Những thầy thuốc tạo ra con người
Tính đến ngày 5/1, tại Việt Nam, đã có 189 em bé ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (TTTÔN), trên 80 ca có thai đang được theo dõi. Đó là chiến công của các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ, những người đang miệt mài "làm ra hạnh phúc".
Một ngày bình thường Một ngày của vợ chồng bác sĩ trẻ Hồ Mạnh
Tường và Vương Thị Ngọc Lan (đơn vị TTTÔN, khoa Hiếm muộn, Bệnh viện
Từ Dũ) bắt đầu từ 5 giờ sáng. Thức dậy, tắm cho con, chuẩn bị bình
sữa, quần áo cho em bé, đưa con cùng vào bệnh viện để có mặt tại
phòng làm TTTÔN vào đúng 7 giờ. Có ngày bác sĩ Lan làm 9 ca. Mỗi
ca mất 3 ngày: Ngày đầu chọc hút lấy trứng, hôm sau kiểm tra phôi,
ngày thứ ba chuyển phôi vào tử cung. Như vậy gọi là 9 ca nhưng thực
chất là 29 ca. Các ca được tiến hành liên tục vì tinh trùng đã lấy
phải được xử lý ngay trong vòng 40 phút, nếu không chúng sẽ yếu đi.
Trứng cũng phải hút đúng giờ, nếu không nó sẽ… rụng mất. Các ca chỉ
cách nhau 15 phút.
Công việc đòi hỏi tập trung cao độ, nếu không có thể xảy ra những sai lầm "chết
người" như bỏ tinh trùng của ông này vào trứng bà kia (mặc dù có rất nhiều biện
pháp để tránh chuyện nhầm lẫn này). Suốt 8 tiếng không ăn, không uống, và cả
không… đi vệ sinh vì muốn quay lại phòng vô trùng phải thay toàn bộ quần áo,
găng, khẩu trang. Còn một điều "kiêng kỵ" nữa là không ai được… làm đẹp! Không
son phấn, nước hoa, không đeo nhẫn, đeo vòng, không để móng tay dài vì như vậy
có thể làm hỏng phôi.
TTTÔN bằng trứng xin được Đối với các phụ
nữ "hiếm muộn", không phải lúc nào cũng có thể tiến hành TTTÔN bằng
chính trứng của mình. Trong một số trường hợp, chẳng hạn vì lý do
tuổi tác, các chị phải "xin" trứng của người khác. Ngày 29/2/2000,
em bé TTTÔN xin trứng đầu tiên ở nước ta ra đời. Đến nay, con số này
đã là 17 bé. Đặc biệt có 2 phụ nữ 50 tuổi mang thai, một chị đã sinh
bé trai nặng 2,6 kg. BS Lan nhận xét: "Thành công ngay từ ca xin
trứng đầu tiên là điều thú vị và bất ngờ. Ngay cả nơi chúng tôi học
tại Singapor, họ cũng làm rất ít". Thành công cao, trên 53%, là nhờ
chuẩn bị tốt cả phôi và nội mạc tử cung. Đây chính là kinh nghiệm để
các bác sĩ triển khai việc mang thai hộ.
Thêm những hy vọng mới Sau ca mang thai hộ
đầu tiên được chẩn đoán là có thai hôm 4/1, hiện Bệnh viện Từ Dũ đã
tiếp nhận trên 10 hồ sơ được Bộ Y tế duyệt cho thực hiện kỹ thuật
mang thai hộ. Đến đầu năm 2001, các bác sĩ sẽ đưa ra một kỹ thuật
mới. Trong trường hợp bệnh nhân nam không có tinh trùng (do tắc ống
dẫn tinh hoặc không có ống dẫn tinh), bác sĩ sẽ lấy tinh trùng từ
một mảnh mô ở mào tinh hoàn của người này và tiêm vào trứng (phương
pháp ISCI). Niềm vui xen lẫn trách nhiệm
Tỷ lệ thành công TTTÔN hiện nay tại Bệnh viện Từ Dũ đã khá cao, bằng
hoặc vượt một số nước trong khu vực. Tỷ lệ có thai lâm sàng là
37,8%. Có một cái gì đó thật êm đềm, thật lặng lẽ trong lòng các
thầy thuốc, những người có được cảm giác mình tạo ra con người. Thế
nhưng, mỗi lần bệnh nhân "quay lại" là một lần các bác sĩ cảm thấy
mình có lỗi và "hạ quyết tâm" thực hiện thành công ca này. Họ không
thể yên lòng khi bệnh nhân phải bán cả ruộng vườn để đi chữa vô
sinh. Còn một điều nữa luôn thôi thúc họ, đó là nỗi khát khao vô bờ
bến của những người muốn được làm cha mẹ.
(Theo Tuổi Trẻ, 11/1).