Chứng giảm trí nhớ do học không đúng cách

Không nên bắt trẻ học quá nhiều.

Theo một khảo sát gần đây của Bệnh viện Tâm thần TP HCM, hơn 20% học sinh cấp 3 bị trầm cảm mà triệu chứng đáng ngại nhất là hay quên. Theo bác sĩ Lâm Xuân Điền, Giám đốc bệnh viện, đó là hậu quả của lối học nhồi nhét, khiến não phải lưu trữ quá nhiều thông tin.

Bác sĩ Lâm Xuân Điền cho biết, trí nhớ là tổng hợp các hệ thống sinh học của bộ não, cho phép mã hóa và dự trữ thông tin, sau đó tái hợp (nhớ lại) các thông tin đó. Vì vậy, hay quên không phải là hiện tượng mất thông tin hoặc hoàn toàn mất trí nhớ mà là sự thất bại trong việc tái lập thông tin. Nhiều người nghĩ rằng, con em mình còn nhỏ, trí nhớ sẽ còn phát triển thêm nên cố nhồi nhét cho trẻ quá nhiều kiến thức. Chính vì vậy mà trẻ học nhiều nhưng nhớ không được bao nhiêu.

Theo bác sĩ Điền, tất cả sách giáo khoa hiện nay đều quá tải về lượng thông tin và từ ngữ và đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến trí nhớ. Đối với học sinh tiểu học, lượng từ cần nhớ chỉ nên giới hạn ở con số 2.500; nhưng trên thực tế trẻ luôn phải nhớ trên 3.000 từ. Còn đối với “bộ nhớ” của học sinh trung học cơ sở, lượng từ cần nhớ tối đa là 6.000; nhưng con số thực tế luôn vượt quá mức này.

Khi trẻ có vấn đề về trí nhớ, nên đưa đến bác sĩ thay vì la mắng trẻ ham chơi hoặc cho uống thuốc "bổ não". Theo tiến sĩ Nguyễn Hữu Đức, giảng viên Đại học Y Dược TP HCM, cho đến nay, y học vẫn chưa tìm ra loại thuốc có tác dụng thần kỳ đó. Trên thị trường đã và đang có một số dược phẩm được giới thiệu là "bổ não" như Cervotonic, Glutaminol, Glutaminol – B6, Pho – L... Tuy nhiên, chúng chỉ có tác dụng trong chứng suy nhược chức năng.

Một số loại thuốc tăng cường hoạt động trí não như Citicholin, Phiracefam, Ginkgo biloba (hoạt chất lấy từ cây bạch quả), Galantamin... chỉ được dùng điều trị chứng sa sút trí tuệ ở người già hoặc người chấn thương sọ não. Chúng không có tác dụng tăng cường trí nhớ cho người học thi hoặc những người bình thường.

Theo Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, để có trí nhớ tốt, cần lưu ý 4 điều:

- Không bỏ bữa vì sẽ làm hạ đường máu, khiến não không đủ năng lượng để làm việc, dẫn đến tình trạng mất tập trung. Cần chú ý đến chất lượng bữa ăn, phải ăn đầy đủ tinh bột, thịt, cá, rau, đậu...

- Nên dùng các loại dầu thực vật như dầu mè, dầu đậu nành, dầu hướng dương... vì chúng rất tốt cho các hoạt động của hệ thần kinh.

- Nên uống thêm 1-2 ly sữa mỗi ngày vào các bữa phụ và bữa tối trước khi ngủ để tăng năng lượng. Sữa giúp bạn duy trì sức khỏe, tránh được cảm cúm, suy nhược, rối loạn tiêu hóa.

- Ngủ, nghỉ ngơi đầy đủ, vận động thể lực tốt và có phương pháp học tập, tư duy hợp lý. Tránh học dồn, đợi gần đến kỳ thi mới thức khuya học, hoặc lạm dụng các chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá.

3 quan niệm đúng - sai về trí nhớ

1. Có người nhớ dai, có người mau quên?

Sai. Nhớ nhiều hay nhớ ít là do biết tập trung, sắp xếp thông tin và lặp đi lặp lại thông tin. Có những người nhớ rất nhiều và nhớ lâu nhưng gần như loại trí nhớ này không giúp gì cho sự phát triển trí tuệ.

2. Học tập nơi yên tĩnh sẽ giúp nhớ lâu hơn?

Đúng. Để nhớ lâu, ngoài việc hiểu ý nghĩa của vấn đề, bạn còn cần chọn nơi yên tĩnh, không có tiếng ồn. Âm thanh gây khó khăn cho trí nhớ. Hiện nay, nhiều trẻ vừa học bài vừa nghe nhạc hoặc xem tivi, điều này làm cho thông tin khó “gắn” vào não.

3. Học thuộc lòng là “học vẹt”, để nhớ lâu thì không cần thiết học thuộc lòng?

Sai. “Học vẹt” để chỉ những người học ra rả nhưng không hiểu nội dung thông tin. Còn nếu học thuộc lòng mà hiểu, bạn sẽ nhớ nhiều hơn. Đọc thông tin trong miệng và lặp đi lặp lại cũng được đánh giá là có lợi cho trí nhớ.

(Theo Người Lao Động)

Đau đầu, chóng mặt, động kinh...

Bệnh đau nửa đầu Migraine
Bệnh đau nửa đầu ở thanh thiếu niên
Bệnh đau đầu từng chuỗi
Bệnh động kinh
Bị động kinh do giun đũa chó chui lên não
Bộ não bắt đầu ì ạch từ tuổi 40
Chóng mặt, chứng bệnh thường gặp
Chóng mặt, nỗi khổ của nhiều người
Chứng kinh phong
Chứng đau nửa đầu có thể mang tính gia đình
Chứng đau đầu căng cơ
Chữa động kinh khi mang bầu
Các bệnh đau đầu thường gặp và cách phòng trị
Dùng thuốc điều trị bệnh động kinh
Dự phòng và điều trị say sóng
Hoóc môn là tác nhân chính gây bệnh đau nửa đầu
Khiêu vũ khiến đầu óc sảng khoái và giúp chữa bệnh
Kẹp điện thoại bằng đầu làm giảm lượng máu tới não
Lần đầu tiên phẫu thuật nối dây thần kinh tay với máy tính
NGẤT
Nhức đầu
Nhức Đầu - BS. Bùi Văn Thọ
Những hiểu biết mới về động kinh
Phòng chống say tàu xe bằng cách bấm huyệt Hợp cốc
Trăng tròn không kích thích cơn động kinh
Trị bệnh say tàu xe không cần thuốc
Tìm hiểu về bệnh chóng mặt
Tại sao ta chóng mặt
Tập thể dục chữa chứng chóng mặt hiệu quả
Vài cách chữa đau đầu đơn giản
Điều trị bệnh động kinh trong thời kỳ thai nghén
Đừng coi thường triệu chứng chóng mặt

Thần kinh ngoại biên

Bệnh của 12 đôi dây thần kinh sọ não
Bệnh nhược cơ
Bệnh đau dây thần kinh tọa
Bệnh đau thần kinh tọa
Chuột rút
Chữa đau thần kinh tọa bằng Đông y
Liệt chân tay do thiếu kali
Làm thế nào khắc phục chứng giật chân
Trung - tây y hối thông về đau thần kinh tọa - tọa đồn phong (tọa điến phong)
Ðau dây thần kinh số V - BS. Vũ Thanh Bình
Ðau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm - BS Huỳnh Thị Liễu
Đau dây thần kinh liên sườn

Rối loạn giấc ngủ

10 phút ngủ trưa tốt hơn 2 giờ ngủ thêm về đêm
Các loại rối loạn giấc ngủ
Giấc ngủ sâu giúp ta 'nuốt trôi' thông tin
Khi con người mất ngủ
Mât ngủ và phương cách điều trị
Ngày càng có nhiều người bị thiếu ngủ
Ngủ và mơ
Ngủ và ngáy nhiều làm tăng nguy cơ đột quỵ
Những lời khuyên để có một giấc ngủ ngon
Phòng và trị chứng mất ngủ
Rượu và những rối loạn giấc ngủ
Rối loạn khi ngủ báo hiệu nhiều vấn đề sức khoẻ
Thuốc mới giúp giảm tác hại của bệnh thiếu ngủ
Tìm lại giấc ngủ
Tìm ra chất trị chứng ngủ rũ
Uống cà phê vào buổi chiều cũng gây mất ngủ
Ác mộng và cơn kinh hoàng ban đêm

Vấn đề trí nhớ

10 dấu hiệu báo trước bệnh mất trí nhớ
10 mùi giúp phát hiện bệnh mất trí
Bệnh suy giảm trí nhớ
Bộ não lấy lại ký ức như thế nào
Chuyêm mục: "những vân đề của trí nhớ"
Chuyêm mục: "những vân đề của trí nhớ"
Chuyên mục: trí nhớ của bạn
Chứng giảm trí nhớ do học không đúng cách
Ecstasy ảnh hưởng nghiêm trọng tới trí nhớ
Nhai kẹo cao su giúp tăng cường trí nhớ
Nhớ và giảm trí nhớ
Suy giảm trí nhớ sẽ dẫn đến sa sút trí tuệ
Thiếu sắt nhẹ cũng gây giảm trí nhớ
Thực phẩm béo gia tăng sự mất trí nhớ
Tìm ra protein giúp nhớ lâu
Uống rượu vừa phải tốt cho trí nhớ
Để có sức khỏe và trí nhớ tốt trong mùa thi

Các bệnh thần kinh

Bổ sung nguyên tố vi lượng không ảnh hưởng đến trí tuệ
Chẩn đoán và điều trị liệt nửa người
Chứng suy nhược thần kinh
Con người nhìn bằng gì
Các rối loạn sau chấn thương sọ não
Cải thiện lâm sàng đáng kể với mirapex khi dùng trị bệnh parkinson
Ghép não - khả nắng và hiện thực
Hoại não, nguyên nhân bạo lực, giết người
Món ăn bổ dưỡng cho người suy nhược thần kinh
Ngậm chất ngọt làm tăng khả năng chịu đau
Những bí ẩn của não bộ con người
Những câu hỏi thường gặp về bệnh Alzheimer
Não thùy của bạn tâm sự
Não: bộ chỉ huy của thế giới kỳ diệu
Phát hiện mới của ngành thần kinh học: não người có khả năng tái tạo?
Phát hiện sớm bệnh Alzheimer bằng kỹ thuật chụp cắt lớp não
Thiên tài & hội chứng ASPERGER
Triển vọng tái tạo dây thần kinh tủy sống
Trà giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer
Trà xanh giúp chống bệnh Parkinson
Tập thể thao giúp ngừa bệnh Parkinson
Vi khuẩn thông thường có thể gây bệnh Alzheimer
Việc rèn luyện có thể làm thay đổi não bộ

Các nguyên nhân hại não

Cảnh giác với thuốc "tăng trí tuệ" khi bước vào mùa thi
Ecstasy gây tổn hại não bộ
Hút thuốc ngừa được bệnh Parkinson
Nghiện rượu dễ dẫn đến loạn thần
Nghễnh ngãng vì… hút thuốc lá
Sảng run do rượu - bệnh có thể gây chết người
Sắt là thủ phạm chính gây bệnh Parkinson
Thay đổi lối sống giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
Thuốc 'lãng quên' - sản phẩm gây nhiều tranh cãi

Đột quỵ - tai biến mạch máu não

Biến chứng thường gặp ở người bị tbmmn cách phòng chống
Bụng phệ làm tăng nguy cơ đột quỵ
Chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mạch máu não tại nhà
Coi chừng mất trí sau đột quỵ
Hẹp động mạch cảnh gây tai biến mạch máu não
Nguy cơ đột quỵ ở nữ có liên quan đến di truyền
Phát hiện nguy cơ đột tử dựa vào một loại protein
Phòng ngừa tai biến mạch máu não do cao huyết áp - BS Huỳnh Thị Liễu
Phòng ngừa tai biến mạch não
Tai biến thiếu máu não thoáng qua
Tai biến thiếu máu não thoáng qua
Tin vui với người bệnh tai biến mạch máu não
Vỡ túi phình mạch não

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ