BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI BỊ
TBMMN CÁCH PHÒNG CHỐNG
Hiện nay một số người bị TBMMN ngày càng tăng. Tại Mỹ, một trong 3 nguyên
nhân đầu tiên gây chết tại Mỹ, ước lượng khoảng chừng 500.000 người Mỹ mỗi
năm bị TBMMN. Trong số đó khoảng 50% cần được sự giúp đỡ bệnh viện. Tuổi
thường gặp: 60-70 tuổi ở tuổi đó thì thường mắc phải nhiều chứng bệnh khác
nhau (tăng HA, tăng lipid trong máu, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành...).
Do đó cần nắm một số điểm căn bản để xử trí một số biến chứng, thông thường
của người bị TBMMN. Biến chứng bao gồm: loét, cứng khớp, viêm đường tiết
niệu, viêm phổi, tuột vai.
A. Loét
Vết loét thường xảy ra vùng lưng bệnh nhân. Thường gặp nhiều từ đốt sống từ
L1 trở xuống.
Đề phòng để tránh loét
- Giữ gìn vệ sinh chung sạch sẽ: tắm rữa hoạc lau sạch bệnh nhân mỗi ngày.
- Thoa bột tale hoặc phấn vùng lưng bệnh nhân hoặc chỗ bị hâm.
Nên xoay trở đổi vị trí bệnh nhân 2h\lần.
Đã có vết loét
- Cần chăm sóc vết loét thật kỹ, rữa vết thương, thay băng vết thương mỗi
ngày, không nên để cho vết thương chạm xuống mặt giường (có thể dùng vỏ bánh
xe sạch).
- Khi vết thương có nhiễm trùng, ngoài việc giữ gìn sạch sẽ vết thương, cần
dùng kháng sinh để điều trị thêm (ghi chú: hỏi xem bệnh nhân có dị ứng loại
kháng sinh nào không, có thể làm kháng sinh đồ, nên dùng loại kháng sinh có
phổ rộng ví dụ Amoxilline (2g/ngày) hoặc cefalixin (1.5g/ngày) đơn độc hoặc
phối hợp Bactrim (480 mg x 2l/ ngày)....
B. Cứng khớp
Người bệnh hôn mê hoặc tĩnh nằm kéo dài mà không được vận động hoặc chủ
động.
Đề phòng trước khi bị cứng khớp
Khi bị TBMMN dù bệnh nhân có hôn mê hay không, vẫn phải tiến hành vận động
ngay từ đầu; xoa bóp nhẹ các khớp ở tứ chi. Mục đích làm cho các khớp vận
động tránh bị cứng khớp.
Trường hợp cứng khớp
Như một diễn biến bình thường, lúc đầu là liệt mềm sau đó một vài tuần hoặc
vài tháng chuyển thành liệt cứng (có trường hợp liệt mềm). Do đó cần tập
VLTL đúng quy cách để giải quyết cứng khớp cho bệnh nhân.
C. Viêm đường tiết niệu
Cũng thường xảy ra bệnh nhân bị TBMMN, đa số nữ nhiều hơn nam.
1. Triệu chứng thường gặp
- Cấp tính sốt cao hoặc có trường hợp mãn tính sốt nhẹ hoặc không sốt.
- Người mệt mỏi đi kèm với tính chất: đái rát, đái buốt, đái rắt, tiểu
lỏng... Cũng có thể sau khi đi tiểu xong cảm giác đau nhiều vùng hạ vị (cơn
đau có thể từ 15 phút-1 giờ).
2. Vi khuẩn thường gặp
- Escherichia. Coli, Kledsiella hay là Enterobacter, Proteus, Morganella,
Brovidencia, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus, Saprophylicus,
Enterrococus, Candida albicaus, Saprophylicus aureus.
3. Xét nghiệm cầu làm
- Tổng phân tích nước tiểu.
- Căn addis.
- Kháng sinh đồ.
- Chụp thậu ngược dòng.
4. Thuốc Tây
·
Sulfisoxazole (0,5-1g mỗi 6h)
·
Nitrofurautoin (50-100mg mỗi 6h)
·
Cefalexin (250-500mg mỗi 6h)
·
Ofloxacin (200mg mỗi 12h)
Thời gian dùng 7 ngày-14 ngày.
5. Đề phòng viêm đường tiết niệu
·
Blu tiểu tự chủ: cố gắng giữ vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần vệ sinh,
tắm rữa hoặc lau mình mỗi ngày, lau khô, tránh ẩm ướt.
·
Blu tiểu không được sau tai biến mạch máu não.
* Điều đầu tiên, chườm nóng, chườm lạnh cho bệnh nhân; hoặc có thể
châm cứu hoặc có thể dùng một thuốc lợi tiểu nhẹ (VD: Râu mèo, râu bắp...).
* Nếu điều kiện trên, không giải quyết được, giải quyết bằng phương
pháp thông tiểu ?, đảm bảo vệ sinh thật sạch, tránhthông tiểu nhiều lần gây
viêm đường tiết niệu cho blu.
6. Viêm đường tiết niệu: có phát hiện triệu chứng trên
·
Xét nghiệm nước tiểu, làm kháng sinh đồ.
·
Dùng kháng sinh điều trị.
D. Viêm phổi
1. Triệu chứng thường gặp ở người lớn tuổi, không điển hình do đó
nhất thiết phải chụp X quang phim phổi để chẩn đoán, ngoài ra có một số
triệu chứng đi kèm: sốt ho, đờm nhiều, lú lẫn hoặc cũng có trường hợp ho
ngày càng tăng, đờm nhiều, khó thở, sốt.
2. Vi khuẩn thường gặp
Legionella preumophila, C. preumoniae, M. pneumoniae, kết luậnebsiella -
pneumoniae, S aureus.
3. Xét nghiệm cầu làm: X quang phim phổi
- Công thức máu: NGFL-VS
4. Đề phòng tránh viêm phổi
- Vệ sinh sạch sẽ răng miệng sau khi ăn và trước khi ngủ.
- Mỗi sáng chải răng sạch, móc đàm nhớt, đỡ ngồi vỗ lưng đều 2 bên phế
trường, tránh ứ đọng đờm rãi.
5. Viêm phổi
- X quang tim phổi, đếm bạch cầu, cấy đờm làm kháng sinh đồ...
- Dùng kháng sinh điều trị.
E. Tuột vai
Đây cũng là trường hợp gặp rất nhiều bệnh nhân bị TBNNN, đây vần đề điều
trị khó khăn, hiệu quả phục hồi rất kém, do đó bác sĩ cầu khám, xem xét cho
kỹ để phát hiện và xử lý kịp thời.
* Dùng khăn nâng cánh tay bệnh nhân lên có thể suốt ngày.
* Tập VLTL giúp blu phục hồi nhanh hơn.
* Châm cứu giúp blu phục hồi nhanh hơn.