NHÂN SỰ KIỆN MỘT CA SINH TƯ TỪ THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM TẠI SAO LẠI DỄ ĐA THAI?

NGUYỄN HƯNG

Thực hiện

Lúc 8 giờ 25 phút sáng 24/12/1999, sản phụ Mai Ngọc Thúy 29 tuổi, quê ở Trảng Bàng, Tây Ninh đã lần lượt sinh 4 đứa con từ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (TTTÔN) tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ. Bé trai đầu nặng 1,3kg, bé trai thứ 2 nặng 2,2kg, bé trai thứ 3 nặng 2,25kg, bé gái thứ tư út nặng 2kg. Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, GĐ bệnh viện trực tiếp đỡ sinh. Người mẹ sinh nở tự nhiên không phải phẫu thuật. Cả 4 đứa bé đều khỏe, tóc mọc nhiều và đen, khóc tốt. Đặc biệt trong 4 cháu, có hai cháu thứ 2 và thứ 3 sinh cùng trứng (nằm chung một túi ối). Đây là trường hợp hiếm gặp vì đa thai vừa cùng trứng lại vừa khác trứng. Trước sự kiện mới của y học này chúng tôi đã gặp gỡ bác sĩ Vương Thị Ngọc Lan, một trong tác giả chính TTTÔN cho ra đời 4 cháu bé nói trên...

P.V: Thưa bác sĩ, trường hợp của chị Mai Ngọc Thúy được sử dụng phương pháp TTTÔN là do đâu?

BS. Vương Thị Ngọc Lan: Chị Thúy đã lấy chồng 8 năm không có con, đã điều trị vô sinh bằng cách bơm tinh trùng nhưng không có kết quả. Làm tinh dịch đồ thì tinh trùng của chồng yếu, ít không thể có thai. Thụ tinh trong ống nghiệm bình thường cũng không được vì tinh trùng yếu, di động kém do vậy phải dùng kỹ thuật ICSI.

P.V: Tại sao trong trường hợp này lại sinh tư và trong TTTÔN lại dễ xảy ra sinh hai, ba...?

BS. Vương Thị Ngọc Lan: Thông thường phải chuyển 3-4 hoặc 5 phôi. Nếu chuyển 1 phôi thì khả năng đậu thai chỉ là 15% vì môi trường trong ống nghiệm có nhiều khác biệt với trong cơ thể người mẹ. Do đó, chuyển 3-4-5 phôi (thường là 3 nếu phôi tốt) để hy vọng đậu thai là 30%. Cũng do chuyển nhiều phôi nên trong TTTÔN có nhiều khả năng đậu 2-3 thai thậm chí 4. Trường hợp có 1 thai chiếm 75%, hai thai là 20%, ba thai là 1-2%...

P.V: Như vậy trường hợp sinh 4 là hiếm? Tại các trung tâm TTTÔN trên thế giới có nhiều trường hợp sinh tư? Đặc biệt là sinh vừa khác trứng lại vừa cùng trứng?

BS. Vương Thị Ngọc Lan: Như đã nói sinh hai, ba, vẫn xảy ra với tỷ lệ khá cao trong TTTÔN, sinh tư thì ít hơn. Trường hợp sinh tư vừa khác trứng vừa cùng trứng lại càng ít, hiếm. Bình thường chúng tôi chuyển 3 phôi cho phụ nữ tuổi 30 trở xuống nếu phôi phát triển bình thường. Nhưng ở chị Thúy thì vì phôi không được tốt vả lại cơ địa của người mẹ khó chuyển phôi nên bắt buộc phải chuyển đến 4 phôi. Chuyển 4 phôi thì 1 phôi bị thoái hóa nhưng một phôi lại dẫn tới song thai (Do quá trình phân sinh và biệt hóa tế bào, hợp tử đột nhiên phát triển thành hai thai nhi. Hai thai có cùng bánh nhau, cùng túi ối, sau đó có cùng phái tính, giống nhau về đặc tính di truyền).

P.V: Trong trường hợp này các đứa bé có khó nuôi, có vấn đề gì về sức khỏe không?

BS. Vương Thị Ngọc Lan: Đa thai thường kèm với nỗi lo sinh non, phổi chưa trưởng thành dễ suy hô hấp, dễ nhiễm trùng, vàng da, bé dễ nhẹ ký. Về vấn đề này chúng tôi đã có Khoa sơ sinh cực non để chăm sóc đặc biệt. Ở chị Thúy thai đã qua 34 tuần (35 tuần 2 ngày) nên không non lắm, các đứa bé tuy nhẹ ký, nhất bé đầu 1,3kg nhưng số ký cân nặng không quan trọng bằng tuổi thai, và thực tế đến bây giờ chứng tỏ các bé phát triển bình thường.

P.V: Nhưng gia đình sẽ vất vả? Và tại sao chúng ta không nghĩ đến bỏ bớt thai?

BS. Vương Thị Ngọc Lan: Bỏ bớt thai bằng các thủ thuật là được nhưng lại dễ gây sẩy thai hoặc sinh non. Gia đình sẽ vất vả nhưng trước mắt Công ty dược phẩm Ip sen Buaufour International sẽ giúp đỡ các cháu.

P.V: Thưa bác sĩ, vậy trong trường hợp như thế nào thì có chỉ định TTTÔN?

BS. Vương Thị Ngọc Lan: Với phụ nữ thì do: tắc hai vòi trứng hoặc bệnh lý lạc nội mạc tử cung. Còn vô sinh nam do tinh trùng yếu, ít. Cũng có nhiều trường hợp vô sinh không rõ nguyên nhân mà đã điều trị bằng cách khác (ví dụ đã dùng phương pháp bơm tinh trùng đến 6 lần), không thành công thì phải dùng đến TTTÔN.

P.V: Xin bác sĩ giới thiệu khái quát về phương pháp TTTÔN (thông thường và theo kỹ thuật ISCI)?

BS. Vương Thị Ngọc Lan: Phương pháp TTTÔN thông thường gồm các bước cơ bản như sau:

1. Kích thích buồng trứng: bình thường trứng chỉ rụng 1 nên cần kích thích trứng rụng nhiều hơn để chọn lấy 8 trứng.

2. Chọc hút trứng bằng siêu âm đầu dò âm đạo.

3. Rửa lọc tinh trùng, chọn tinh trùng khỏe.

4. Cấy trứng với tinh trùng trong ống nghiệm (ống nghiệm là một cái hộp có 4 ngăn, mỗi ngăn như 1 cái giếng có dung tích 1 ml).

5. Kiểm tra thụ tinh: sau 20 giờ khi đặt tinh trùng gần với trứng, phải kiểm tra để xem quá trình thụ tinh đã thực hiện chưa.

6. Kiểm tra phôi: Sau 24 giờ xem phôi đã tạo thành và bình thường không.

7. Chuyển phôi: chọn 3-4 phôi phát triển bình thường chuyển vào tử cung người mẹ bằng một dụng cụ đặc biệt, mềm.

8. Thử thai & dưỡng thai: xem đã đậu thai chưa. Nếu đậu phải chăm sóc sản phụ cho tốt.

Về kỹ thuật ICSI, thì như đã nói là khi tinh trùng ít, yếu, di chuyển chậm dù đã đặt gần trứng nhưng không tạo phôi được (lửa gần rơm nhưng không cháy) thì phải dùng kỹ thuật này. Tức là ở giai đoạn 4 của phương pháp thông thường thay vì đặt tinh trùng gần trứng thì các bác sĩ dùng dụng cụ đặc biệt đưa tinh trùng vào trứng (tiêm). Ở đây trứng được nhìn qua kính hiển vi có bộ phận tụ quang đặc biệt để thấy nó hình cầu để việc đưa tinh trùng vào trứng chính xác, an tâm.

P.V: Đứa bé sinh ra TTTÔN có bình thường về thể chất tinh thần?

BS. Vương Thị Ngọc Lan: Hoàn toàn bình thường. Như bé Louise Brown, bé đầu tiên được sinh từ TTTÔN vào năm 1976 đến nay vẫn bình thường.

P.V: Dẫn đến vô sinh phải làm TTTÔN có phải do lối sống sinh hoạt bừa bãi của thanh niên trước đó?

BS. Vương Thị Ngọc Lan: Cũng có một phần. Khoảng 80% ca TTTÔN bị tắc hai vòi trứng, trong đó nhiều người do nạo hút tai gây nên biến chứng. Do vậy cần giữ gìn bản thân. Ngoài ra cũng là do bệnh lý "trời kêu ai nấy dạ" như bệnh lý "lạc nội mạc tử cung"...

Điều đáng nói là ngoài bệnh lý thì chính bản thân chúng ta nhiều khi đã tự dẫn đến vô sinh do sinh hoạt bừa bãi, nạo hút thai. Có người có thai rồi bỏ nhưng sau muốn có con lại không được phải nhờ đến phương pháp TTTÔN rất tốn kém. Ngược lại TTTÔN là cứu cánh cho người bị vô sinh do bệnh lý hoặc "lỡ" như trên đã nói.

P.V: Xin cảm ơn BS!

Thai kỳ

10 biện pháp chống stress trong thời kỳ mang thai
5 vấn đề có thể gây nguy hiểm cho thai phụ
Bà mẹ mang thai nên dự trữ mật ong và giấm táo
Bạn biết gì về đa thai.
Bạn đã sẵn sàng sinh con thứ hai
Cà phê không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Các biện pháp giảm đau khi sinh
Các kiểu nghén kỳ lạ
Cách xử trí những điều khó chịu khi mang thai
Có thể biết giới tính thai nhi ngay từ tháng đầu
Cơ hội sinh con trai phụ thuộc vào vĩ độ nơi bạn sống
Dùng vitamin trước thai kỳ giảm nguy cơ sinh non
Hãy để cho cuộc chuyển dạ tự nhiên
Hạnh phúc khi được thấy con cười trong bụng mẹ
Hầu hết các cặp vợ chồng khỏe mạnh đều có con sau 2 năm
Khi có thai có nên ăn uống tẩm bổ không ?
Khi một phụ nữ có thai
Không nên lạm dụng mổ đẻ
Không nên mổ đẻ chỉ vì sợ đau
Làm ca đêm dễ sinh con già tháng
Làm gì khi phát hiện dị tật của thai qua siêu âm
Làm gì khi phát hiện thai nhi bị dị tật
Làm thế nào để giảm đau khi sanh?
Lưu ý cho những bà mẹ lần đầu tiên đi biển.
Mùa hè - cơn ác mộng của bà bầu
Mất ngủ gây khó đẻ
Mẹ béo phì, con dễ bị thừa cân
Mẹ bị cúm, con dễ mắc tâm thần phân liệt
Mẹ bị cúmMẹ bị cúm, con dễ mắc chứng tâm thần phân liệt
Mẹ có tuổi hay sinh con nhẹ cân
Mẹ căng thẳng, con lo âu
Mẹ kiêng khem không ngăn ngừa được dị ứng ở con
Mẹ nghiền chocolate sẽ sinh con hay cười
Mẹ thiếu kẽm, con yếu xương
Mẹ thiếu sắt - con chậm phát triển
Mẹ thiếu vitamin B12, con dễ mang dị tật
Mẹ ăn cá, bé sớm biết bi bô
Mẹ ăn nhiều cá, con phát triển nhanh
Mối ràng buộc từ khi còn trứng nước
Mổ đẻ gây nguy hiểm cho bà mẹ và thai nhi
Một số bệnh lây truyền từ mẹ sang con
Một vài suy nghĩ không đúng 
Người mẹ có thai dùng thuốc như thế nào
Nhau tiền đạo
Những bất thường do dinh dưỡng khi mang thai
Những bệnh lý thường gặp trong 3 tháng đầu của thai kỳ
Những chuyện sinh đẻ kỳ diệu.
Những thay đổi ở người mẹ khi mang thai.
Những điều cần biết về giáo dưỡng thai nhi
Những điều cần tránh để sinh con khỏe mạnh
Nên dự báo 'tuần sinh' thay vì 'ngày sinh'
Phát hiện thai phát triển chậm bằng máy siêu âm Doppler
Phương pháp đơn giản giúp chẩn đoán nguy cơ sẩy thai
Phẫu thuật trẻ sơ sinh trong khi mổ đẻ
Phụ nữ có thai dùng thuốc như thế nào?
Phụ nữ có thai không cần ăn quá nhiều
Phụ nữ có thai không nên dùng quá nhiều cafein
Phụ nữ có thai không nên ăn nhiều gan
Phụ nữ có thai ăn kiêng long nhãn.
Phụ nữ lạc quan dễ sinh con trai hơn
Phụ nữ mang thai cần axit folic
Phụ nữ nhẹ cân dễ sinh con gái
Rối loạn tâm thần thời kỳ sinh đẻ
Sinh con không đau nhờ gây tê tủy sống
Sinh con trai làm giảm tuổi thọ của phụ nữ
Sinh không đau bằng gây tê và những biến chứng
Sinh không đau đã là hiện thực
Sinh mổ chọn ngày
Sinh một con - đột phá của kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm
Sinh tư cùng trứng - một hiện tượng hiếm gặp
Sinh vào mùa hè dễ hiếm con
Sinh vào mùa đông dễ mắc bệnh tim
Sinh ða thai: vấn đề đạo đức sản khoa và tâm lý xã hội
Siêu âm 4 chiều giúp nhìn rõ bào thai
Siêu âm theo dõi thai kỳ là cần thiết
Stress chuyển dạ rất có lợi cho trẻ
Suy dinh dưỡng bào thai
Suy nhược gia tăng vào cuối thai kỳ
Sử dụng áo nịt khi mang thai và cho con bú
Taurine giúp phòng bệnh tiểu đường từ trong bụng mẹ
Thai kỳ và siêu âm
Thai nhi cảm nhận thế giới như thế nào
Thai phụ cần cảnh giác với nhiễm khuẩn đường sinh dục
Thai phụ dùng thuốc đa sinh tố, con sinh ra ít bị ung thư
Thai phụ nên kiêng rượu bia hoàn toàn
Thai phụ thiếu máu ít có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Thai phụ tăng nhiều cân dễ bị béo phì sau sinh
Thay đổi cảm xúc phòng the ở phụ nữ có thai
Thói quen lười biếng hình thành từ trong bụng mẹ
Thăm khám thai kỳ
Tuổi mang thai và những nguy cơ thường gặp
Xem mặt con sớm bằng máy siêu âm 4 chiều
Đa số phụ nữ mang thai có thể đi máy bay
Đa thai và dính thai.
Đau đẻ và vấn đề đẻ không đau
Đề phòng thiếu máu khi mang thai
Để giảm nỗi khó chịu của phụ nữ mang thai

Các bất thường trong thai kỳ

Bào thai cũng có thể bị bệnh bạch cầu
Bệnh tật của người mẹ có thể gây nguy hiểm cho thai nhi
Chẩn đoán chửa ngoài tử cung bằng xét nghiệm máu
Chửa ngoài tử cung - chứng bệnh không thể xem thường
Các yếu tố nguy cơ sinh non 
Cảnh báo về bệnh tiểu đường khi mang thai
Cần xét nghiệm HIV ngay lúc chuyển dạ
Phát hiện gen liên quan đến tiểu đường trong thai kỳ
Phát hiện sớm các bệnh truyền từ mẹ sang con
Stress có thể gây sảy thai
Sảy thai làm bệnh viêm khớp nặng thêm
Thai nghén với người mằc bệnh tim
Thai ngoài tử cung, thai trong ổ bụng
Thai phụ bị bệnh răng miệng dễ sinh con nhẹ cân
Thuyên tắc ối.
Tháng sinh tiết lộ nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng
Thảo dược có thể gây khuyết tật cho thai nhi
Thử máu báo trước nguy cơ chết lưu thai nhi
Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm cho cả mẹ và con
Tắc mạch ối - tai biến sản khoa bất khả kháng
Viêm gan siêu vi và thai nghén
Viêm ruột thừa và thai kỳ
Điều nên biết về thai chết lưu.

Các vấn đề sau sinh

Bú sữa mẹ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Bảo vệ nguồn sữa cho bà mẹ sau sinh
Cho con bú không giúp ngăn chặn béo phì
Chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ đẻ non
Con sinh đôi của hai ông bố
Con đầu lòng dễ bị bệnh tim
Các dị tật bẩm sinh có thể điều trị được bằng vật lý trị liệu.
Cách trị viêm tắc tia sữa
Cảnh giác với bệnh loạn thần sau sinh
Làm thế nào để tiết sữa trở lại
Màng trong - căn bệnh nguy hiểm ở trẻ đẻ non
Rối loạn kiểm soát bàng quang sau khi sinh
Tế bào của con chữa lành vết thương cho mẹ
Xử lý tình huống sau sinh
Ăn uống gì để có sữa?

Thụ thai - tránh thai

"Nhắm mắt khi quan hệ sẽ không có thai"
10 bí quyết giữ gìn khả năng thụ thai
Axit folic và kẽm làm tăng số lượng tinh trùng
Biện pháp tránh thai cho phụ nữ trên 40 tuổi
Bỏ thai 2 tháng bằng thuốc
Cao dán tránh thai đầu tiên cho phụ nữ
Cho và nhận tinh trùng
Châm cứu có thể giúp các cặp vô sinh sớm có con
Chậm có thai sau khi bị sảy thai
Coi chừng vô sinh do nạo phá thai
Các dung môi có thể gây vô sinh
Các yếu tố dẫn đến sinh non
Cân nặng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Có bầu lúc nào tốt nhất?
Khuẩn Chlamydia có thể khiến đàn ông vô sinh
Làm mẹ nhờ tinh trùng của... em trai
Lại nói về thuốc tránh thai
Lối sống tác động lớn đến khả năng có con
Mua bán tinh dịch người bất hợp pháp
Mê tín và khoa học trong lựa chọn giới tính thai
Nạo phá thai: không phải chuyện đơn giản!
Phụ nữ dùng thuốc tránh thai
Phụ nữ hay lo thường khó thụ thai
Que tránh thai đặt ở... tay
Sanh trai hay gái theo ý muốn - BS Hồ Ngọc Minh
Sản phẩm tránh thai mới
Thuoc tranh thai the he thu 3 an toan hon
Thuốc diệt tinh trùng có thể gây bệnh ở phụ nữ
Thuốc phá thai Mifepristone và Misoprostol
Thuốc tránh thai mới giúp giảm số kỳ kinh
Thắt ống dẫn tinh có thể giảm khả năng làm cha
Thế nào là tinh dịch không tốt
Tiếp xúc bên ngoài liệu có thể mang thai
Tính ngày thụ thai (tránh thai) theo ngày hành kinh
Tăng khả năng làm cha cho nam giới
Viagra kìm hãm sự thụ thai
Viagra kìm hãm sự thụ thai
Viên thuốc tránh thai khẩn cấp
Xét nghiệm vợ chồng vô sinh
Điều trị vô sinh bằng vitamin B12
Điều trị vô sinh cho nam giới
Điều trị vô sinh nam
Đo hormones để dự báo khả năng hư thai
Đừng vội lo lắng khi mất kinh

Thụ thai nhân tạo

BV Từ Dũ thực hiện thành công hút tinh trùng từ mào tinh
Chi phí thụ tinh trong ống nghiệm
Fairfax - công nghệ sinh con theo giới tính
Hai ca mang thai nhờ kỹ thuật hút tinh trùng từ mào tinh
Hiếm muộn - vô sinh
Hiếm muộn - vô sinh một số điều cần biết
Hiện tượng đa thai trong thụ tinh trong ống nghiệm
Không cần nằm nghỉ quá lâu sau khi chuyển phôi
Kỹ thuật cho – nhận phôi trong điều trị vô sinh
Nhân sự kiện một ca sinh tư từ thụ tinh trong ống nghiệm tại sao lại dễ đa thai?
Những câu chuyện về cho - nhận tinh trùng
Những thành công kỳ diệu trong sản khoa
Những thầy thuốc tạo ra con người
Quy trình khám và điều trị vô sinh
Thành công từ ca cho trứng đầu tiên ở việt nam - một triển vọng mới cho người vô sinh
Thụ tinh trong ống nghiệm, cấy hai phôi hay một phôi?
Thực hiện thành công hút tinh trùng từ mào tinh
Tử cung ảo có thể giúp ngừa sinh non