NỖI ĐAU THẨM
KÍN... CHO ĐẾN BAO GIỜ?
BS. PHẠM THỦY LINH
Bộ môn sản trường Đại học Y Dược
Ở một phụ nữ bình thường, tuổi bắt đầu có kinh là khoảng 13-16 tuổi, mãn
kinh vào khoảng 45-50 tuổi. Chu kỳ kinh trung bình là 28 ngày. Mỗi kỳ kinh
ra máu kéo dài từ 3-4 ngày. Lượng máu trung bình khoảng 50-100g cho mỗi kỳ
kinh. Nhưng có những trường hợp tuy không biểu hiện gì bất thường, nhưng
người phụ nữ vẫn đến thầy thuốc với nỗi lo lắng hàng tháng vì chứng đau bụng
kinh của mình, và tự hỏi nỗi đau thầm kín này sẽ kéo dài cho đến bao giờ?
Đau bụng kinh còn gọi là thống kinh, là hiện tượng đau bụng mỗi khi hành
kinh. Đau thường có tính chất quặn thắt, đau từng cơn, đôi khi chỉ là cảm
giác nặng trằn vùng bụng dưới. Đôi khi đau lan lên ức hay xuống đùi, thốn
hậu môn. Có thể kèm theo nhức đầu, cảm giác căng vú, tiêu chảy... Người phụ
nữ có thể bị hạn chế công tác, ảnh hưởng đến việc học tập.
Trước đây, có nhiều giả thiết để giải thích cơn đau này: người ta cho
rằng thống kinh là do tử cung kém phát triển nên tử cung bị ứ máu kinh sẽ
gây co thắt tạo cơn đau. Ngày nay, người ta có thể chia thành hai nhóm
nguyên nhân chủ yếu:
1. Thống kinh nguyên phát
Xuất hiện sớm sau những lần hành kinh đầu tiên, kéo dài nhiều tháng, hay
nhiều năm. Thường do:
·
Sự căng thẳng tinh thần của bạn gái khi thấy chảy
máu ở âm đạo mà chưa được người thân giải thích.
·
Bất thường cơ quan sinh dục bẩm sinh gây ứ trệ
máu kinh như màng trinh bị bít, chít hẹp lỗ tử cung, tư thế gập bất thường
tử cung...
2. Thống kinh thứ phát
Xuất hiện muộn, thường đi kèm với những bệnh lý thực thể như viêm nhiễm
tử cung, u xơ tử cung, thường gặp nhất là bệnh lạc nội mạc tử cung.
Diễn biến của đau bụng kinh sẽ tùy thuộc vào nhóm nguyên nhân chức năng
hay thực thể. Tuy nhiên chỉ nghĩ: nếu nguyên nhân chức năng sau khi bạn đã
gái đến khám bác sĩ chuyên khoa để loại bỏ những bất thường cơ quan sinh
dục, đôi khi cần đến những phương tiện khác như: siêu âm , nội soi ổ bụng để
loại bỏ những nguyên nhân thực thể. Những phương tiện chẩn đoán trên phải do
ý kiến người bác sĩ chuyên khoa đề ra.
Các bạn gái đừng quá lo lắng vì nhóm nguyên nhân thực thể chỉ chiếm tỷ lệ
rất ít, đa phần thuộc nhóm nguyên nhân chức năng. Hiện tượng trên sẽ biến
mất tự nhiên, hay sau khi đã có gia đình, sinh đẻ.
Nỗi đau thầm kín trên sẽ được xoa dịu bởi những thuốc chống co thắt,
thuốc giảm đau. Những thuốc này có thể sử dụng mỗi khi hành kinh mà không
gây tác hại nào nghiêm trọng.
·
Thuốc chống co thắt
Buscopan được chọn lựa vì có hiệu quả cao, nhanh chóng và an toàn cho
những co thắt chức năng của tử cung, đường ruột, đường mật và tiết niệu. Vì
là dẫn xuất của muối ammonium bậc 4 nên Buscopan không xâm nhập vào hệ thần
kinh trung ương, không gây độc và nghiện.
Liều dùng: 1-2 viên (10mg) x 3 - 5 lần/ngày.
Thời gian điều trị: 2-3 ngày.
·
Thuốc giảm đau
- Acide acétyl - salicylique: Aspirin 500mg: 1 viên x 3-4 lần/ngày.
- Diclofénac: Cataflam 50mg: 1 viên x 2 lần/ngày.
- Paracétamol 500mg: 1 viên x 3-5 lần/ngày.
Riêng với bé gái mới có kinh những lần đầu tiên cần được mẹ, chị chăm
sóc, giải thích cặn kẽ về sinh lý và vệ sinh kinh nguyệt, để người phụ nữ
mới lớn này hiểu được kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý bình thường của
người phụ nữ. Và cũng để cho nỗi đau thầm kín này sẽ không là nỗi ám ảnh và
sợ hãi đối với người phụ nữ.