NHỮNG THÀNH CÔNG KỲ
DIỆU TRONG SẢN KHOA
BS. VŨ HƯỚNG VĂN
Trong việc thai sản, mọi
người hay nói câu: Mẹ tròn con vuông - đó chỉ là việc sinh đẻ mẹ và
con đều khỏe mạnh, an toàn. Nhưng có một số vụ việc lại không như vậy, sản
phụ bị tai biến gì đấy không thể sống được, nhưng cái thai thì chưa đến ngày
sinh. Để cứu cái thai, từ lâu, nhiều nhà sản khoa trên thế giới đã băn khoăn
phải làm thế nào đây!
Năm 1991, một nữ y tá tên
là Marion plokh, người Đức, có thai 4 tháng, bị tai nạn ô tô khó lòng qua
khỏi, nhưng cái thai vẫn sống. Được sự đồng tình của gia đình nạn nhân, các
bác sĩ đã dùng thiết bị duy trì hô hấp và tuần hoàn để cung cấp oxy và chất
dinh dưỡng cho thai trong tử cung người mẹ xấu số. Công việc được tiến hành
tại bệnh viện thành phố Erlandghen CHLB Đức. Nhưng có lẽ vì thai nhi còn nhỏ
quá, cuộc thí nghiệm không thành công.
Nhưng với thai nhi nhiều
tháng hơn, các đồng nghiệp người Mỹ đã thành công. Đầu năm 1993, có một phụ
nữ mang thai 6 tháng, thì bị một viên đạn xuyên qua đầu không thể cứu sống
được. Các bác sĩ một bệnh viện của thành phố San Francisco (Mỹ) đã thử
nghiêm một biện pháp tích cực cứu cái thai. Họ nối tim, phổi của người mẹ
với các máy bảo đảm tuần hoàn, hô hấp và dinh dưỡng để thai nhi tiếp tục
phát triển đủ ngày tháng. Sau 3 tháng phát triển trong tử cung người mẹ mà
sự sống lý trí không còn, các bác sĩ đã phẫu thuật cho ra đời một bé trai bụ
bẫm mạnh khỏe. Tính ra đứa bé đã được sinh ra sau khi mẹ nó coi như đã chết
104 ngày.
Sự kiện này đã làm chấn
động giới y học. Giáo sư sản khoa, Vladinir Serov, viện sĩ thông tấn Viện
Hàm lâm y học Liên bang Nga, cho rằng về kỹ thuật duy trì sự sống của thai
nhi, thì các nhà y học Mỹ đã tiến hành một cách tuyệt vời. Và đây là sự kiên
kỳ diệu đối với y học thế giới...
Trước đó, các nhà sản
khoa Mỹ cũng đã thành công trong một trường hợp khác. Một phụ nữ tên là
Connie Baker, đang mang thai ở tháng thứ tư, thì ngày 7/12/1988, bất ngờ bị
tai nạn xe hơi tại Champlain (Mỹ). Nạn nhân bị vỡ hàm, chảy máu não, bệnh
viện cấp cứu không thành công, một tuần sau đó não của Connie Baker ngừng
hoạt động. Theo đề nghị của gia đình nạn nhân, nữ giáo sư sản khoa Ira
Bernstein quyết định nuôi cái thai trong tử cung người mẹ tuy tim còn đập
yếu ớt, nhưng não đã chết trên thực tế. Qua các máy hô hấp và tuần hoàn nhân
tạo thai nhi được cuối cùngcung cấp oxy, các chất dinh dưỡng và luôn luôn
được theo dõi chặt chẽ các diễn biến để xử lý kịp thời. Tới ngày 29/3/1989,
tức 117 ngày sau vụ tai nạn và 107 ngày sau khi não Connie ngừng hoạt động,
các thầy thuốc đã mổ lấy thai nhi ra khỏi bụng mẹ. Đó là một bé trai được
đặt tên là Conley, tuy khóc to, nhưng trọng lượng cơ thể chỉ 1.555g, dài
39cm. Còn người mẹ vài giờ sau là chết hẳn.
Conley được chăm sóc nuôi
dưỡng theo chế độ đặc biệt. Các thầy thuốc thường xuyên đến nhà theo dõi sức
khỏe của cháu bé.
Năm 1994, tờ Sterm đăng
lại sự kiện này và chụp hình cháu Conley. Lúc đó cháu đã gần 5 tuổi, khỏe
mạnh, khuôn mặt khôi, và cho hay Conley biết đi xe đạp (tất nhiên là dành
cho thiếu nhi), mọi mặt phát triển đều bình thường như những đứa trẻ khác.
Sau những sự kiện mang
tính chất đột phá nói trên, rồi sẽ có nhiều trường hợp thai sản khác tuy
người mẹ không vẹn "tròn", nhưng con vẫn "vuông" ra đời an toàn và phát
triển bình thường.