Chữa trúng độc và các tổn thương da bằng trà
Trà đặc có tác dụng giải độc. |
Khi bị trúng độc hơi than, bệnh nhân cần uống ngay 3 cốc trà đặc để giải độc trước khi được đưa đến bệnh viện. Những người da bị nứt nẻ, rướm máu do trời hanh, có thể dùng ít búp chè tươi rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ tổn thương và băng lại. Như vậy, vết nứt sẽ nhanh chóng liền miệng.
Trong y học cổ truyền, trà đặc được dùng làm thuốc giải độc trong các trường hợp uống nhầm phải kim loại, các thực vật hoặc chất kiềm độc hại. Chất axit tanic trong trà có thể làm lắng đọng và thải trừ kim loại, trì hoãn sự hấp thu chất độc của cơ thể.
Sau đây là một số ứng dụng cụ thể của trà:
- Chữa trúng độc thủy ngân: Trà 30 g, hãm lấy nước đặc uống, sau đó uống ngay 500 ml sữa bò rồi đưa đến bệnh viện.
- Giải độc rượu: Uống liền mấy cốc trà đặc. Chất thein trong trà có thể hòa tan và làm loãng chất cồn, đồng thời không làm tổn hại đến tỳ vị.
- Chống ngứa, chữa các vết thương lở loét ở trẻ em: Lấy búp chè tươi nấu lấy nước đặc, rửa vết thương khi nước còn ấm. Cũng có thể dùng búp chè tươi rửa sạch, giã nát đắp vào chỗ tổn thương.
- Chữa sưng đau do chấn thương: Dùng búp chè tươi nhai nhỏ, đắp vào chỗ bị sưng đau (hoặc trộn với giấm để đắp), ngày 3 lần, mỗi lần 15 phút. Thuốc có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn, làm hết đau.
- Chữa ngứa da đầu: Dùng chè xanh nấu lấy nước đặc để gội đầu, sẽ hết ngứa.
TS Nguyễn Ninh Hải, Sức Khỏe & Đời Sống