Điều trị và phòng ngừa mụn trứng cá
Tổn thương mụn. |
Thực phẩm không phải là căn nguyên làm phát sinh mụn trứng cá. Tuy nhiên, một số loại đường và chất béo trong các thực phẩm như chè, bánh ngọt, chocolate, sầu riêng, xoài... lại là yếu tố thúc đẩy phát sinh mụn.
Mụn trứng cá phát triển khi tuyến bã của cơ thể sản xuất quá nhiều
chất nhờn. Chất nhờn này kết hợp với tế bào của tuyến bã làm tắc
nghẽn các lỗ chân lông. Các yếu tố thúc đẩy phát sinh mụn gồm thực
phẩm, sự thay đổi nội tiết (chẳng hạn trước kỳ kinh), căng thẳng
thần kinh, tiếp xúc với hóa chất và dùng thuốc (như nhóm Corticoide,
thuốc chống lao INH, vitamin B12, viên ngừa thai).
Mụn trứng
cá phát triển qua 4 giai đoạn:
Tắc nghẽn ống chân lông:
Các tế bào của tuyến bã và của ống chân lông khi chết sẽ được đào
thải ra ngoài qua ống chân lông, nhưng khi chúng không được đào thải
theo cơ chế tự nhiên thì sẽ gây tắc nghẽn, ngăn chặn sự di chuyển
của chất nhờn trong ống.
Sự hoạt động quá mức của tuyến
bã: Lượng chất nhờn sản xuất tại tuyến bã được kích thích bởi
hoóc môn, chủ yếu là testosteron. Do việc sản xuất hoóc môn của cơ
thể tăng cao nhất vào những năm trưởng thành nên việc sản xuất chất
nhờn cũng tăng nhanh. Nam giới thường bị mụn trứng cá nặng hơn nữ ở
tuổi trưởng thành do lượng testosteron được sản xuất nhiều hơn.
Người ta cũng thấy không có mụn trứng cá ở nam giới khi đã bị cắt bỏ
2 tinh hoàn.
Sự gia tăng hoạt động của vi khuẩn
Propionibacterium acnes: Vi khuẩn Propionibacterium acnes hiện
diện rất nhiều trên da của bệnh nhân bị mụn trứng cá. Chúng sẽ kết
hợp với lượng chất nhờn và các tế bào chết để làm tăng độ nghiêm
trọng của mụn và sự sưng tấy ống chân lông.
Tình trạng
sưng tấy của chân lông: Khi vi khuẩn Propionibacterium acnes
tấn công lỗ chân lông, bề mặt của ống chân lông sẽ bị sưng tấy. Sự
sưng tấy này gây nên mụn trứng cá mủ xuất hiện trên mặt da. Nếu sưng
tấy kéo dài và không được chữa trị, các mụn u nang lông nghiêm trọng
sẽ phát triển sau đó, dẫn đến nhiễm trùng cũng như tạo sẹo vĩnh
viễn.
Về điều trị, có thể chọn
một trong ba khâu:
Tác dụng trên sự tăng tiết bã nhờn: Hiện nay chỉ có thuốc dùng
cho nữ giới, được điều chế dưới dạng hoóc môn như Dian - 35. Uống 1
viên đầu vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh (ngày bắt đầu hành kinh),
sau đó uống liên tục trong 21 ngày, nghỉ 7 ngày rồi uống lại như
trên (thời gian nghỉ uống thuốc sẽ xuất hiện hành kinh). Thuốc uống
ít nhất 1-3 tháng liên tục trở lên mới có tác dụng. Trước khi dùng
thuốc phải khám tổng quát, kiểm tra phụ khoa và vú. Không dùng thuốc
cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Tác dụng trên
sừng hóa phễu: Differin - thuốc thoa 1 lần/ngày trước khi đi
ngủ, điều trị 8-12 tuần. Hoặc dùng Effederm, Alten, Isotrex...
Tác dụng trên vi khuẩn: Gồm thuốc có tác dụng tại chỗ (như
Dalacin T, thoa 2 lần/ngày; hoặc Stiemycin, Erythrogel, Erylik,
Panoxyl 5-10, Oxy 5-10) và toàn thân (etracycline 1,5 g
(3viên)/ngày, uống 8 ngày; hoặc 0,5 g /ngày, uống 1 tháng; 0,25
g/ngày, uống trong nhiều tháng). Có thể dùng nhóm Cycline thế hệ 2
như Doxycline, Minocycline.
Hiện chưa có phương pháp nào
giúp phòng mụn trứng cá hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể ngăn
chặn sự phát triển của mụn bằng cách:
- Chăm sóc da đều đặn
mỗi ngày, rửa mặt nhẹ nhàng, không chà xát da quá mạnh và quá thường
xuyên, tôn trọng cấu trúc da, không được chích lể.
- Giảm bớt
căng thẳng tinh thần trong cuộc sống.
- Tránh làm việc gây đổ
mồ hôi quá nhiều. Tắm và lau sạch cơ thể sau khi ra nhiều mồ hôi.
- Kiêng ăn các thức ăn ngọt - béo như chè, bánh ngọt, chocolate,
xoài, sầu riêng...
- Không thoa các loại mỹ phẩm lên da, nhất
là dạng crème (kem), dạng dầu...
- Không dùng corticoide.
- Tránh để táo bón
Việc điều trị mụn trứng cá đòi hỏi có sự
phối hợp giữa thầy thuốc và bệnh nhân. Người bệnh phải kiên trì điều
trị, tùy thuộc vào mức độ bệnh lý và tình trạng nhạy cảm da mà chọn
loại thuốc cho phù hợp. Thời gian điều trị được tính là tháng chứ
không phải bằng ngày. Sau đợt tấn công hết mụn, cần điều trị duy
trì, nếu không mụn sẽ tái phát. Việc giữ vệ sinh da tốt và có chế độ
ăn hợp lý sẽ đem lại hiệu quả tích cực trong điều trị.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)