

2. Vì sao nữ giới sống lâu hơn nam giới: Có thể có yếu tố di truyền, và có yếu tố thuộc về nữ tính: phụ nữ muốn tự bảo vệ và dễ chấp nhận các hệ thống chăm sóc sức khỏe. Nữ giới cảm thấy mình có nhiệm vụ sống lâu hơn vì gia đình và con cháu.

3. Liệu có gien sống lâu không? Hiện đã tìm thấy gien có liên quan đến tật bệnh làm giảm tuổi thọ. Ở các cụ già 100 tuổi, sự phân phối gien khác so với các nhóm cư dân khác. Tương lai, người ta có thể có thông tin chính xác và cơ bản hơn về các gien điều hòa và điều tiết lão hóa, và có thể định vị những vùng quyết định lão hóa; đến khi đó, sẽ có ngân hàng gien tốt saün sàng phục vụ và khi đó con người có thể tưởng tượng tới vấn đề đi thay gien theo ý muốn. Các tiến bộ này sẽ có thể ứng dụng cho các bệnh có gien di truyền cũng như trong lãnh vực lão khoa.

4. Có thể phác họa hình ảnh điển hình cho cụ già 100 tuổi không?

Kết quả nghiên cứu không đồng bộ và biểu hiện khác nhau ở các cụ. Tuy nhiên vẫn có thể phác họa hình ảnh của nhiều cụ 100 tuổi như: tính tự chủ cao, sống có trách nhiệm, đi lại gần như bình thường, tinh thần rất minh mẫn. Có cụ bà sống tới 101 tuổi, đã lao động nhiều, sống không thiếu thốn nhưng không có gì quá đáng, hàng xóm nói cụ vui vẻ, có tính quyết đoán còn bác sĩ gia đình thì nói cụ chưa hề thực sự ốm đau bao giờ.

Dĩ nhiên một người không phải là hình ảnh của cả một cư dân không đồng bộ của các cụ già. Nhưng cũng rất phấn khởi gặp nhiều cụ 100 tuổi mà vẫn khỏe mạnh vì cơ thể, vì tinh thần và sinh học.

***

Nước ta cũng có nhiều cụ đạt 100 tuổi, thậm chí có cụ (đã mất) được coi là thọ nhất thế giới. Tuy nhiên, kinh nghiệm và thông tin về nghiên cứu ngoài nước, có thể làm phong phú thêm những điều ta đã biết về các cụ trong nước. Chắc chắn noi gương các cụ, mỗi người chúng ta có thể rút ra những kết luận bổ ích cho tương lai cộng đồng và cả tương lai riêng cho mỗi người chúng ta.

Các vấn đề của người cao tuổi

10 điều người cao tuổi cần tránh
7 yếu tố làm suy giảm tuổi thọ
Biến đổi ở hệ thần kinh ở người già
Bệnh viêm kết mạc mùa xuân
Danh y và tuổi thọ
Khi người cao tuồi…
Mót tiểu thường xuyên ở người cao tuổi
Mắt và tuổi cao niên - hiện tượng "ruồi bay"
Một bà cụ gần 80 tuổi có hiện tượng trẻ lại
Nhân một trường hợp "trẻ mãi không già"!
Những bệnh lý cần lưu ý ở nam giới ngoại tứ tuần
Những phát hiện mới làm tăng tuổi thọ
Những điều chưa biết về tuổi thọ
Phát hiện nguyên nhân tăng nguy cơ bệnh tim ở người cao tuổi
Phụ nữ 50 tuổi có nguy cơ bị bệnh mạch vành cao
Sống lâu trăm tuổi sẽ là chuyện bình thường trong tương lai
Trí nhớ của người lớn tuổi
Trăm năm trong cõi người ta
Tuổi hồi xuân
Tuổi mãn kinh
Tình dục và rồi loạn tình dục tuổi già
Tại sao người có tuổi hay ngã
Từ cõi trường thọ đi vào tuổi trường sinh
Tự đắp thuốc làm giảm huyết áp ở người cao tuổi
Vì sao con người không bất tử
Vì sao người cao tuổi bị giảm trí nhớ?
Đạo dẫn, một phương pháp dưỡng sinh trường thọ

Chăm sóc người cao tuổi

5 món sinh tố giúp phòng trị cao huyết áp
Bài khí công 'Hạc trắng gọi mặt trời'
Bài tập dưỡng sinh
Bát đoạn cẩm - bài khí công giúp tăng tuổi thọ
Bí quyết nào để sống lâu
Bí quyết sống lâu
Bí quyết trường thọ của Trường Giang Đại Hiệp
Caffeine giúp người già tăng trí nhớ
Các bí quyết để có tuổi già khỏe mạnh
Các thực phẩm mà người cao tuổi nên dùng
Cách giữ thăng bằng cho người lớn tuổi
Có bí quyết nào để sống lâu
Có thể giữ mãi tuổi thanh xuân của phụ nữ?
Cụ bà nhịn ăn kéo dài để chữa bệnh
Cụ già nên ăn uống thế nào để hạn chế tăng huyết áp
Dinh dưỡng hợp lý ở người cao tuổi
Dùng kháng sinh ở người cao tuổi
Giảm đau cho người già không chỉ dựa vào thuốc
Gần 50% phụ nữ có tuổi bị giòn xương mà không biết
Khuyến cáo mới về chế độ dinh dưỡng cho người có tuổi
Kê một đơn thuốc cho bệnh nhân cao tuổi
Làm sao sống lâu khỏe mạnh
Làm thế nào ðể người cao tuổi có giấc ngủ tốt
Lời khuyên ăn uống hợp lý cho người cao tuổi
Mây cây hoa cần cho sức khỏe người già
Mùa xuân, người cao tuổi cần đề phòng viêm phổi 
Một phân tử nội tiết tố mang lại hy vọng cho người già
Người cao tuổi cần phòng tránh
Người cao tuổi nên ăn uống thế nào
Người cao tuổi tập đi bộ
Người cao tuổi tự đo huyết áp tại nhà
Người cao tuổi và bệnh ung thư
Người có tuổi dùng thuốc như thế nào?
Người đi bộ cần biết
Nhu cầu chất đạm với người có tuổi
Nhu cầu ăn uống của phụ nữ trên 60 tuổi
Nhu cầu ăn uống đối với người có tuổi
Niềm lạc quan, tin yêu vào cuộc sống đã giúp nhiều bệnh nhân chiến thằng bệnh tật
Phòng bệnh cho người cao tuổi lúc giao mùa
Phòng ngừa hạ huyết áp khi đứng ở người cao tuổi
Phòng ngừa đau thắt lưng
Phòng tai biến mạch máu não ở người cao huyết áp
Sức khỏe tốt, tuổi thọ cao
Thuật dưỡng sinh trường thọ
Thực dưỡng cho tuổi già
Tác dụng phụ của thuốc nặng hơn ở người cao tuổi
Tìm hiểu về mắt người lớn tuổi
Tập luyện ở người có tuổi
Uống trà giúp cải thiện trí nhớ
Vitamin và bệnh tim mạch
Điều cần biết trong sinh hoạt hằng ngày của người cao tuổi
Đo mật độ xương ở người cao tuổi
Để biến lời chúc thọ các cụ già thành hiện thực

Bệnh thường gặp ở người cao tuổi

Bệnh da ở người già
Bệnh do tự kháng thể ở người cao tuổi
Bệnh giả viêm đa khớp gốc chi và bệnh Horton
Bệnh thoái hóa hoàng điểm ở người già
Bệnh viêm kết mạc mùa xuân
Cao huyết áp và sinh hoạt tình dục
Chóng mặt ở người cao tuổi
Chẩn đoán điếc
Chứng trầm cảm ở người cao tuổi
Các bệnh van tim ở người cao tuổi
Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua
Gai cột sống ở người cao tuổi
Gãy xương ở người cao tuổi
Mót tiểu thường xuyên ở người cao tuổi
Mắt và tuổi cao niên - hiện tượng "ruồi bay"
Người bị cao huyết áp nên ăn gì?
Người già với chứng bệnh trầm cảm
Những bệnh gây mù lòa cho người già/
Những bệnh lý cần lưu ý ở nam giới ngoại tứ tuần
Những bệnh... vô duyên!
Những điều cần biết về bệnh loãng xương ở người lớn tuổi
Phát hiện sớm chứng sa sút trí tuệ ở người già
Phình động mạch chủ bụng ở người cao tuổi
Phụ nữ 50 tuổi có nguy cơ bị bệnh mạch vành cao
Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi
Sốt kéo dài ở người cao tuổi
Sụp mi mắt ở người già
Tai biến mạch máu não
Tai nạn trong nhà - xử lý nhanh - Quý Phương
Tai nạn ở người già - BS Trần Trinh Thuần
Thiếu máu não cục bộ ở người cao tuổi
Thiếu máu ở người cao tuổi
Thiếu vitamin và chất khoáng ở người cao tuổi
Thoái hóa khớp ở người cao tuổi
Thuốc chống động kinh ngăn tuổi già đến sớm
Tiểu ra máu ở người cao tuổi
Táo bón ở người cao tuổi
Tại sao người có tuổi hay té ngã
Điếc ở người cao tuổi
Điều trị thoái hóa khớp ở người có tuổi
Điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi
Điều trị đau thằt lưng tại nhà
Đặc điểm phổi của người già và cách phòng chống bệnh
Động kinh ở người lớn tuổi, những điều cần biết

 

OMEGAFYC Solucion

Trình bày:: Chai 150ml

Giá bán sỉ: 330,000 đồng/chai

Xuất xứ: FERNANDEZ Y CANIVELL S.A

Thành phần:

- Mỗi 10ml có:

  • Omega: 350mg (Tương đương DHA: 15mg + EPA Potassium dihydrogen Phosphate: 450mg).
  • Phụ liệu: Glycerine (E422), sorbate postassium E202, acid carminique E120, sữa ong chúa, các chất điều vị, hương, nước vừa đủ.

Công dụng:

  • Giúp bổ sung acid béo không no (DHA, EPA) cho cơ thể.
  • Hỗ trợ chức năng hệ tim mạch
  • Hỗ trợ sức khỏe trí não và mắt

Đặt mua tai Shop BS Trung giá luôn luôn rẻ hơn giá gốc.

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Lão khoa
Lão khoa - bệnh thường gặp ở người già
Lão khoa - chăm sóc người già
Lão khoa - các vấn đề của người già