NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ RỐI LOẠN KINH
NGUYỆT
BS. ĐÀO XUÂN DŨNG
Có rất nhiều thư của
chị em phụ nữ than phiến về những biểu hiện khác thường trong mỗi kỳ hành
kinh của mình có những câu hỏi cần giải đáp. Xin dẫn ra đây một số trường
hợp kèm theo những bình luận của thầy thuốc để chị em cùng tham khảo.
Hơn một tháng em mới có
kinh một lần, đáng lẽ phải 30 ngày, vậy chu kỳ kinh nguyệt bình thường dài
bao lâu? Nói
chung chu kỳ kinh nguyệt dài 28 ngày nhưng có thể dao động từ 22 đến 40 ngày
vẫn được coi là bình thường. Thời gian hành kinh cũng có thể dao động từ 2
đến 7 ngày. Hầu hết phụ nữ có gì đáng lo ngại. Nếu như có một chu kỳ kinh
dài hoặc ngắn hơn đôi ngày thì những chu kỳ sau vẫn có thể trở lại bình
thường.
Bị mất kinh bao lâu thì
phải đi khám?
Một phụ nữ đã có chồng cà không thực hiện một biện pháp tránh thai nào nếu
thấy chậm kinh 1 hoặc 2 tuần thì việc đầu tiên nên làm là xét nghiệm xác
định có thai hay không. Nếu không có thai và nếu kinh nguyệt trước đây vẫn
đều thì cần gặp bác sĩ phụ khoa khi bị mất kinh 3 tháng liền để tìm nguyên
nhân.
Những nguyên nhân của
rối loạn kinh nguyệt là gì? Có thể do nhiều nguyên nhân: thường gặp nhất là: phải đối diện với nhiều
tác động tâm lý tiêu cực (thuật ngữ y học gọi là stress nghĩa là trong cuộc
sống có nhiều yếu tố gây căng thẳng, lo phiền, đau khổ...). Rối loạn tiêu
hóa (ăn quá nhiều). Nhiễm khuẩn (ví dụ bị viêm cổ tử cung). Lao động hoặc
luyện tập thể thao quá nhiều, tụt cân, có thể mất nhiều mỡ, chữa ngoài dạ
con. Ngoài ra là một số nguyên nhân khác ít gặp hơn cần được thầy thuốc xem
xét như bệnh lý ở tuyến nội tiết, bệnh về máu, bệnh giảm tiểu cầu.
Nếu bị rối loạn kinh
nguyệt thì sẽ không sinh đẻ được, có đúng không? Rối loạn kinh nguyệt thường là dấu
hiệu của sự không rụng trứng hoặc rụng trứng không đều. Không có hiện tượng
rụng trứng thì không thể thụ thai. Vậy cần hỏi ý kiến thầy thuốc phụ khoa
khi có rối loạn kinh nguyệt kéo dài để xem hiện tượng rụng trứng có bình
thường hay không. Nếu vẫn có dấu hiệu rụng trứng thì việc không sinh đẻ được
còn do nhiều nguyên nhân khác chứ không phải co rối loạn kinh nguyệt.
Những phụ nữ bị rối
loạn kinh nguyệt sau này sẽ bị bệnh tim và xốp xương, có đúng không? Không có công trình nghiên cứu nào
đã chứng minh được điều này.
Thầy thuốc cần phải làm gì
trước một rối loạn kinh nguyệt? Xét nghiệm có thai nấu thấy mất kinh quá một
tuần, xét nghiệm máu (định lượng khối lượng máu, huyết sắc tố và tiểu cầu),
xem xét khả năng phải cho một liệu pháp hormon thay thế hoặc thuốc tránh
thai để lập lại chu kỳ kinh một cách đều đặn, tìm hiểu xem bệnh nhân có đang
phải chịu tác đông của một trạng thái tâm lý căng thẳng không (stress) và
cho làm một số xét nghiệm cần thiết như định lượng FLH (kích thích buồng
trứng để tạo ra trứng, nếu tăng hay thấp có thể làm cho kinh nguyệt không
đều), LH (kích thích sự phóng noãn để trứng từ buồng trứng đi vào vòi
trứng), hormon kích tuyến giáp trạng (TSH - nếu tuyến giáp trạng hoạt động
không điều hòa có thể gây ra kinh không đều hoặc mất kinh hoặc ra máu kinh
nhiều hay ít), xét nghiệm phiến đồ âm đạo (Papsmear để xem có tế bào bất
thường ở cổ tử cung hay không, chủ yếu để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung).
Nếu một phụ nữ bị rong
kinh rong huyết (ra máu không đều hoặc quá nhiều trong khi hành kinh và giữa
các chu kỳ kinh) mà lại đang mang dụng cụ tử cung (DCTC) thì có thể hút nội
mạc tử cung hay không? Có nên điều trị kháng sinh dự phòng không? Nếu sự rong kinh gây khó chịu thì
việc hút nội mạc để đánh giá và điều trị vẫn nên làm nhưng cần xem xét kỹ có
bị một bệnh nhiễm khuẩn nào đó không (lậu hoặc chlamydia...) và cần điều trị
trước khi tiến hành mọi thủ thuật ở cổ tử cung và buồng tử cung. Để chẩn
đoán, cần loại trừ các nguyên nhân liên quan đến rối loạn chảy máu, bệnh ở
tuyến giáp trạng và bất thường về giải phẫu như u xơ tử cung. Rong kinh nặng
có thể là tác dụng phụ của DCTC, trong trường hợp này có khi khi phải tháo
DCTC và thay bằng một phương pháp tránh thai khác.
Nguyên nhân gì làm cho
mất kinh lâu, 6 tháng hoặc hơn nữa? Có nhiều nguyên nhân gây mất kinh kéo dài như bệnh buồng
trứng đa nang, stress, nội tiết... Có thể lập lại chu kỳ kinh đều đặn tạm
thời bằng viên thuốc tránh thai nhưng không chữa khoi hẳn.
Kinh nguyệt không đều,
tháng ngắn tháng dài, có phải do hfg của buồng trứng khác nhau từng tháng
không? Sự rụng
trứng xảy ra cách kỳ kinh sau 14 ngày, do đó nếu chu kỳ kinh là 20 ngày thì
sẽ rụng trứng vào ngày thứ 14, nếu chu kỳ kinh là 30 ngày thì sẽ rụng trứng
vào ngày thứ 16 tính từ ngày có kinh đầu tiên. Chu kỳ kinh có thể 18, 21 hay
35 ngày, không phải ai cũng có chu kỳ chính xác là 20 hay 30 ngày, nếu có
sai lạc vài ngày cũng là bình thường mà không phải là do hoạt động của buồng
trứng khác nhau mỗi tháng.
Hành kinh nhiều, điều
trị như thế nào?
Nếu không do bệnh máu làm
cho máu không đông hoặc bệnh tuyến giáp trạng thì có thể điều trị bằng thuốc
do thầy thuốc chỉ định (ví dụ thuốc Ibuprofen và viên thuốc tránh thai liều
thấp, cũng có thể đặt DCTC có chứa progestin). Hai loại thuốc trên có hiệu
quả trong việc làm giảm sự ra kinh ở những phụ nữ có rụng trứng. Bao giờ
cũng điều trị bằng thuốc trước khi quyết định cắt tử cung do hành kinh
nhiều. Tuy nhiên, nếu hành kinh không nhiều lắm, không gây khó chịu và không
gây thiếu máu thì không cần điều trị gì cả.
Tại sao những điều khó
chịu khi hành kinh không phải phụ nữ nào cũng bị?
Người ta còn chưa giải
thích được điều này. Một số khó chịu thường gặp là: hội chứng tiền kinh
nguyệt (xảy ra vài ngày trước hoặc trong ngày đầu của chu kỳ, biểu hiện là
tăng cân, cương vú, phù nề, nhức đầu, mệt mỏi...), trầm cảm (cảm giác cô
đơn, buồn rầu, hoặc giận dữ...), đau bụng kinh (đau quặn từng cơn, chướng
bụng, đau lưng...). Cách điều trị nói chung là an thần, vitamin, giảm đau...
Kết luận: Hầu hết phụ nữ đều có một thời kỳ
nào đó trong đời bị rối loạn kinh nguyệt, điều đó không có gì đáng ngại. Tuy
nhiên, nếu một phụ nữ có hoạt động tình dục mà mất kinh từ 1 đến 2 tuần thì
cần làm xét nghiệm có thai, nếu không có thai mà kinh vẫn không đều quá 3
chu kỳ thì cần hỏi ý kiến thầy thuốc phụ khoa. Rối loạn kinh nguyệt do những
nguyên nhân stress, ăn quá nhiều, luyện tập quá nhiều, bệnh lây truyền qua
đường tình dục, bệnh máu và sự bài tiết hormon không bình thường thì có thể
điều trị khỏi được.